Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 0 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Công cuộc xây dựng đất nước thời Trần (1226-1400) SVIP
Trong tác phẩm "Lịch sử nước ta" (1941), Hồ Chí Minh đã viết về nhà Trần:
"Đời Trần văn giỏi võ nhiều/Ngoài đời thịnh vượng, trong triều hiền minh"
Vậy nhà Trần được thành lập như thế nào? Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của nước Đại Việt dưới thời Trần ra sao?
1. Sự thành lập nhà Trần
- Từ cuối thế kỉ XII, nhà Lý ngày càng suy yếu do đó phải dựa vào nhà Trần để đánh dẹp các thế lực chống đối.
- Tháng 1-1226, Lý Chiêu Hoàng (vị vua cuối cùng của nhà Lý) buộc phải nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, chính thức kết thúc 216 năm tồn tại của nhà Lý, nhà Trần được thành lập.
2. Tình hình chính trị
a) Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước:
- Tổ chức theo chế độ quân chủ trung ương tập quyền, gồm ba cấp: triều đình (do vua đứng đầu), các đơn vị hành chính trung gian (lộ, phủ, huyện châu) và cấp hành chính cơ sở (hương, xã).
- Các vua Trần thường chỉ ở ngôi một thời gian rồi nhường ngai vàng cho con, xưng là Thái Thượng hoàng, cùng quản lí đất nước. Nhà Trần còn thi hành chế độ hôn nhân nội tộc nhằm tạo dựng một tập đoàn dòng họ vững mạnh.
Nhận xét: Bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương được tổ chức quy củ và hoàn thiện hơn so với thời Lý.
b) Quân đội:
- Bao gồm cấm quân (giữ kinh thành), biên quân (giữ biên ải), lộ quân (đóng ở các lộ), được xây dựng theo chính sách "Ngụ binh ư nông".
c) Luật pháp:
- Đề cao sự nghiêm minh, năm 1341, nhà Trần ban hành bộ Quốc triều hình luật.
d) Đối ngoại:
- Thi hành chính sách ngoại giao hòa hiếu với các vương triều phương Bắc, Chăm-pa, Chân Lạp, Ai Lao...đều đến tiến cống, thiết lập quan hệ bang giao và buôn bán với Đại Việt.
3. Tình hình kinh tế
a) Nông nghiệp:
- Thi hành nhiều chính sách tích cực nhằm phục hồi và phát triển nông nghiệp như: khai hoang mở rộng diện tích canh tác, đắp đê, xây dựng các công trình thủy lợi.
b) Thủ công nghiệp:
- Tiếp tục duy trì các xưởng thủ công nhà nước, chuyên đúc tiền, sản xuất vũ khí, đóng thuyền,...
- Thủ công nghiệp dân gian phát triển với nhiều ngành nghề như làm đồ gốm, rèn sắt, đúc đồng, dệt vải lụa,...
@200194093725@
c) Thương nghiệp:
- Thương nghiệp phát triển mạnh, thuyền buôn ngoại quốc thường xuyên đến buôn bán ở các cảng như Vân Đồn (Quảng Ninh), Hội Thống (Nghệ An-Hà Tĩnh),..Gốm sứ trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Đại Việt.
"Chợ ở thôn xóm hai tháng họp một lần, trăm thứ hàng hóa tụ tập lại ở đấy. Cứ 5 dặm thì dựng một ngôi nhà, bốn mặt đều đặt chõng để làm nơi họp chợ".
"Thuyền bè nước ngoài đến tụ họp ở đây (tức Hội Thống, Vân Đồn), mở chợ ngay trên thuyền. Cảnh buôn bán thật là thịnh vượng".
4. Tình hình xã hội
Xã hội thời Trần tiếp tục có sự phân hóa.
- Tầng lớp quý tộc, quan lại hưởng nhiều đặc quyền, đặc lợi, làm chủ những điền trang thái ấp rộng lớn.
- Địa chủ ngày càng nhiều gắn liền với sự phát triển của ruộng đất tư nhân.
- Nông dân, thợ thủ công, thương nhân là lực lượng sản xuất chủ đạo và đông đảo nhất trong xã hội.
- Nô tì là tầng lớp thấp nhất trong xã hội, phục vụ trong các gia đình quý tộc, quan lại, địa chủ.
Nhận xét: Cuối thời Trần, mâu thuẫn giữa nông dân nghèo, tá điền, nô tì với địa chủ, quý tộc ngày càng tăng, dẫn đến các cuộc khởi nghĩa nổ ra ở nhiều nơi.
5. Tình hình văn hóa
a) Tư tưởng, tôn giáo
- Thời Trần, Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo đều được coi trọng. Nhiều nhà nho được cử giữ chức vụ quan trọng trong triều đình như Chu Văn An, Trương Hán Siêu,...Phật giáo được cả vua, quý tộc và nhân dân tôn sùng.
- Tín ngưỡng cổ truyền vẫn phổ biến trong dân như tục thờ tổ tiên, các anh hùng có công với dân tộc.
b) Giáo dục
- Năm 1253, Quốc Tử Giám được mở rộng và thu nhận cả con cái thường dân có sức học xuất sắc.
- Các trường học (trường công, trường tư) xuất hiện ở nhiều địa phương, trong đó nổi tiếng là trường Huỳnh Cung (Hoàng Mai, Hà Nội) của Chu Văn An.
c) Văn học, nghệ thuật
- Văn học chữ Hán và chữ Nôm rất phong phú và phát triển. Nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng ra đời trong thời kì này như Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu,...
- Các công trình kiến trúc tôn giáo được xây dựng khá nhiều, tiêu biểu như tháp Phổ Minh (Nam Định), tháp Bình Sơn (Vĩnh Phúc), chùa Thái Lạc (Hưng Yên),...
- Nghệ thuật diễn xướng phát triển nhiều loại hình như: chèo, tuồng, hát xẩm, múa rối,...
d) Khoa học - kĩ thuật
- Sử học: tiêu biểu là bộ Đại Việt sử kí do Lê Văn Hưu biên soạn - được coi là bộ quốc sử đầu tiên của Đại Việt.
- Thiên văn học: Đặng Lộ làm ra "Lung linh nghi" để đo đạc, tính toán thiên văn.
- Y học: có Thiền sư Tuệ Tĩnh - ông tổ của thuốc Nam - là người đầu tiên xây dựng nền y học truyền thống của người Việt.
- Quân sự: có Binh thư yếu lược của Trần Quốc Tuấn.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây