Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Dàn ý tham khảo số 4 SVIP
DÀN Ý THAM KHẢO SỐ 4
a. Phiên âm
Sở kiến hành
Hữu phụ huề tam nhi,
Tương tương tọa đạo bàng.
Tiểu giả tại hoài trung,
Đại giả trì trúc khuông.
Khuông trung hà sở thịnh?
Lê hoắc tạp tì khang.
Nhật án bất đắc thực,
Y quần hà khuông nhương!
Kiến nhân bất ngưỡng thị,
Lệ lưu khâm lang lang.
Quần nhi thả hỉ tiếu,
Bất tri mẫu tâm thương,
Mẫu tâm thương như hà?
Tuế cơ lưu dị hương.
Dị hương sảo phong thục,
Mễ giá bất thậm ngang.
Bất tích khí hương thổ,
Cẩu đồ cứu sinh phương.
Nhất nhân kiệt dung lực,
Bất sung tứ khẩu lương.
Duyên nhai nhật khất thực,
Thử kế an khả trường.
Nhãn hạ ủy câu hác,
Huyết nhục tự sài lang.
Mẫu tử bất túc tuất,
Phủ nhi tăng đoạn trường.
Kỳ thống tại tâm đầu,
Thiên nhật giai vị hoàng.
Âm phong phiêu nhiên chí,
Hành nhân diệc thê hoàng.
Tạc tiêu Tây Hà dịch,
Cung cụ hà trương hoàng!
Lộc cân tạp ngư xí,
Mãn trác trần trư dương.
Trưởng quan bất hạ trợ,
Tiểu môn chỉ lược thường.
Bát khí vô cố tích,
Lân cẩu yếm cao lương.
Bất tri quan đạo thượng,
Hữu thử cùng nhi nương.
Thùy nhân tả thử đồ,
Trì dĩ phụng quân vương.
b. Dịch nghĩa
Những điều trông thấy
Có người đàn bà dắt ba đứa con,
Cùng nhau ngồi bên đường,
Đứa bé thì ẵm trong lòng,
Đứa lớn xách giỏ tre.
Trong giỏ đựng những gì?
Rau cỏ lẫn tấm cám.
Trưa rồi vẫn chưa có gì ăn,
Áo quần thật lam lũ.
Gặp ai không dám nhìn,
Nước mắt thấm áo đầm đìa,
Lũ trẻ vẫn cười vui,
Không biết lòng mẹ đau xót.
Lòng mẹ đau xót như thế nào?
Năm đói, lưu lạc quê người,
Quê người mùa màng càng khá hơn
Giá gạo không cao lắm.
Bỏ làng đi cũng chẳng quản,
Tạm tìm phương cứu sống
Một người làm mướn hết sức,
Không đủ nuôi bốn miệng ăn.
Hàng ngày đi xin dọc đường phố,
Kế ấy lâu dài sao được!
Cảnh chết lăn bên ngòi rãnh, trông thấy trước rồi.
Máu thịt nuôi sài lang.
Mẹ chết không đáng tiếc,
Vỗ về con mà càng đứt ruột
Lòng đau xót vô cùng,
(Trông lên) trời, mặt trời vàng uá
Gió lạnh bỗng đâu ào tới
Khách qua đường cũng cảm động xót thương.
Đêm qua ở trạm Tây Hà
Mâm cổ cung đốn sao mà linh đình!
Nào là gân hươu, vây cá,
Đầy bàn thịt lợn, thịt dê.
Quan lớn không chọc đũa,
Người tùy tùng chỉ nếm qua.
Đồ bỏ không hề tiếc,
Chó hàng xóm cũng chán thức ngon.
Không biết trên đường cái quan,
Có mẹ con nhà này cùng cực đến thế!
Ai người vẽ bức tranh này,
Đem dâng lên nhà vua!
c. Dịch thơ
Những điều trông thấy
Một mẹ dắt ba con
Cùng nhau ngồi vệ đường
Ðứa nhỏ nằm lòng mẹ
Ðứa lớn giỏ tre mang
Trong giỏ đựng chi lắm?
Rau lê, hoắc lẫn cám
Trưa rồi chửa được ăn
Áo quần, ôi rách thảm
Thấy người không ngẩng đầu
Vạt áo dòng lệ mau
Lũ con mải nô giỡn
Không biết lòng mẹ đau
Lòng mẹ đau ra sao?
Năm đói đến làng nào
Mùa màng thu hoạch tốt
Giá gạo không quá cao
Miễn tìm ra cách sống
Bỏ làng nước biết sao
Một người làm hết sức
Không đủ bốn miệng ăn
Ngày ngày đi khất thực
Cách ấy mãi sao đang
Mai bỏ xác bên ngòi
Máu thịt nuôi hùm sói
Mẹ chết đã đành rồi
Ôm con lòng đau nhói
Ðau xót tận tim gan
Mặt trời phải úa vàng
Gió lạnh bỗng ào tới
Khách qua cũng đoạn tràng
Ðêm qua trạm Tây Hà
Mở tiệc thật xa hoa
Gân hươu cùng vây cá
Ðầy bàn dê, lợn, gà
Quan lớn không đụng đũa
Quân hầu chỉ nếm qua
Vứt bỏ không luyến tiếc
Chó xóm chê thịt thà
Không biết trên đường cái
Mẹ con khổ dường này
Ai vẽ bức tranh ấy
Dâng cho nhà vua hay.
(Bản dịch của Đặng Thế Kiệt)
DÀN Ý
A. Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.
B. Thân bài
1. Giới thiệu ngắn gọn về quê quán, gia đình, con người và sự nghiệp văn chương của tác giả
- Nguyễn Du (1765 – 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh nhưng sinh ra ở Thăng Long.
- Dòng họ, gia đình Nguyễn Du vừa có truyền thống khoa bảng, đỗ đạt làm quan vừa có truyền thống văn hoá, văn học.
- Thời đại của Nguyễn Du là thời đại có những biến cố lịch sử to lớn (sự sụp đổ của triều đình vua Lê - chúa Trịnh, thời kì bão táp của phong trào nông dân khởi nghĩa mà đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn tuy nhiên, triều đại Tây Sơn quá ngắn ngủi; triều Nguyễn được thiết lập và hưng thịnh trở lại…).
- Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng, am hiểu văn hoá dân tộc và văn chương Trung Quốc. Cuộc đời từng trải, đi nhiều, tiếp xúc nhiều đã tạo cho Nguyễn Du một vốn sống phong phú và niềm thông cảm sâu sắc với những đau khổ của nhân dân.
→ Nguyễn Du là một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.
- Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du gồm những tác phẩm có giá trị lớn bằng chữ Hán và chữ Nôm. Thơ chữ Hán có ba tập (Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục). Sáng tác chữ Nôm xuất sắc nhất là Đoạn trường tân thanh, thường gọi là Truyện Kiều.
2. Hoàn cảnh sáng tác và thể loại của tác phẩm
- Bài thơ “Sở kiến hành” được viết bằng chữ Hán, sử dụng thể thơ ngũ ngôn trường thiên.
- Bài thơ được rút từ “Bắc hành tạp lục” gồm 132 bài thơ chữ Hán, được Nguyễn Du sáng tác trong khoảng thời gian đi sứ sang Trung Quốc. Tập thơ có vị trí đặc biệt trong dòng thơ đi sứ và trong nền thơ trung đại Việt Nam.
- Trong bài thơ “Sở kiến hành”, nhà thơ ghi lại nhiều chi tiết hiện thực cụ thể và nói lên cảm xúc, ý nghĩ của mình trước những điều trông thấy nơi đất khách quê người.
3. Giá trị tư tưởng và giá trị nghệ thuật
3.1. Giá trị tư tưởng
a. Bài thơ có giá trị hiện thực sâu sắc thể hiện qua hai cảnh đời tương phản:
- Cuộc đời của những người dân dưới đáy cùng xã hội vô cùng khổ cực, nghèo đói, thê thảm:
+ Họ là những người yếu thế: phụ nữ, trẻ em… không nơi nương tựa. Bốn mẹ con phải nheo nhóc, lay lắt khất thực sống qua ngày. Họ cũng muốn tìm kiếm đường sống nhưng chỉ có một người nuôi bốn miệng ăn không thể xoay xở nổi.
+ Người đàn bà ăn xin vô cùng tủi nhục, đau đớn, nước mắt rơi thấm ướt vạt áo.
+ Một mẹ và ba con, đứa nhỏ nhất còn đang ẵm ngửa, nhưng thức ăn của họ chỉ có mấy loại lá, rau dại thuốc đắng với cám, trấu vặt vãnh, vốn chẳng phải để người ăn.
+ Tương lai của mẹ con hành khất mờ mịt, tăm tối, khiến ai trông thấy cũng phải đau đớn. Có thể họ sẽ chết vì đói rét, hoặc trở thành mồi cho thú dữ:
Nhãn hạ ủy câu hác
Huyết nhục tự sài lang
(Mai bỏ xác bên ngòi
Máu thịt nuôi hùm sói)
- Cuộc sống xa hoa, hoang phí của tầng lớp quan lại:
+ Tiệc tùng cung phụng, khoa trương quá mức:
Lộc cân tạp ngư xí
Mãn trác trần trư dương
(Gân hươu cùng vây cá
Đầy bàn dê, lợn, gà)
+ Quan lớn không đụng đũa, tùy tùng chỉ nếm qua, rồi tất cả đều đem vứt bỏ đi hoặc đổ cho chó ăn đến mức chúng còn thấy chán ngấy.
+ Cuộc sống của tầng lớp quan lại, quý tộc no nê, sung sướng, thừa thãi.
→ Nghịch lí của cuộc đời: nhân dân vẫn còn muôn phần tăm tối, nhưng tầng lớp quan lại phụ mẫu chẳng hề hay biết, mặc kệ nhân dân lầm than đói khổ ngoài kia để thản nhiên hưởng thụ mâm cao cỗ đầy, sống xa hoa, bừa bãi.
→ Bức tranh xã hội rộng lớn không chỉ còn giới hạn trong những sự việc xảy ra ở trong nước. Những khóc khuất tăm tối của cuộc sống được phơi bày, không giấu giếm.
b. Tấm lòng nhân đạo cao cả:
- Nguyễn Du chứng kiến, hỏi han và thương xót cho mẹ con người đàn bà ăn xin. Ông nhìn thấu và đau khổ thay cho viễn cảnh tương lai cũng như số kiếp của họ:
Âm phong phiêu nhiên chí
Hành nhân diệc thê hoàng
(Gió lạnh bỗng ào tới
Khách qua cũng đoạn tràng)
- Lên án, phẫn nộ với tầng lớp quan lại bỏ bê dân chúng, chỉ biết ngày ngày hưởng lạc sung sướng. Mong muốn đòi lại công bằng và quyền sống cho người dân trước sự vô cảm, tàn nhẫn của giai cấp thống trị:
Thuỳ nhân tả thử đồ
Trì dĩ phụng quân vương
(Ai vẽ bức tranh ấy
Dâng cho nhà vua hay)
- Đau xót, ai oán trước những bất công của cuộc đời: chó vật gần nhà quan còn được no nê thừa thãi, mà dân đen con đỏ thì lại đói khổ đến mức chỉ còn chờ chết.
3.2. Giá trị nghệ thuật
C. Kết bài: Khẳng định đóng góp của tác phẩm cho nền văn học hoặc cho đời sống văn hóa của đất nước và thế giới.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây