Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Dàn ý tham khảo số 1 SVIP
DÀN Ý THAM KHẢO SỐ 1
“Trong quyển lưu bút cuối năm học, học sinh viết: “Nhưng mìn hứa sẽ mãi lè bẹn thân đeng wên teo dzà mái trừng iu zấu nì nha”. Xin tạm dịch: “Nhưng mình hứa sẽ mãi là bạn thân, đừng quên tao và mái trường yêu dấu này nha”. Và đây nữa: “Gửi mail nhớ thim cái đuôi @ da heo chấm cơm nha, mi u bit ko, năm nay lại ko được học chung dzới nhau gùi”. Tạm dịch là: “Gửi mail nhớ thêm cái đuôi @yahoo.com nha, mấy bạn biết không, năm nay lại không được học chung với nhau rồi”.
Phần chữ in đậm trong đoạn văn trên là những câu trích trong cuốn lưu bút của học sinh lớp 8 một trường chuyên Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh”.
(Trích Ngôn ngữ chat - Việt Báo - 18/5/2006 - Tác giả Ngọc Mai)
Hiện nay, trong sinh hoạt và học tập, một bộ phận lớp trẻ có thói quen sử dụng tiếng lóng mạng, hay còn gọi là “ngôn ngữ chat”, “ngôn ngữ SMS”, “ngôn ngữ thời @”, “ngôn ngữ tuổi teen”… như trong đoạn trích trên. Anh (chị) hãy viết bài văn nghị luận bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề này.
DÀN Ý
A. Mở bài
- Giới thiệu hiện tượng cần bàn luận: hiện tượng lạm dụng ngôn ngữ tiếng lóng mạng (“ngôn ngữ chat”, “ngôn ngữ SMS”, “ngôn ngữ @”,…) ở lớp trẻ ngày nay.
- Nêu ý kiến, quan điểm của bản thân về vấn đề cần bàn luận (không đồng tình, ủng hộ hiện tượng).
B. Thân bài
1. Giải thích hiện tượng
- Tiếng lóng mạng, ngôn ngữ chat, ngôn ngữ SMS, ngôn ngữ @, teencode, ngôn ngữ Gen Z... là tên gọi chung của hình thức ngôn ngữ ban đầu dùng để tán gẫu thông qua máy vi tính hoặc điện thoại di động.
- Do sử dụng bàn phím máy tính và bàn phím điện thoại di động có một số bất tiện khi viết tiếng Việt, nên một số người (nhất là giới trẻ) có sáng kiến viết tắt, biến đổi từ ngữ, cách viết… một cách tùy tiện cho nhanh. Sau này, việc tạo ra những thứ ngôn ngữ như vậy đôi khi chỉ để tiêu khiển.
2. Thực trạng, biểu hiện
- Dần xuất hiện cùng với sự phát triển của internet và điện thoại di động ở Việt Nam (khoảng từ những năm 2000). Lúc đầu, ngôn ngữ tiếng lóng mạng chủ yếu xuất hiện trong các cuộc giao tiếp trên điện thoại, máy tính, nhưng càng lúc càng bùng phát mạnh mẽ đến mức không thể kiểm soát, phát triển, biến đổi một cách muôn hình vạn trạng, lan sâu vào đời sống thường ngày. Khi học tập, làm việc, gặp gỡ, trò chuyện… sự hiện diện của thứ ngôn ngữ tiếng Việt biến chất như này thực sự không còn lạ lẫm.
- Tiếng lóng mạng, ngôn ngữ chat, ngôn ngữ SMS, ngôn ngữ @, teencode… đặc biệt phổ biến, “càn quét” mạnh mẽ ở giới trẻ, nhất là ở độ tuổi học đường. Bên cạnh đó, ngày nay cũng có những người ở độ tuổi trung niên, sử dụng các mạng xã hội dần cũng bị cuốn theo những trào lưu ngôn ngữ lệch chuẩn và chăm chỉ tìm tòi, học theo để sử dụng.
- Một số dạng biểu hiện của ngôn ngữ tiếng lóng mạng:
+ Viết tắt, tạo ra các tiếng đọc trại: Vì seo (vì sao), k (không), 10k (10.000 đồng), bít rùi (biết rồi), đeo khổ (đau khổ) 2 e! (chào em!), Mìn k hỉu nủi (Mình không hiểu nổi)...
+ Không dùng chữ cái tiếng Việt mà dùng ký tự bàn phím để gõ từ như: Wé (quá), ngèy maj (ngày mai), ja trj nh4^n v4(n (giá trị nhân văn), b4?n ~ (bản ngã)...
+ Sử dụng các từ ngữ không liên quan để thay thế như một quy ước cho các từ ngữ gốc, và những “quy ước” này thường được khởi xướng bởi những “idol” trên các mạng xã hội:
- Chả quyên = mặn mà và ngọt ngào
- Tái châu = ngây thơ
- Quế lầu = có sức hút
- Chả lụa = trắng trẻo và hồng hào
- Keo ly/ keo = hấp dẫn, mê hoặc
→ Khi một ai đó nói với bạn là “Trông bạn rất quế lầu, keo ly thầm thì” thì có nghĩa là đang nói “bạn trông thu hút, quyến rũ, nhìn là muốn cắn yêu một phát”.
- Hiện tượng lạm dụng tiếng lóng, tiếng Việt lệch chuẩn… ngày càng bùng nổ mạnh mẽ cùng với sự phát triển của thời đại công nghệ số. Đã có nhiều cơ quan giáo dục, nhà trường, thầy cô, các bậc cha mẹ… đã lên tiếng cảnh báo về vấn đề này… nhưng việc có thể kiểm soát hiện tượng lạm dụng vô độ thứ ngôn ngữ lệch lạc, pha tạp, dị hình dị dạng như vậy là vô cùng khó khăn, và giới trẻ rất bàng quan với hậu quả của nó.
3. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng
- Để tiết kiệm thời gian hơn khi giao tiếp.
- Giới trẻ cho rằng việc sử dụng tiếng lóng, ngôn ngữ tuổi teen... sẽ khiến cho cuộc giao tiếp (đặc biệt là thông qua các tin nhắn) trở nên linh hoạt, dễ thương và gần gũi hơn; có thể giúp bày tỏ những trạng thái cảm xúc mà khó lòng bộc lộ khi giao tiếp chỉ qua một màn hình máy tính hay điện thoại.
- Để tiêu khiển trong giới trẻ, nói tếu táo cho vui, “xả stress, giảm căng thẳng”.
- Sử dụng tiếng lóng mạng như một cách “mã hóa” thông tin để đảm bảo sự riêng tư khi giao tiếp.
- Tuổi trẻ nhạy bén với cái mới, muốn thể hiện và chứng tỏ bản thân mình là hợp “mốt”, hợp thời và sành điệu.
- Người trẻ không mấy quan tâm đến hậu quả của hiện tượng; chưa nhận thức một cách rõ ràng, sâu sắc về tính nghiêm trọng của vấn đề.
- Chưa có nhiều các biện pháp cụ thể, rõ ràng, cứng rắn cũng như các phong trào giáo dục giúp cho con em có thể nhận thức và trân trọng vẻ đẹp trong sáng của tiếng Việt.
4. Hậu quả
- Tạo nên một thói quen nói và viết lệch chuẩn, làm mất đi sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt; hủy hoại những cấu trúc logic thông thường trong nói và viết; phai mờ giá trị bản sắc tốt đẹp được xây dựng, kết tinh bao đời nay trong tiếng Việt.
- Vì hiện tượng lạm dụng tiếng lóng mạng, ngôn ngữ thời @,... phổ biến nhất ở giới trẻ, nên nó sẽ có khả năng lan nhanh hơn, rộng hơn, khó ngăn chặn hơn, tạo ra những tác động, ảnh hưởng xấu đến văn hóa xã hội và thế hệ sau.
- Khiến người nghe, người đọc cảm thấy khó hiểu, thậm chí là khó chịu khi việc lạm dụng ngôn ngữ tiếng lóng mạng trở nên tùy tiện, lố lăng.
- Ảnh hưởng xấu đến tư duy, tâm lí của lớp trẻ, hình thành những phong cách nói viết tùy tiện, cẩu thả. Những trò vui tiêu khiển, giải trí mà thứ ngôn ngữ pha tạp, biến chất này mang lại thì ít mà những thói quen xấu chúng dần “cấy” vào mỗi bạn trẻ thì lại vô kể.
→ Nhìn vào những hậu quả trên, có thể thấy rằng hiện tượng lạm dụng tiếng lóng mạng, ngôn ngữ thời @, ... không hề là một chuyện đùa, và hậu quả của nó không sớm thì muộn cũng sẽ gây ra những thiệt hại nặng nề. Hiện tượng trên đang là một vấn đề nổi cộm, thách thức những người làm giáo dục, văn hóa; cần được xã hội quan tâm và đưa ra giải pháp kịp thời.
5. Giải pháp
Vì đây là một hiện tượng xã hội phát sinh từ cuộc sống cho nên không thể tẩy chay, xử lí một cách máy móc, bồng bột, cực đoan.
- Mỗi người, đặc biệt là các em học sinh cần có ý thức tôn trọng bản sắc văn hóa trong ngôn ngữ của mình đồng thời có hiểu biết về những hậu quả khi tiếng mẹ đẻ bị biến chất, bào mòn, lai căng, pha tạp.
- Xã hội (các cơ quan nhà nước, báo chí, …), gia đình, nhà trường cần trở thành những môi trường chuẩn mực trong việc sử dụng cũng như giữ gìn, bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt.
- Cần đẩy mạnh các phong trào tuyên truyền, cổ động giữ gìn và bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt đặc biệt trong môi trường học đường.
- Có sự quan tâm, đầu tư đúng mức cho việc học tập Ngữ văn, tiếng Việt trong môi trường giáo dục, lao động...
C. Kết bài
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây