Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Dàn ý tham khảo số 2 SVIP
Viết bài nghị luận về một vấn đề xã hội (con người với cuộc sống xung quanh).
DÀN Ý
A. Mở bài
B. Thân bài
1. Giải thích về hiện tượng thực phẩm bẩn tràn lan
- Thực phẩm bẩn là những loại thức ăn không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm của Bộ Y tế…, gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng.
- Tuy nhiên, đây chỉ là cách gọi chung chung của đa số người dân chứ không có định nghĩa rõ ràng.Theo đúng thì chỉ có quy chuẩn về thực phẩm an toàn. Mỗi loại thực phẩm đều có quy định riêng về ngưỡng an toàn và khi có loại thực phẩm nào đó chứa những yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe con người thì mới được gọi là thực phẩm không an toàn.
- Khi thực phẩm bẩn được bày bán và tiêu thụ trên thị trường không kiểm soát, ở bất kể nơi đâu, bất kể tầng lớp nào, hoàn cảnh nào, dù lưu thông công khai hay không công khai… thì chính là hiện tượng tràn lan của thực phẩm bẩn. Những loại thực phẩm mất vệ sinh này đáng lẽ không thể mua bán trên thị trường thì nay lại len lỏi vào đời sống như một lẽ bình thường.
2. Biểu hiện và thực trạng thực phẩm bẩn hiện nay
- Hiện tượng thực phẩm bẩn tràn lan trên thị trường trở thành vấn đề thời sự cấp thiết đã hơn chục năm nay và khi xã hội hiện đại hơn, đáng lẽ phải văn minh hơn, thì vấn nạn này lại ngày càng bùng phát mạnh mẽ, khó kiểm soát.
- Thực phẩm bẩn, không rõ nguồn được bày bán, tiêu thụ khắp mọi nơi, và ngày càng có nhiều chiêu trò để “lách luật”, trá hình những thực phẩm bẩn này để hợp thức hóa việc tiêu thụ chúng trên thị trường.
- Phổ biến nhất là việc buôn bán, tiêu dùng các thực phẩm mất vệ sinh, bị nhiễm độc, không rõ nguồn gốc xuất xứ:
+ Các chất độc hại như thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng để cây phát triển nhanh,... các loại thuốc tăng trọng, chất bảo quản, chất chống ẩm mốc... được sử dụng tràn lan vô độ, không đúng liều lượng, thời gian quy định. Xuất hiện những hóa chất cấm để tẩy rửa, “hồi sinh” thịt cá, ôi thối, biến các loại nguyên liệu rẻ tiền, không còn sử dụng được thành những nguyên liệu đắt tiền để thu lợi nhuận.
+ Thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ và thành phần, được nhập lậu khối lượng lớn từ biên giới.
+ Tạo ra thực phẩm hoàn toàn từ các chất hóa học hoặc các chất loại thải: bìa các tông, nhựa,...
- Quy trình sản xuất không an toàn, không tuân thủ quy định của Bộ Y tế:
+ Môi trường kém vệ sinh.
+ Sử dụng nước thải sinh hoạt trong chế biến.
+ Sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng, sử dụng cám tăng trưởng trong nuôi trồng.
+ Dùng nước thải chăn nuôi để tưới rau làm cho các hàm lượng kim loại nặng và các vi sinh vật gây bệnh trong rau, củ, quả cao hơn nhiều so với quy định.
* Bằng chứng thực tế:
+ Tràn lan những quán ăn không đảm bảo an toàn vệ sinh. Quán đặt ở vỉa hè, lề đường, cạnh cống, rãnh và xung quanh ngập những rác thải của khách dùng bữa cũng như rác thải sinh hoạt của người dân gần đó. Không khó để có thể trông thấy những chậu bát đũa thải ra vứt bừa bãi, rơi vãi trên nền đất bẩn nhầy nhụa những rêu và nước xà phòng; nhân viên các quán chỉ nhúng bát đũa qua những chậu nước loáng mỡ được tái sử dụng rồi đem ra phục vụ tiếp các khách khác.
+ Luộc bánh chưng bằng pin để rút ngắn thời gian luộc và khiến cho chiếc bánh bắt mắt hơn, nhưng để lại những tác hại khôn lường cho sức khỏe. Nguyên nhân là do kim loại nặng chứa trong pin như thủy ngân, thạch tín, chì…chúng đều là những chất độc hại, gây nguy hiểm cho não bộ, tim mạch, thận đồng thời ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người dùng.
- Công tác đảm bảo an toàn thực phẩm mặc dù đã có nhiều tiến bộ, tuy nhiên vẫn chưa được xử lý triệt để. Công tác chế biến, sản xuất, kinh doanh trái luật ngày càng tinh vi và có ảnh hưởng nghiêm trọng hơn; người tiêu dùng rất khó để nhận biết được đâu là thực phẩm sạch và đâu là thực phẩm bẩn.
3. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng thực phẩm bẩn
- Người sản xuất chỉ quan tâm đến lợi nhuận, coi thường sức khỏe của cộng đồng, chỉ nghĩ cái lợi trước mắt, không nghĩ đến cái lợi lâu dài. Đó chính là tính hẹp hòi, ích kỉ, sự xuống cấp về mặt đạo đức.
- Các cơ quan thẩm quyền liên quan chưa thực sự khắt khe, nghiêm khắc trong công tác quản lý, xử phạt với các trường hợp vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Một bộ phận người tiêu dùng chủ quan, chưa thực sự quan tâm đến sức khoẻ của mình và gia đình, chỉ chú ý đến những thực phẩm bắt mắt, có giá rẻ.
4. Hậu quả, tác hại của thực phẩm bẩn
5. Đề xuất giải pháp, hướng giải quyết
- Người tiêu dùng có thể tự đối phó với thực phẩm bẩn bằng cách mua thực phẩm ở các nhà dân, trồng cây trong các hộp xốp,...
- Phát triển và ứng dụng các kĩ thuật trồng trọt, chăn nuôi an toàn, hiện đại, hiệu quả để phát triển nông nghiệp của nước nhà, hạn chế phụ thuộc vào các quốc gia khác, đồng thời kết hợp giảm thiểu gánh nặng kinh tế cho cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp, nhà sản xuất.
- Các cơ quan địa phương, cơ quan chức năng cần có biện pháp xử lí nghiêm ngặt với những cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm bẩn, thắt chặt các công đoạn kiểm tra chất lượng thực phẩm. Gia tăng rà soát, quản lí và xử phạt nặng đối với các trường hợp sản xuất, kinh doanh thực phẩm bẩn, kể cả những trường hợp chưa gây ra ảnh hưởng gì nghiêm trọng.
- Cần có các biện pháp tuyên truyền rộng rãi về tác hại của thực phẩm bẩn. Thức tỉnh lương tâm của mỗi người, phải có lương tâm “sạch” mới có thể có thực phẩm sạch.
- Người tiêu dùng cũng cần tự bảo vệ sức khoẻ của mình và gia đình, kiên quyết nói không với việc tiêu thụ với thực phẩm bẩn.
- Đẩy mạnh các chiến dịch tìm hiểu, quảng bá về ẩm thực đề cao chất lượng để quảng bá về văn hóa của đất nước.
-...
C. Kết bài
- Khẳng định lại quan điểm, suy nghĩ và thái độ về vấn nạn thực phẩm bẩn tràn lan.
- Rút ra bài học, nêu ra thông điệp để kêu gọi mọi người cùng chung tay “xoá sổ” thực phẩm bẩn trong đời sống.
(Sưu tầm và chỉnh sửa)
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây