Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đề số 4 SVIP
Câu 1 (3 điểm). Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:
“Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư? Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh: “Anh trai tôi”. Vậy mà dưới mắt tôi thì…..
- Con đã nhận ra con chưa? – Mẹ vẫn hồi hộp.
Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc quá. Bởi vì nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói rằng: “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy?”
1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào mà em đã học?
2. Nhân vật “em tôi” được nói tới trong đoạn văn trên là ai? Dựa vào văn bản đã học cho biết nhân vật đó có những đặc điểm gì đáng quý?
3. Chỉ ra các phó từ được sử dụng trong đoạn văn trên?
Hướng dẫn giải:
1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản: Bức tranh của em gái tôi.
2. - Nhân vật “em tôi” được nói tới trong đoạn văn trên là: Nhân vật Kiều Phương.
- Đặc điểm của nhân vật:
+ Có năng khiếu hội họa, vẽ đẹp (được giải Nhất kì thi vẽ Quốc tế)
+ Hồn nhiên, vui vẻ, lạc quan (tự chế màu vẽ, vừa làm vừa hát...)
+ Tâm hồn trong sáng, nhân hậu, bao dung (bỏ qua thái dộ ghen tị của người anh, vẽ một bức tranh rất đẹp về người anh, giúp cho người anh nhạn ra những hạn chế của bản thân....)
3. Các phó từ được sử dụng trong đoạn văn trên: đã, vẫn, không, được, sẽ (học sinh tìm đúng 4 phó từ trở lên thì cho điểm tối đa – mỗi phó từ cho 0,25 điểm)
Câu 2 (2 điểm). Trong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” có các câu thơ:
Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giấc mộng
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng...
1. Cho biết tác giả của bài thơ là ai? Bài thơ được sáng tác năm nào?
2. Chỉ ra và nêu tác dụng của một phép tu từ em tìm được trong khổ thơ?
Hướng dẫn giải:
1. - Tác giả Minh Huệ (0.5 điểm)
- Năm sáng tác: 1951 (0.5 điểm)
2. - Học sinh chỉ ra được nghệ thuật so sánh trong đoạn thơ (ghi các câu câu có hình ảnh so sánh) (0.5 điểm)
- Tác dụng: (0.5 điểm)
+ Làm cho câu thơ thêm sinh động, gợi hình, gợi cảm,
+ Gợi hình ảnh Bác Hồ vĩ đại nhưng gần gũi ấm áp, yêu thương.
+ Cho thấy sự xúc động, niềm hạnh phúc, tình cảm biết ơn, yêu quý, kính trọng Bác của người chiên sĩ.....
Câu 3 (5.0 điểm). Con đường đến trường đã khắc sâu vào trong tâm trí của em. Hãy tả về con đường thân thuộc ấy.
Hướng dẫn giải:
1. Hình thức:
Đảm bảo cấu trúc bài miêu tả:
2. Nội dung:
a. Mở bài: (0.5 điểm): Giới thiệu con đường đến trường.
b. Thân bài:
* Tả hình ảnh con đường quen thuộc: (1.5 điểm)
- Miêu tả con đường theo cảm nhận chung (rộng hay hẹp; đường nhựa, đường đất hay có rải đá, lát gạch hay tráng xi măng;...)
- Cảnh hai bên đường: (1.0 điểm)
+ Những dãy nhà, rừng cây
+ Những rặng cây, những lùm tre, những hàng rào râm bụt, dòng sông…
* Con đường vào một lần em đi học (cụ thể): (0.5 điểm)
- Nét riêng của con đường vào lúc em đi học.
- Cảnh học sinh đi học: cách ăn mặc, cử chỉ, thái độ…
- Cảnh người đi làm, xe cộ.
* Kể (nhắc) về một kỉ niệm gắn liền với con đường đến trường. (0.5 điểm)
c. Kết bài: (0.5 điểm):