Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đề số 3 SVIP
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4 ĐIỂM)
Đọc đoạn trích sau:
Ngạn ngữ có câu: “Không ai hiểu mình bằng mình”. Quả đúng như vậy, hơn ai hết, ta là người hiểu rõ nhất sự đớn đau của những vết thương mà mình từng nếm trải, thấu tỏ nhất cảm giác sợ hãi bủa vây trong lòng. Vì thế, ta cần thiết trân trọng và chăm sóc bản thân. Thay vì chờ đợi sự quan tâm từ người khác, hãy là tấm lá chắn che chở và nuôi dưỡng tâm hồn mình…
Cũng đừng ghét bỏ hay coi thường bản thân và những gì thuộc về mình. Mọi người đối xử với ta theo cách ta đối xử với chính mình. Qua thái độ của ta với bản thân, ta đã lặng lẽ dẫn dắt họ cách đối xử với ta. Hãy nghĩ rằng mình xứng đáng nhận được sự đối đãi tử tế giống như bao người khác.
Hãy chăm sóc bản thân nhiều hơn sau những đổi thay khó khăn mà bạn vừa nếm trải. Hãy đơn giản hóa cuộc sống và tạo ra niềm vui sống mỗi ngày. Hãy bỏ qua những điều không cần thiết và tập trung vào những việc nên làm. Hãy cho mọi sự thay đổi thời gian để thẩm thấu vào góc cạnh của tâm hồn, cũng như hãy để bản thân thư giãn giữa thiên nhiên cây cỏ. Hãy làm những gì khiến bạn cảm thấy hạnh phúc.
Để tâm hồn thực sự thanh thản, con người cần cả tình yêu và sự can đảm, tình yêu để nuôi dưỡng con tim yếu đuối những khi cần thiết, còn sự can đảm để chấp nhận những thiếu sót của bản thân. Quan trọng hơn, hãy chấp nhận và yêu thương chính mình không phải vì đó là một việc nên làm mà đó là vì ta thực sự suy nghĩ và mong muốn như vậy.
Cuộc sống là sự nối tiếp của những ngày dài đầy thử thách, vì thế, hãy học cách yêu thương chính mình.
(Theo Tian Dayton, Quên hôm qua sống cho ngày mai, NXB Tổng hợp, TP. Hồ Chí Minh, 2018)
Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2. Theo đoạn trích, vì sao ta cần thiết trân trọng và chăm sóc bản thân?
Câu 3. Việc sử dụng ngạn ngữ trong phần mở đầu đoạn trích có tác dụng gì?
Câu 4. Anh/Chị hiểu như thế nào về quan điểm: “Qua thái độ của ta với bản thân, ta đã lặng lẽ dẫn dắt họ cách đối xử với ta”?
Câu 5. Anh/Chị có đồng tình với ý kiến: “Thay vì chờ đợi sự quan tâm từ người khác, hãy là tấm lá chắn che chở và nuôi dưỡng tâm hồn mình.” không? Vì sao?
Hướng dẫn giải:
Câu | Nội dung | Điểm |
1 | Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: nghị luận. | 0.5 |
2 | Theo đoạn trích, ta cần thiết trân trọng và chăm sóc bản thân vì ta là người hiểu rõ nhất sự đớn đau của những vết thương mà mình từng nếm trải, thấu tỏ nhất cảm giác sợ hãi bủa vây trong lòng, nên thay vì chờ đợi sự quan tâm từ người khác, chúng ta hãy biết trân trọng và chăm sóc bản thân. | 0.75 |
3 | Việc sử dụng ngạn ngữ trong phần mở đầu đoạn trích có tác dụng: tạo lí lẽ cụ thể; tăng độ tin cậy, xác thực cho lập luận; giúp đoạn trích sinh động, giàu tính tạo hình,... | 0.75 |
4 |
Quan điểm cho thấy vai trò, tầm quan trọng trong cách ứng xử của mỗi con người với chính bản thân mình. - Nếu ta trân trọng, yêu quý, đối xử tốt với bản thân thì sẽ nhận được sự trân trọng, yêu quý của mọi người. Ngược lại, nếu ta không biết trân trọng bản thân thì mọi người cũng sẽ coi thường, chà đạp, ghét bỏ ta. - Con người phải biết trân trọng giá trị, yêu thương bản thân mình trước tiên thì mới có thể đòi hỏi người khác cũng đối xử như vậy với mình. |
1.0 |
5 |
Học sinh có thể đồng tình, không đồng tình hoặc vừa đồng tình, vừa không đồng tình và có lí giải hợp lí. Học sinh có thể trả lời theo hướng đồng tình với ý kiến vì: - Không ai hiểu rõ bản thân ta bằng chính chúng ta. - Muốn người khác quan tâm đến mình, trước hết bản thân ta phải biết tự bảo vệ, nuôi dưỡng, vun đắp tâm hồn mình. - Sự quan tâm, yêu thương của người khác có thể sẽ có mục đích, thậm chí là thời hạn, nên hãy yêu mình trước thì mới có thể hạnh phúc và vui vẻ tự thân. |
1.0 |
II. PHẦN VIẾT (6 ĐIỂM)
Câu 1. Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày tác hại của hiện tượng tâm lí đám đông ở giới trẻ.
Câu 2. Viết bài văn (khoảng 600 chữ) so sánh, đánh giá hai đoạn trích sau.
Đoạn trích 1:
ÔNG NGOẠI
Nguyễn Ngọc Tư
Đoạn trích 2:
GIÀN BẦU TRƯỚC NGÕ
Nguyễn Ngọc Tư
Hướng dẫn giải:
Câu 1:
Nội dung | Điểm |
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng đoạn văn Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. |
0.25 |
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: tác hại của hiện tượng tâm lí đám đông ở giới trẻ. |
0.25 |
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết - Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận, sau đây là một số gợi ý: + Hình thành thói quen xấu chỉ biết làm theo người khác, không chịu suy nghĩ, không biết suy xét, đánh giá, phản bác. + Biến giới trẻ thành người thiếu bản lĩnh, dễ bị lôi kéo, kích động, mất đi cá tính riêng; sống e ngại, thụ động, thiếu tính tiên phong. - Sắp xếp được hệ thống ý phù hợp theo đặc điểm bố cục của kiểu đoạn văn. |
0.5 |
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau - Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và bằng chứng. |
0.5 |
đ. Diễn đạt Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ ngữ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết trong đoạn văn. |
0.25 |
e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
0.25 |
Câu 2:
Nội dung | Điểm |
a. Xác định được yêu cầu về kiểu bài: - Xác định được yêu cầu về kiểu bài: nghị luận văn học. |
0.25 |
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: - Xác định đúng vấn đề nghị luận: so sánh, đánh giá hai đoạn trích: Đoạn trích trong Ông ngoại và Giàn bầu trước ngõ của Nguyễn Ngọc Tư. |
0.5 |
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết: - Xác định được các ý chính của bài viết. - Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận: * Mở bài: Dẫn dắt vấn đề nghị luận. * Thân bài: Giải quyết vấn đề nghị luận. * Kết bài: Khái quát vấn đề nghị luận. Gợi ý: * Điểm giống nhau: - Khai thác chủ đề gia đình, đề cập đến vấn đề kết nối giữa các thành viên trong gia đình. - Ngôn ngữ đời thường, đậm chất Nam Bộ. - Cách kể chuyện đơn giản, dung dị nhưng vẫn hấp dẫn. * Điểm khác nhau: - Đoạn trích Ông ngoại: + Sử dụng ngôi kể thứ ba. + Chỉ tập trung nói về vấn đề kết nối giữa các thành viên trong gia đình. - Đoạn trích Giàn bầu trước ngõ: + Sử dụng ngôi kể thứ nhất. + Bên cạnh vấn đề kết nối giữa các thành viên trong gia đình, đoạn trích còn muốn nói về tình yêu quê hương (thông qua nhân vật người bà). * Đánh giá: - Thể hiện sự nhân văn của tác giả Nguyễn Ngọc Tư. - Nghệ thuật kể chuyện tiêu biểu cho phong cách của Nguyễn Ngọc Tư. |
1.0 |
d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau: - Lựa chọn các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận: so sánh, đánh giá hai đoạn trích: Đoạn trích trong Ông ngoại và Giàn bầu trước ngõ của Nguyễn Ngọc Tư. - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục, lí lẽ xác đáng, bằng chứng phù hợp, kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng. |
1.5 |
đ. Diễn đạt: - Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong bài văn. |
0.25 |
e. Sáng tạo: - Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ. |
0.5 |