I. Độ cao
Ta thường hay nói rằng, giọng nam trầm hơn giọng nữ, hay nốt "đố" cao hơn nốt "đồ".
Độ cao của âm mô tả cảm giác về sự trầm, bổng của âm.
Tần số âm càng lớn nghe càng cao, tần số âm càng nhỏ nghe càng trầm.
Ví dụ tần số âm của nốt "đồ" là 262 Hz, của nốt "đố" là 524 Hz.
Độ cao của âm là một đặc trưng sinh lí gắn liền với tần số âm.
II. Độ to
Âm có cường độ càng lớn nghe càng to, tuy nhiên cảm giác về độ to của âm không tăng theo cường độ âm mà tăng theo mức cường độ âm:
\(L=lg\dfrac{I}{I_0}\)
Vậy, độ to chỉ là một khái niệm nói về đặc trưng sinh lí của âm gắn liền với đặc trưng vật lí mức cường độ âm.
III. Âm sắc
Khi các nhạc cụ khác nhau phát ra cùng một âm (ví dụ "la") cùng độ cao thì khi nghe ta vẫn dễ dàng phân biệt được âm nào do nhạc cụ nào phát ra, do các âm đó có âm sắc khác nhau.
Nếu ghi đồ thị dao động âm ta sẽ được ba đồ thị dao động khác hẳn nhau nhưng cùng chu kì.
Âm sắc là một đặc trưng sinh lí của âm giúp ta phân biệt âm do các nguồn khác nhau phát ra. Âm sắc có liên quan mật thiết với đồ thị dao động âm.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây
Học liệu này đang bị hạn chế, chỉ dành cho tài khoản VIP cá nhân, vui lòng nhấn vào đây để nâng cấp tài khoản.