Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 0 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược của nhà Lý (1075-1077) SVIP
1. Chủ động tiến công để tự vệ (1075)
Nguyên nhân: từ giữa thế kỉ IX, nhà Tống có ý đồ xâm lược Đại Việt để giải quyết khủng hoảng trong nước.
Âm mưu của nhà Tống: Một mặt xúi giục vua Chăm-pa đánh lên Đại Việt từ phía nam, mặt khác ngăn cản việc buôn bán của người dân hai nước và tìm cách mua chuộc các tù trưởng miền núi ở phía Bắc Đại Việt
Diễn biến:
Về phía nam, vua Lý Thánh Tông cùng Lý Thường Kiệt đem quân trấn áp Chăm-pa để ổn định phía nam.
Ở phía bắc, Lý Thường Kiệt chủ trương "Tiên phát chế nhân" (tiến công trước để chế ngự kẻ địch). Ông nói: "Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc".
Tháng 10-1075, Lý Thường Kiệt cùng Tông Đản chỉ huy hơn 10 vạn quân, chia làm hai đường thủy, bộ tấn công vào đất Tống.
+ Quân bộ do các từ trưởng Thân Cảnh Phúc, Tông Đản chỉ huy dân binh miền núi đánh vào châu Ung (Quảng Tây)
+ Quân thủy do Lý Thường Kiệt chỉ huy đổ bộ vào châu Liêm (Quảng Đông).
Kết quả: Sau hơn một tháng, quân nhà Lý hạ thành Ung Châu, tiêu hủy hết kho lương dự trữ của địch rồi chủ động rút quân về nước.
2. Xây dựng phòng tuyến chuẩn bị kháng chiến (1076-1077)
- Sau khi rút quân về nước, nhà Lý hạ lệnh cho quân dân các địa phương khẩn trương chuẩn bị kháng chiến.
- Phòng tuyến sông Như Nguyệt ở phía bắc Thăng Long gấp rút được xây dựng. Đồng thời lực lượng ở đây cũng do Lý Thường Kiệt chỉ huy để chặn đánh đạo quân bộ của nhà Tống.
3. Tổ chức phản công và kết thúc chiến tranh (1077)
Lực lượng của địch: Cuối năm 1076, quân Tống do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy xuất phát tiến vào Đại Việt với 10 vạn bộ binh, 1 vạn kị binh, 20 vạn dân phu. Đồng thời một đạo quân thủy cũng được đi theo đường biển để tiếp ứng.
Diễn biến
- Cuối năm 1076, quân Tống do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy xuất phát tiến vào Đại Việt.
- Tháng 1-1077, quân Tống vượt ải Nam Quan (Lạng Sơn) vào Đại Việt. Quân nhà Tống bị chặn đánh ở phòng tuyến sông Như Nguyệt, buộc chúng phải đóng quân ở bờ bắc sông Như Nguyệt để chờ quân thủy.
- Cuối năm 1077, Lý Thường Kiệt bất ngờ cho quân vượt sông Như Nguyệt, đánh thẳng vào doanh trại địch.
Kết quả: Quân Tống rơi vào tình trạng khó khăn, bế tắc, Lý Thường Kiệt đã chủ động kết thúc chiến tranh bằng thương lượng, đề nghị "giảng hòa". quách quỳ nhanh chóng chấp nhận và rút quân về nước. Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.
Ý nghĩa: Quân Tống buộc phải từ bỏ ý định xâm lược Đại Việt, nền độc lập, tự chủ của đất nước được giữ vững.
Nguyên nhân thắng lợi: Do sức mạnh của khối đoàn kết quân dân Đại Việt và nghệ thuật quân sự độc đáo, sáng tạo của chỉ huy tài giỏi - Lý Thường Kiệt.
Vận dụng: Hãy giải thích vì sao Lý Thường Kiệt lại chọn xây dựng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt?
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây