Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đề kiểm tra giữa học kì II - Đề số 2 SVIP
I. ĐỌC HIỂU (4 điểm)
Đọc văn bản sau:
TRUYỆN THẦN NÚI MINH CHỦ ĐỒNG CỔ
Theo truyện Báo cực thì thần là Minh Chủ Chiêu Cảm Linh Thần Đức Đại Vương, vốn là thần núi Đồng Cổ. Núi này ở xã Đan Nê Thượng, huyện Yên Định.
Xưa, Vua Lý Thái Tông đi đánh Chiêm thành, đến đóng quân ở Trường Yên, canh ba đêm đó nằm mơ thấy một dị nhân, mặc nhung phục nói với Vua Thái Tông rằng: “Thần là thần núi Đồng Cổ, nghe Vua đi đánh phương Nam xin theo Vua để lập chiến công”. Vua trong giấc mơ cho phép thần đi theo. Dẹp xong Chiêm Thành, Vua phải hoàn về kinh đô, rồi ra lệnh cho quần thần dựng đền thờ ở chùa Từ Ân bên trái bờ sông ở Kinh sư. Khi Thái Tổ băng hà, Thái Tông theo di chiếu lên ngôi. Đêm ấy, ngài mơ thấy thần đến nói với mình rằng: “Ba người em là Dực Thánh Vương, Đông Chinh Vương và Vũ Đức Vương âm mưu làm phản”. Sáng sớm hôm sau, ba Vương đã phục binh ở trong Long thành, tiến công đến các cửa thành. Thái Tông sai Lê Phụng Hiểu đem quân chống giữ(1).
Phụng Hiểu vốn là người Na Sơn, huyện Thanh Hóa, người cao 7 thước, râu ria rậm rạp, sức mạnh phi thường. Thời còn bé, có người ở giáp Lương Giang mượn sức ông để đánh nhau với người khác. Ông liền nhổ cây, bật cả rễ lên nên đối phương khiếp sợ. Lúc ba vương làm phản, Lê Phụng Hiểu vâng mệnh mở cửa thành, rút kiếm đến chỗ cửa Quảng Phúc và thét lớn: “Dực Thánh, Đông Chinh, Vũ Đức nhòm ngó ngôi vua, coi thường vua mới, vong ân, bội nghĩa, Phụng Hiểu tôi xin lấy đầu các ông dâng nộp!”. Rồi xông thẳng vào chém chết Vũ Đức Vương. Đông Chinh và Dực Thánh sợ hãi bỏ chạy, bọn tay chân đền tan tác. Nội loạn dẹp yên, y như thần đã báo mộng trợ giúp. Thái Tông liền phong cho thần làm “Thiên hạ Minh Chủ”. Mỗi năm đến ngày mồng 4 tháng 4, nhà vua hội họp trăm quan làm lễ thề ở đền thần. Nội dung lời thề như sau: “Làm bề tôi mà bất trung thì sẽ bị thần giết chết”. Từ đấy, thần được dân chúng hương khói hằng ngày.
Còn như Lê Phụng Hiểu có công dẹp yên nội loạn, Lý Thái Tông sắc phong thưởng: “Trung nghĩa, anh dũng vượt xa Kính Đức đời Đường”(2). Về sau, ông lại theo vua đi đánh Chiêm Thành, có nhiều công tích to lớn, nức tiếng xa gần. Khi ông mất, được dựng đền thờ phụng. Các đời sau cũng phong tặng tước Vương.
(Trần Thế Pháp, Lĩnh Nam chích quái – NXB Kim Đồng, 2019)
(1) Việt Sử Lược chép rằng: “Vua Lý Thái Tông húy là Đức Chánh, tên là Phật Mã (52 – 3), con trưởng của vua Thái Tổ, mẹ người họ Lê. Thái Tổ lên ngôi phong Phật Mã làm Khai Thiên Đại Vương và lập làm Thái tử. Năm Thuận Thiên thứ 11 (1020) Thái tử có công đi dẹp yên được các bọn giặc rợ. Lý Thái Tổ mất, quần thần vâng theo di chiếu, đến cung Long Đức mời Thái Tử lên ngôi. Lúc bấy giờ Dực Thánh Vương, Võ Đức Vương đều đem binh mai phục ở ngoài cửa Quảng Phúc muốn đánh lén. Vua từ cửa Tường Phù vào đến điện Càn Nguyên, binh ở ba phủ kéo đến đánh rất gấp. Vua sai Nguyễn Nhân Nghĩa chống cự, quân của ba phủ thất bại, Võ Đức Vương bị Lê Phụng Hiểu giết chết. Trong ngày ấy, vua lên ngôi trước linh cữu vua Thái Tổ, hạ lệnh đại xá tù tội, đổi niên hiệu, lấy năm Thuận Thiên thứ 19 (1028) là năm đầu hiệu Thiên Thành. Quần thần dâng tôn hiệu là: “Khai Thiên Thống Vận Tôn Đạo Qúy Đức Thánh Văn Quảng Võ Sùng Nhân Thượng Thiện Chính Lý Dân An Thần Phù Long Hiện Thể Nguyên Ngự Cực Ức Tuế Công Cao Ứng Chân Bửu lịch Thông Nguyên Chí Áo Hưng Long Đại Định Thông Minh Từ Hiếu Hoàng Đế”.
(2) Kính Đức: Tức Úy Trì Cung (585 – 658), danh tướng thời mạt Tùy, sơ Đường, tên là Cung, tên chữ là Kính Đức. Khi Lý Thế Dân (sau này là Đường Thái Tổ) bị vây khốn, Kính Đức liều mình cứu giúp chạy thoát. Từ đó Kính Đức trở thành bộ hạ mật thiết của Lý Thế Dân.
Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):
Câu 1. Văn bản Truyện thần núi Minh Chủ Đồng Cổ thuộc thể loại gì?
Câu 2. Chỉ ra những chi tiết tưởng tượng kì ảo có trong văn bản Truyện thần núi Minh Chủ Đồng Cổ.
Câu 3. Xác định sự việc chính của văn bản Truyện thần núi Minh Chủ Đồng Cổ.
Câu 4. Việc hai lần Vua Lý Thái Tông mơ gặp thần núi Đồng Cổ trong văn bản Truyện thần núi Minh Chủ Đồng Cổ có ý nghĩa gì?
Câu 5. Chủ đề của văn bản Truyện thần núi Minh Chủ Đồng Cổ là gì?
Hướng dẫn giải:
Phần |
Câu |
Hướng dẫn chấm |
Điểm |
I |
PHẦN ĐỌC HIỂU |
4.0 |
|
1 |
Thể loại: Truyện truyền kì. |
0.5 |
|
2 |
Những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo có trong văn bản: + Thần núi Đồng Cổ xuất hiện trong giấc mơ của Vua Lý Thái Tông, tự nhận là thần và xin đi theo vua lập công. + Thần núi Đồng Cổ báo mộng cho Vua biết âm mưu phản loạn của các vương. |
0.5 |
|
3 |
Sự việc chính của văn bản: + Thần núi Đồng Cổ báo mộng giúp Lý Thái Tông lập chiến công và giải trừ âm mưu phản loạn của ba vương. + Lê Phụng Hiểu được giao nhiệm vụ dẹp loạn và đã thành công, giết chết Vũ Đức Vương, làm tan rã quân phản loạn. + Thần núi Đồng Cổ được vua phong làm “Thiên hạ Minh Chủ” và dân chúng thờ phụng. |
1.0 |
|
4 |
Việc hai lần Vua Lý Thái Tông mơ gặp thần núi Đồng Cổ có ý nghĩa: + Thể hiện niềm tin vào sự phù trợ của thần linh trong việc bảo vệ quốc gia và quyền lực của nhà vua. + Gắn kết quyền lực của vua với yếu tố thiêng liêng, nhằm củng cố tính chính danh và sự trung thành của bề tôi cũng như dân chúng. |
1.0 |
|
5 |
Chủ đề: Đề cao lòng trung thành và công lao của các anh hùng chống loạn, bảo vệ đất nước. |
1.0 |
II. VIẾT (6 điểm)
Câu 1. Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) phân tích nhân vật Lê Phụng Hiểu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu.
Câu 2. Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) bàn về hiện tượng nhiều bạn trẻ dành quá nhiều thời gian cho mạng xã hội mà bỏ quên các hoạt động thực tế như học tập, rèn luyện sức khỏe hay giao tiếp trực tiếp với gia đình và bạn bè.
Hướng dẫn giải:
Phần | Câu | Hướng dẫn chấm | Điểm |
II |
PHẦN VIẾT |
6.0 |
|
1 |
Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) phân tích nhân vật Lê Phụng Hiểu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu. |
2.0 |
|
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn: – Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. – Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành. |
0.25 |
||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Phân tích nhân vật Lê Phụng Hiểu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu. |
0.25 |
||
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận: – Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận, sau đây là một số gợi ý: + Có sức mạnh phi thường và sự quả cảm: ++ Lê Phụng Hiểu có sức mạnh vượt trội, từ nhỏ đã nổi tiếng với việc nhổ cây bật cả rễ khiến đối phương khiếp sợ. ++ Trong trận chiến dẹp loạn, ông không ngần ngại cầm kiếm xông pha, chém chết Võ Đức Vương, khiến quân phản loạn tan rã. + Có tinh thần trung nghĩa và sự quyết đoán: ++ Ông luôn trung thành tuyệt đối với vua, thực hiện nhiệm vụ được giao một cách xuất sắc. ++ Lời thét lớn khi đối đầu quân phản loạn thể hiện ý chí kiên định và lòng trung nghĩa sâu sắc. + Được vua và dân chúng tôn vinh: ++ Sau khi lập công lớn, ông được vua phong thưởng và ghi nhận công lao. ++ Ông trở thành tấm gương về lòng trung nghĩa và dũng cảm, được dân chúng thờ phụng sau khi qua đời. => Lê Phụng Hiểu là biểu tượng của một người anh hùng dân tộc, với tinh thần trung thành và quả cảm đáng ngưỡng mộ, góp phần bảo vệ sự ổn định và phát triển của triều đình nhà Lý. |
0.5 |
||
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau: – Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. – Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý. – Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: Lí lẽ xác đáng; bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng. |
0.5 |
||
đ. Diễn đạt: Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết trong đoạn. |
0.25 |
||
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
0.25 |
||
2 |
Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) bàn về hiện tượng nhiều bạn trẻ dành quá nhiều thời gian cho mạng xã hội mà bỏ quên các hoạt động thực tế như học tập, rèn luyện sức khỏe hay giao tiếp trực tiếp với gia đình và bạn bè. |
4.0 |
|
a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài: Nghị luận xã hội. |
0.25 |
||
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Hiện tượng nhiều bạn trẻ dành quá nhiều thời gian cho mạng xã hội. |
0.5 |
||
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận: – Xác định được các ý chính của bài viết. – Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận: * Mở bài: Giới thiệu vấn đề: Mạng xã hội ngày càng phổ biến và đóng vai trò quan trọng trong đời sống giới trẻ. Nêu thực trạng: Nhiều bạn trẻ lạm dụng mạng xã hội, bỏ quên các hoạt động thiết thực như học tập, rèn luyện sức khỏe hay giao tiếp trực tiếp. * Thân bài: – Thực trạng: + Phần lớn bạn trẻ dành hàng giờ mỗi ngày trên mạng xã hội như Facebook, TikTok, Instagram. + Các hoạt động thực tế như học tập, vận động thể chất, và tương tác trực tiếp bị xem nhẹ hoặc bỏ qua. – Nguyên nhân: + Mạng xã hội hấp dẫn với nội dung phong phú và giải trí. + Thiếu kỹ năng quản lý thời gian và ý thức sử dụng mạng xã hội hợp lý. + Tâm lý muốn được công nhận, tìm kiếm sự chú ý và kết nối ảo. – Hậu quả: + Ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe: mắt, thần kinh, thể chất. + Suy giảm kết quả học tập, giảm khả năng giao tiếp thực tế. + Tăng nguy cơ sống khép kín, cô lập với môi trường xung quanh. – Giải pháp: + Cá nhân: Lên kế hoạch sử dụng mạng xã hội hợp lý, đặt giới hạn thời gian. + Gia đình: Quan tâm, hướng dẫn con em quản lý thời gian hiệu quả. + Nhà trường và xã hội: Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tuyên truyền về tác hại của việc lạm dụng mạng xã hội. * Kết bài: + Khẳng định lại vấn đề. + Nêu ra bài học của bản thân. |
1.0 |
||
d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau: – Lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. – Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý. – Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: Lí lẽ xác đáng; bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng. Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. |
1.5 |
||
đ. Diễn đạt: Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết trong bài văn. |
0.25 |
||
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
0.5 |
||
Tổng điểm |
10.0 |