Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Dàn ý tham khảo số 2 SVIP
DÀN Ý THAM KHẢO SỐ 2
Ai chiến thắng mà không hề chiến bại
Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần?
(Dậy mà đi, Tố Hữu)
Từ hai câu thơ trên, hãy trình bày suy nghĩ về mối quan hệ giữa “thành công” và “thất bại”.
DÀN Ý
A. Mở bài
B. Thân bài
1. Giải thích vấn đề
- Thành công: đạt được kết quả, mục đích như dự định, mong muốn.
- Thất bại: không đạt được kết quả, mục đích như dự định.
→ Thành công không dễ có. Muốn đạt được thành công, đôi khi phải nếm trải qua đôi ba lần thất bại. Nhưng thất bại không phải để con người chìm đắm trong đau khổ, mà qua thất bại rút ra được những kinh nghiệm, bài học quý báu, từ đó trở nên vững vàng hơn trên những bước chân đến thành công.
2. Trong hai câu thơ bài “Dậy mà đi” của Tố Hữu
- Biểu hiện cụ thể:
+ Ai chiến thắng mà không hề chiến bại: chiến thắng và thất bại thường tồn tại với nhau như một quy luật nhân quả, người xưa từng dạy: “thất bại là mẹ thành công”. Có lẽ không ai là không từng có lần cảm thấy thất vọng, thua cuộc, vỡ mộng trong cuộc đời. Những người thành công thường là những người đã từng trải qua một hay thậm chí rất nhiều lần thất bại một cách cay đắng, nhưng quan trọng họ không bỏ cuộc mà lại tiếp tục đứng dậy xây dựng mọi thứ từ đầu với nhiều kinh nghiệm và hiểu biết hơn rút ra từ những lần vấp ngã.
+ Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần: cũng như thắng và bại, khôn và dại cũng tồn tại với nhau như một quy luật nhân quả. Không ai ngay từ khi sinh ra đã giỏi giang, trưởng thành, mà những điều ấy cần được tích lũy sau bao năm tháng từ thuở bé học vỡ lòng, đến khi lớn dần lên vỡ ra những bài học khắc cốt ghi tâm từ đôi ba lần dại dột. Khi con người trở nên hiểu biết hơn, khôn ngoan hơn sau những lần trẻ dại, cũng là lúc số lượng thành công tăng lên, những lần thất bại ít dần.
- Ý nghĩa: Hai câu thơ có ý nghĩa như một bài học về thành công, thắng lợi của con người trong cuộc đời; đồng thời là lời động viên, khích lệ con người vực dậy sau những thất bại trong cuộc sống.
3. Trong đời sống
- Vì sao muốn thành công cần phải học từ thất bại?
+ Thất bại sẽ giúp con người bộc lộ và ý thức được những lỗi lầm, khiếm khuyết của bản thân, từ đó tránh được những sai sót lần sau và hoàn thiện bản thân mình hơn.
+ Thua cuộc, thất bại ở một khía cạnh tích cực cũng có thể coi là một động lực để con người sửa chữa, tạo nên chiến thắng bù đắp cho những mất mát đã qua.
+ Không ai có thể biết hết mọi việc, lường trước mọi chuyện sẽ xảy ra, cho nên cần luôn sẵn sàng đương đầu với thất bại và hiểu rằng, chỉ sau khi có những trải nghiệm mới thấu hiểu thực tế, từ đó mà khôn ngoan hơn, trưởng thành và tự tin hơn.
→ “Thất bại” thực chất cho ta nhiều hơn ta tưởng: sẽ có thêm những bài học, kinh nghiệm quý giá; sẽ hiểu bản thân mình hơn; sẽ có cơ hội để trưởng thành; được vun đắp thêm những đức tính tốt (kiên cường, nghị lực, lạc quan, nhẫn nại…) và hơn hết, sẽ ngày càng có thêm nhiều cơ hội để thành công.
- Bằng chứng cụ thể:
4. Bài học nhận thức và hành động
- Nhận thức: không còn sợ hãi, nản lòng trước thất bại; tin tưởng vào những kết quả tốt đẹp phía trước.
- Hành động:
+ Lập kế hoạch cụ thể cho tương lai và từng bước thực hiện.
+ Không ngừng tu dưỡng rèn luyện về bản lĩnh, ý chí, sự hiểu biết để để ngày càng giỏi giang, trưởng thành hơn.
+ Suy nghĩ tích cực, luôn lạc quan và tin tưởng vào bản thân.
C. Kết bài
Khẳng định lại ý nghĩa của bài học thành công từ thất bại đối với mỗi người trong cuộc sống.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây