Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 0 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô, Đinh, Tiền Lê (939-1009) SVIP
Em có biết?
Cố đô Hoa Lư là quần thể Di tích Quốc gia đặc biệt, gắn liền với sự nghiệp của các nhân vật lịch sử thời Đinh, Tiền Lê và buổi đầu của nhà Lý. Với địa hình thuận lợi cho việc tiến công và phòng ngự, Hoa Lư là căn cứ ban đầu của Đinh Bộ Lĩnh đồng thời trở thành kinh đô của nước Đại Cồ Việt sau khi ông lên ngôi Hoàng đế, lập ra nhà Đinh.
Vậy nhà Ngô, Đinh, Tiền Lê được thành lập như thế nào? Những nét chính về tình hình chính trị, xã hội, văn hóa là gì? Nhà Tiền Lê đã làm gì để bảo vệ nền độc lập của dân tộc?
1. Những nét chính về nhà Ngô
Sau khi đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, năm 939, Ngô Quyền xưng vương, chọn Cổ Loa (thuộc Đông Anh, Hà Nội) làm kinh đô.
- Những nét chính về tổ chức bộ máy nhà nước dưới thời Ngô:
+ Đứng đầu là Vua, quyết định mọi công việc chính trị, ngoại giao, quân sự.
+ Bỏ chức Tiết độ sứ, đặt các chức quan văn, quan võ.
+ Cử các tướng có công trấn giữ quản lý các châu.
2. Sự thành lập nhà Đinh
Đọc thông tin và quan sát lược đồ dưới đây, hãy trình bày quá trình Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước.
- Quá trình thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh:
+ Năm 944, Ngô Quyền mất, Dương Tam Kha tiếm quyền, tự xưng là Bình Vương.
+ Năm 945, các thế lực hào trưởng ở địa phương nổi dậy khắp nơi, đất nước lâm vào tình trạng phân tán, cát cứ, còn gọi là "cục diện 12 sứ quân".
+ Đinh Bộ Lĩnh được sự ủng hộ của nhân dân đã liên kết với sứ quân Trần Lãm, chiêu dụ được sứ quân Phạm Bạch Hổ và dẹp yên các sứ quân khác.
+ Cuối năm 967, tình trạng cát cứ chấm dứt, đất nước trở lại bình yên, thống nhất.
+ Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng), lấy niên hiệu là Thái Bình, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô tại Hoa Lư (Ninh Bình).
3. Tổ chức chính quyền thời Đinh, Tiền Lê
- Dưới thời Đinh, trong giai đoạn đầu tổ chức chính quyền về cơ bản vẫn được duy trì như thời Ngô. Năm 971, Đinh Tiên Hoàng bắt đầu quy định cụ thể các cấp bậc văn võ, tăng đạo.
- Cuối năm 979, Đinh Tiên Hoàng và con trai trưởng là Đinh Liễn bị sát hại, con trai thứ là Đinh Toàn lên ngôi vua khi còn nhỏ tuổi. Lê Hoàn được cử làm Phụ chính, sau đó được các tướng lĩnh suy tôn lên ngôi vua. Ông lấy niên hiệu là Thiên Phúc, lập ra nhà Lê (Tiền Lê).
- Tổ chức bộ máy chính quyền thời Tiền Lê:
+ Cấp trung ương: đứng đầu là vua, giúp việc cho vua có các quan đại thần, dưới đó là các ban văn, ban võ, tăng quan và đạo quan.
+ Cấp địa phương: năm 1002, Lê Đại Hành đã đổi 10 đạo trong cả nước thành các lộ, phủ, châu.
4. Đời sống xã hội và văn hóa
- Những nét chính về đời sống xã hội thời Ngô, Đinh, Tiền Lê:
- Xã hội thời Ngô, Đinh, Tiền Lê gồm các giai cấp và tầng lớp khác nhau về địa vị chính trị và kinh tế.
- Tầng lớp quý tộc, quan lại và một bộ phận nhà sư, đạo sĩ giữ địa vị thống trị.
- Nông dân là lực lượng lao động chính, có số lượng đông đảo nhất, đa số là người dân tự do, canh tác trên ruộng công làng xã.
- Nô tì là tầng lớp thấp nhất trong xã hội, số lượng không nhiều, chủ yếu phục vụ trong các gia đình quyền quý.
- Những nét chính trong đời sống văn hóa thời Ngô, Đinh, Tiền Lê:
- Đạo Phật được truyền bá rộng rãi, các nhà sư thường là người có học, được nhà nước và nhân dân quý trọng.
- Chùa được xây dựng ở nhiều nơi. Tại kinh đô Hoa Lư có chùa Bà Ngô, chùa Tháp, chùa Nhất Trụ,...
- Nho học được du nhập từ thời Bắc thuộc nhưng chưa có ảnh hưởng nhiều trong đời sống xã hội.
- Giáo dục thời Ngô, Đinh, Tiền Lê chưa phát triển.
- Nhiều loại hình văn hóa dân gian tiếp tục phát triển như ca múa, đua thuyền, đánh đu, đấu võ, đấu vật...
5. Cuộc kháng chiến chống Tống của nhà Tiền Lê (năm 981)
- Nguyên nhân: Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn bị sát hại, nội bộ triều đình nhà Đinh mâu thuẫn, nhà Tống tiến hành xâm lược Đại Cồ Việt.
- Diễn biến:
+ Đầu năm 981, quân Tống do tướng Hầu Nhân Bảo chỉ huy tiến đánh Đại Cồ Việt theo đường thủy (sông Bạch Đằng) và đường bộ (Lạng Sơn).
+ Lê Hoàn trực tiếp tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến.
+ Trên bộ, quân dân Tiền Lê chặn đánh quyết liệt, buộc quân Tống phải rút về nước.
- Kết quả: cuộc kháng chiến chống Tống xâm lược của nhân dân ta giành thắng lợi.
- Ý nghĩa: Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược không những biểu thị ý chí quyết tâm chống ngoại xâm của dân tộc, mà còn chứng tỏ bước phát triển của đất nước và khả năng bảo vệ độc lập của quân dân Đại Cồ Việt.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây