Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Chứng minh hệ thức, trung điểm, tỉ lệ cạnh liên quan đến tứ giác nội tiếp đường tròn SVIP
Cho tam giác $ABC$ có ba góc nhọn, các đường cao $AE$, $BF$ và $CN$ cắt nhau tại $H$ ($E\in BC$, $F\in AC$, $N\in AB$).
a) Chứng minh tứ giác $CEHF$ nội tiếp.
b) Kéo dài $FE$ cắt đường tròn đường kính $BC$ tại $M$. Chứng minh $BM=BN$.
c) Biết $AH=BC$. Tính số đo góc $A$ của tam giác $ABC$.
Hướng dẫn giải:
a) Gọi $I$ là trung điểm $HC$.
$HF \bot AC$ (gt) suy ra $\widehat{HFC}=90^\circ$
Xét tam giác $HFC$ vuông tại $F$, $FI$ là trung tuyến ứng với cạnh huyền nên $FI=HI=CI=\dfrac12HC$ (1)
$HE \bot BC$ (gt) suy ra $\widehat{HEC}=90^\circ$
Xét tam giác $HEC$ vuông tại $E$, $EI$ là trung tuyến ứng với cạnh huyền nên $EI=HI=CI=\dfrac12HC$ (2)
Từ (1) và (2) suy ra $FI=EI=HI=CI$.
$\Rightarrow CEHF$ là tứ giác nội tiếp đường tròn tâm $I$ đường kính $HC.$
b) $HN\bot AB$ (gt) suy ra $\widehat{ANH}=90^\circ $
$HF\bot AC$ (gt) suy ra $\widehat{AFH}=90^\circ $
Tương tự câu a) suy ra $AFHN$ là tứ giác nội tiếp.
Suy ra $\widehat{NAH}=\widehat{NFH}$ (hai góc nội tiếp cùng chắn cung $HN$) (3)
Tứ giác $HECF$ nội tiếp (cmt)
Suy ra $\widehat{HFE}=\widehat{HCE}$ (hai góc nội tiếp cùng chắn cung $HE$). (4)
Ta có $\widehat{BAE}=\widehat{NCB}$ (hai góc cùng phụ với $\widehat{ABC}$)
Suy ra $\widehat{NAH}=\widehat{HCE}$ (5)
Từ (3), (4), (5) suy ra $\widehat{NFH}=\widehat{HFE}$ hay $\widehat{NFB}=\widehat{BFM}$.
Xét $(O)$ có: $\widehat{NFB}=\widehat{BFM}$:
Suy ra sđ$\overset\frown{BN}=$ sđ$\overset\frown{BM}$ (hai góc nội tiếp bằng nhau hai cung chắn bằng nhau).
Suy ra $BN=BM$ (hai cung chắn bằng nhau hai dây bằng nhau) (đpcm).
c) Xét hai tam giác vuông $FAH$ và $FBH$ ta có:
$AH=BC$ (giả thiết)
$\widehat{FAH}=\widehat{FBC}$ (vì cùng phụ với góc $\widehat{ACE}$)
Vậy $\Delta FAH=\Delta FBC$ $\Rightarrow FA=FB$
Mặt khác tam giác $AFB$ vuông có $FA=FB$ nên nó vuông cân.
Vậy $\widehat{BAC}=45^{\circ}$.
Cho đường tròn (O) và điểm A nằm bên ngoài đường tròn. Từ $A$ kẻ các tiếp tuyến $AM,AN$với đường tròn $\left(O \right)\left(M,N \right.$là các tiếp điểm). Một đường thẳng đi qua $A$cắt đường tròn (O) tại hai điểm $P,Q$sao cho $P$nằm giữa $A$và Q, dây cung $PQ$ không đi qua tâm O. Gọi $I$là trung điểm của đoạn $PQ,J$là giao điểm của hai đường thẳng $AQ$và $MN.$Chứng minh rằng:
a) Năm điểm $A,M,O,I,N$ cùng nằm trên một đường tròn và $\widehat{JIM}=\widehat{JIN}$.
b) Tam giác $AMP$ đồng dạng với tam giác $AQM$ và $AP.AQ=AI.AJ$
Hướng dẫn giải:
a) Gọi $H$ là trung điểm $AO$.
Xét đường tròn $(O)$ có $I$ là trung điểm của dây cung $PQ$ (dây $PQ$ không đi qua tâm $O$).
Suy ra $OI \bot PQ$ nên $\widehat{PIO}=90^\circ$
Suy ra $\widehat{AIO}=90^\circ $
Ta có $\Delta AIO$ vuông tại $I$ có trung tuyến $IH$ ứng với cạnh huyền nên $HA=HO=HI=\dfrac{1}{2}AO$ (1)
$AM$ là tiếp tuyến của $(O)$ nên $\widehat{AMO}=90^\circ $(tính chất tiếp tuyến của đường tròn)
Suy ra $\Delta AMO$ vuông tại $M$ có trung tuyến $MH$ ứng với cạnh huyền nên $HA=HO=HM=\dfrac{1}{2}AO$ (2)
Chứng minh tương tự ta có $HA=HO=HN=\dfrac{1}{2}AO$ (3)
Từ (1), (2) và (3) suy ra $HA=HO=HN=HM=HI$.
Vậy năm điểm $A,M,O,I,N$ cùng nằm trên một đường tròn đường kính $AO$.
$\widehat{JIM}=\widehat{JIN}$;
$AM, \, AN$là tiếp tuyến của đường tròn $(O)$
Suy ra $OA$ là phân giác của $\widehat{MON}$ (tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau)
Do đó, $ \widehat{AOM}=\widehat{AON}$.
Ta có:
$\widehat{AOM}=\widehat{AIM}$ (hai góc nội tiếp cùng chắn cung $AM$)
$\widehat{AON}=\widehat{AIN}$ (hai góc nội tiếp cùng chắn cung $AN)$
Mà $\widehat{AOM}=\widehat{AON}$ (cmt)
Suy ra $\widehat{AIM}=\widehat{AIN}$ nên $\widehat{JIM}=\widehat{JIN}$ (đpcm)
b) Xét $(O)$ có: $\widehat{MQP}=\widehat{AMP}$ (cùng chắn cung $PM$)
Suy ra $\widehat{MQA}=\widehat{AMP}$
Xét $\Delta AMP$và $\Delta AQM$ có:
$\widehat{MAQ}$ chung
$\widehat{AMP}=\widehat{MQA}$
Vậy $\Delta AMP\backsim\Delta AQM$ (g.g)
Suy ra $\dfrac{AP}{AM}=\dfrac{AM}{AQ}$ (hai cặp cạnh tương ứng tỉ lệ)
$AP.AQ=AM^2$ (1)
Ta có: $\widehat{AMN}=\widehat{AIN}$ (cùng chắn cung $AN$) suy ra $\widehat{AMJ}=\widehat{JIN}$
Mà $\widehat{JIM}=\widehat{JIN}$ (cmt) suy ra $\widehat{AMJ}=\widehat{JIM}$
$\widehat{AMJ}=\widehat{AIM}$
Xét $\Delta AMJ$và $\Delta AIM$có:
$\widehat{MAI}$ chung
$\widehat{AMJ}=\widehat{AIM}$
Vậy $\Delta AMJ\backsim \Delta AIM$ (g.g)
Suy ra $ \dfrac{AM}{AI}=\dfrac{AJ}{AM}$ (cặp cạnh tương ứng tỉ lệ) nên $AI.AJ=AM^2$ (2)
Từ (1) và (2) suy ra $AP.AQ=AI.AJ$ (đpcm).
Cho đường tròn tâm $O$, đường kính $AB$, dây $CD$ vuông góc với $AB$ tại $F$. Gọi $M$ là một điểm thuộc cung nhỏ $BC$ ($M$ khác $B$, $M$ khác $C$), hai đường thẳng $AM$ và $CD$ cắt nhau tại $E$
a) Chứng minh tứ giác $BMEF$ nội tiếp.
b) Chứng minh tia $MA$ là phân giác của góc $CMD$.
c) Chứng minh $AC^2=AE.AM$.
Hướng dẫn giải:
a) Gọi $I$ là trung điểm $EB$.
$CD$ vuông góc với $AB$ tại $F$ nên tam giác $EFB$ vuông tại $F$ có trung tuyến $FI$ ứng với cạnh huyền
Suy ra $FI=EI=BI=\dfrac{1}{2}EB$ (1)
$\widehat{AMB}=90^\circ$ do $M$ thuộc đường tròn đường kính $AB.$
Suy ra tam giác $EMB$ vuông tại $M$ có trung tuyến $MI$ ứng với cạnh huyền
Suy ra $MI=EI=BI=\dfrac{1}{2}EB$ (2)
Từ (1) và (2) suy ra $MI=EI=BI=FI$
Vậy tứ giác $BMEF$ nội tiếp đường tròn tâm $I$ đường kính $BE$.
b) Ta có $AB\bot CD\Rightarrow F$ là trung điểm của $CD$ (mối liên hệ giữa đường kính và dây cung)
Suy ra $ AB$ là đường trung trực của $CD$
Suy ra sđ$\overset\frown{AC}$ = sđ$\overset\frown{AD\,}$
Ta có $\widehat{AMC}=\dfrac{1}{2}$sđ$\overset\frown{AC}$ và $\widehat{AMD}=\dfrac{1}{2}$sđ$\overset\frown{AD}$
Do đó, $\widehat{AMC}=\widehat{AMD}\Rightarrow AM$ là phân giác của $\widehat{CMD}$
c) Xét $\Delta ACE$ và $\Delta AMC$ có: $\widehat{A}$ chung
$\widehat{AMC}=\dfrac{1}{2}$sđ$\overset\frown{AC}$ và $\widehat{ACD}=\dfrac{1}{2}$sđ$\overset\frown{AD}$
Suy ra $\widehat{AMC}=\widehat{ACD}$
Do đó, $ \Delta ACE \backsim \Delta AMC$ (g-g)
Nên $\dfrac{AC}{AM}=\dfrac{AE}{AC}$ hay $AC^2=AE.AM$
Cho hai đường tròn $(O;R)$ và $(O';r)$ tiếp xúc ngoài tại $A$ $\left(R>r \right)$. Gọi $BC$ là tiếp tuyến chung ngoài của hai đường tròn này (với $B \in (O)$ và $C\in (O')$). Tiếp tuyến chung tại$A$ của hai đường tròn $(O)$ và $(O')$ cắt đoạn thẳng $BC$ tại $M$.
a) Chứng minh $OM$ vuông góc với $O'M$.
b) Gọi $E$ là giao điểm của $AB$ với $OM$ và $F$ là giao điểm của $AC$ với $O'M$. Chứng minh $\widehat{MFE}=\widehat{EOO'}$.
c) Gọi I là tâm đường tròn ngoại tiếp tứ giác $OEFO'$, $K$ là trung điểm của $AM$. Chứng minh $OO'=2IK.$
Hướng dẫn giải:
a) Chứng minh $OM$ vuông góc với $O'M$.
Vì $MA$ và $MB$ là tiếp tuyến của $(O)$ nên $MO$ là tia phân giác của $\widehat{AMB}$.
Do đó $\widehat{OMA}=\dfrac{1}{2}\widehat{BMA}$
$MA$ và $MC$ là tiếp tuyến của $\left(O' \right)$ nên $MO'$ là tia phân giác của $\widehat{AMC}$.
Do đó $\widehat{O'MA}=\dfrac{1}{2}\widehat{CMA}$
Suy ra $\widehat{OMO'}=\widehat{OMA}+\widehat{O'MA}=\dfrac12\left(\widehat{BMA}+\widehat{CMA} \right)=\dfrac{1}{2}.180^\circ=90^\circ$
Suy ra $OM \bot O'M$
b) Ta có: $MB=MA$ (tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau)
$OB=OA$ (bằng bán kính $R$)
Suy ra $ MO$ là đường trung trực của $AB$
Suy ra $MO\bot AB$ tại $E$ nên $ \widehat{MEA}=90^\circ$
Tương tự, ta có: $\widehat{MFA}=90^\circ$
Xét tứ giác $MEAF$ có: $\widehat{MEA}=\widehat{MFE}=\widehat{OMO'}=90^\circ$
Suy ra tứ giác $MEAF$là hình chữ nhật (theo dấu hiệu nhận biết)
Do đó $MEAF$ là tứ giác nội tiếp
Suy ra $\widehat{MFE}=\widehat{MAE}$
Trong tam giác vuông $AOM$, ta có $\widehat{MAE}=\widehat{OAE}$
Vì vậy $\widehat{MFE}=\widehat{EOO'}$.
c) Cần xác định tâm $I$ của đường tròn ngoại tiếp tứ giác $OEFO'$
Vẽ hai đường trung trực của hai đoạn thẳng $EO$ và $FO'$ lần lượt cắt $EO$ và $FO'$ tại $H$ và $J$.
Hai đường trung trực này cắt nhau tại $I$. $I$ chính là tâm đường tròn ngoại tiếp tứ giác $OEFO'$.
Qua $O$ vẽ đường thẳng song song với $MO'$. Qua $O'$ vẽ đường thẳng song song với $MO$.
Hai đường thẳng này cắt nhau tại $N$.
Theo cách vẽ ta được tứ giác $MONO'$ là hình chữ nhật (vì có 3 góc vuông).
Suy ra $OO'=MN$ (hai đường chéo của hình chữ nhật)
Chứng minh $I$ là trung điểm của $ AN$:
Hình thang $AEON$ có $HE=HO$ và $HI$ // $EA$ // $ON$
Suy ra $HI$ đi qua trung điểm của $AN$ (1)
Tương tự, ta có $JI$ đi qua trung điểm của $AN$ (2)
Mà $I=HI \cap JI$ (3)
Từ (1), (2) và (3) suy ra $I$ là trung điểm của $AN$
Xét $\Delta AMN$có $IK$ là đường trung bình của tam giác nên
$ IK=\dfrac{1}{2}MN$ hay $ IK=\dfrac{1}{2}OO'$.
Cho nửa đường tròn đường kính $AD$ Lấy điểm $B$ thuộc nửa đường tròn ($B$ khác $A$ và $D$), trên cung $BD$ lấy điểm $C$ ($C$ khác $B$ và $D$). Hai dây $AC, \, BD$ cắt nhau tại điểm $E.$ Kẻ đoạn thẳng $EF$ vuông góc với $AD$, (F\in AD)$.
a) Chứng minh tứ giác $ABEF$ nội tiếp.
b) Chứng minh $AE.AC=AF.AD$.
c) Chứng minh $E$ là tâm đường tròn nội tiếp tam giác $BFC$.
Hướng dẫn giải:
a) Chứng minh tứ giác $ABEF$nội tiếp
Gọi $I$ là trung điểm của $AE$.
$B$ thuộc $(O)$ nên $\widehat{ABD}=90^\circ $(góc nội tiếp chắn nửa đường tròn)$
Suy ra $ \widehat{ABE}=90^\circ$.
Xét tam giác $ABE$ vuông tại $B$, $BI$ là trung tuyến ứng với cạnh huyền nên $BI=EI=AI=\dfrac{1}{2}AE$ (1)
$EF\bot AD$ (gt) nên $\widehat{AFE}=90^\circ $
Xét tam giác $AFE$ vuông tại $F$, $FI$ là trung tuyến ứng với cạnh huyền nên $FI=EI=AI=\dfrac{1}{2}AE$ (2)
Từ (1) và (2) suy ra $FI=EI=AI=BI$
Suy ra $ABEF$ là tứ giác nội tiếp.
b) $C \in (O)$ suy ra $\widehat{ACD}=90^\circ $ (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn)
Xét $\Delta AFE$ và $\Delta ACD$ có:
$\widehat{CAD}$ chung
$\widehat{AFE}=\widehat{ACD}=90^\circ $
Do đó $\Delta AFE\backsim\Delta ACD$ (g.g)
Suy ra $\dfrac{AF}{AC}=\dfrac{AE}{AD}\Rightarrow AC.AE=AF.AD$
a) Ta chứng minh $FE$ là phân giác của $\widehat{BFC}$
Xét $\left(O \right): \, \widehat{BAC}=\widehat{BDC}$ (hai góc nội tiếp cùng chắn cung $BC$)
Suy ra $\widehat{BAE}=\widehat{EDC}\,\,(1)$
Tứ giác $ABEF$ nội tiếp (cmt) nên $\widehat{BAE}\,=\widehat{BFE}$ (cùng chắn cung $BE)$ $(2 )$
Tứ giác $CDFE$ có $\widehat{ECD}=\widehat{EFD}=90^\circ$ nên $CDFE$là tứ giác nội tiếp
Suy ra $\widehat{EFC}\,=\widehat{EDC}\,$(cùng chắn cung $EC$) (3)
Từ (1), (2), (3) ta có $\widehat{BFE}=\widehat{EFC}$ nên $FE$là phân giác của $\widehat{BFC}\,$
Chứng minh $CE$ là phân giác của góc $BCF$
Xét $\left(O \right)$có $\widehat{ACB}\,=\widehat{ADB}\,$ (cùng chắn cung $AB$)
Suy ra $\widehat{ECB}\,=\widehat{EDF}\,$
Tứ giác $CDFE$ nội tiếp (cmt) nên $\widehat{ECF}\,=\widehat{EDF}\,$ (cùng chắn cung $EF$)
Suy ra $\widehat{ECB}\,=\widehat{ECF}$ nên $CE$ là phân giác $\widehat{BCF}\,$
$\Delta BCF$ có $FE, \, CE$là hai đường phân giác cắt nhau tại $E$
Nên $E$ là tâm đường tròn nội tiếp tam giác $BCF$.
Cho tam giác $ABC$ nhọn với $AB>AC$. Các đường cao $BM,CN$ cắt nhau tại $H$.
a) Chứng minh tứ giác $AMHN$ nội tiếp.
b) Gọi $D$ là giao điểm của $AH$và $BC.$ Chứng minh $AD$ là phân giác của $\widehat{MDN}\,$.
c) Đường thẳng qua $D$ và song song với $MN$ cắt $AB,CN$ lần lượt tại $I,J.$ Chứng minh $D$ là trung điểm $IJ$.
Hướng dẫn giải:
a) Ta có $HM\bot AC$ và $HN\bot AB$ suy ra $\widehat{HMA}\,=\widehat{HNA}\,=90^\circ $
Gọi $O$ là trung điểm của $AH$.
Xét tam giác $ANH$ vuông tại $N$, $NO$ là trung tuyến ứng với cạnh huyền nên $NO=AO=OH=\dfrac{1}{2}AH$ (1)
Xét tam giác $AMH$ vuông tại $M$, $MO$ là trung tuyến ứng với cạnh huyền nên $MO=AO=OH=\dfrac{1}{2}AH$ (2)
Từ (1) và (2) suy ra $MO=AO=OH=NO$
Suy ra tứ giác $AMHN$ là tứ giác nội tiếp.
b) Tương tự câu a, ta có
$\widehat{HMC}\,=\widehat{HDM}\,=90^\circ$ suy ra $HDCM$ là tứ giác nội tiếp
Suy ra $\widehat{HDM}\,=\widehat{HCM}$ (cùng chắn cung $HM$)
$\widehat{HDB}=\widehat{HNB}=90^\circ$ suy ra $HDBN$ là tứ giác nội tiếp
Suy ra $ \widehat{NDH}\,=\widehat{NBH}\,$(cùng chắn cung $HN)$
Mà $\widehat{HCM}\,=\widehat{NBH}\,$(cùng phụ với $\widehat{BAC}\,)$
Suy ra $ \widehat{HDM}=\widehat{HDN}$
Do đó, $AD $ là phân giác của $\widehat{MDN}$.
c) Ta có: Tứ giác $AMHN$ nội tiếp (cmt) suy ra $ \widehat{HNM}\,=\widehat{HAM}\,$ (cùng chắn cung $HM)$
Mà $\widehat{HAM}\,=\widehat{HBD}\,$ (cùng phụ với $\widehat{ACB}\,)$
Tứ giác $HDBN$nội tiếp suy ra $ \widehat{HBD}\,=\widehat{HND}\,$ (cùng chắn cung $HD)$
Do đó, $\widehat{HNM}\,=\widehat{HND}\,$
Ta lại có $IJ$ // $MN$ (gt) suy ra $ \widehat{HNM}\,=\widehat{HJI}\,=\widehat{HJD}\,$ (hai góc so le trong bằng nhau)
Suy ra $ \widehat{HND}\,=\widehat{HJD}\,$ hay $\Delta DNJ$ cân tại $D$ nên $DN=DJ$ $\left(1 \right)$
Vì $\widehat{HND}\,=\widehat{HJD}$ (cmt)
$90^\circ -\widehat{HND}=90^\circ -\widehat{HJD}$
$\widehat{DNI}\,=\widehat{NID}$.
Suy ra $\Delta NID$ cân tại $D$ nên $DN=DI$ (2)
Từ (1) và (2) suy ra $DI=DJ$ $(=DN)$
Vậy $D$ là trung điểm $IJ$.
Cho đường tròn $(O)$. Từ một điểm $M$. ở ngoài đường tròn $(O)$, kẻ hai tiếp tuyến $MA, \, MB$ với đường tròn $(O)(A,B$ là hai tiếp điểm).
a) Chứng minh $MAOB$ là tứ giác nội tiếp.
b) Vẽ đường kính $BK$ của đường tròn $(O)$, $H$ là điểm trên $BK$ sao cho $AH$ vuông góc $BK$. Điểm $I$ là giao điểm của $AH,MK$. Chứng minh $I$ là trung điểm của $HA$. (Sử dụng bổ đề: tứ giác có hai đỉnh kề cùng nhìn một cạnh dưới các góc bằng nhau thì nội tiếp đường tròn).
Hướng dẫn giải:
a) Vì $MA, \, MB$ là các tiếp tuyến của $(O)$ lần lượt tại $A, \, B$ nên $\widehat{MAO}=\widehat{MBO}=90^\circ $ (định nghĩa).
Gọi $P$ là trung điểm của $OM$.
Xét tam giác $MAO$ vuông tại $A$, $AP$ là trung tuyến ứng với cạnh huyền nên $AP=PO=PM=\dfrac{1}{2}OM$ (1)
Xét tam giác $MBO$ vuông tại $B$, $BP$ là trung tuyến ứng với cạnh huyền nên $BP=PO=PM=\dfrac{1}{2}OM$ (2)
Từ (1) và (2) suy ra $BP=PO=PM=AP$
Suy ra tứ giác $MAOB$ nội tiếp đường tròn tâm $P$ đường kính $OM$.
b) Gọi $N$ là giao điểm của $AB$ với $MO$.
$C$ là giao điểm giữa $MK$ với đường tròn $(O)$
Ta có: $OA=OB$ suy ra $O$ thuộc trung trực của $AB$.
Tứ giác $MCNB$ có $\widehat{MCB}=\widehat{MNB}=90^\circ $.
Suy ra tứ giác $MCNB$ nội tiếp.
Khi đó $\widehat{NMB}=\widehat{NCB}$ (hai góc cùng chắn một cung $BN$)
Ta có: $\widehat{NMB}=\widehat{NBO}$ (cùng phụ với $\widehat{MBN}$)
Suy ra $ \widehat{NCB}=\widehat{NBO}.$
Mà $\widehat{NCB}+\widehat{NCI}=90^\circ, \, \widehat{NAI}+\widehat{NBO}=90^\circ $
Suy ra $\widehat{NCI}=\widehat{NAI}$.
Xét tứ giác $ACNI$ có: $\widehat{NCI}=\widehat{NAI}$ (cmt), suy ra tứ giác $ACNI$ nội tiếp (tứ giác có hai đỉnh kề cùng nhìn một cạnh dưới các góc bằng nhau).
$\Rightarrow \widehat{ANI}=\widehat{ACI}$ (hai góc cùng chắn cung $AI$).
Trong $(O)$ có: $\widehat{ACI}=\widehat{ABK}$ (hai góc nội tiếp cùng chấn cung $AK$)
Suy ra $\widehat{ANI}=\widehat{ABK}$.
Mà hai góc này vị trí đồng vị nên $NI$ // $BK$
Tam giác $ABK$ có: $NI$ // $BK$ và $NA=NB=\dfrac{1}{2}AB$
Suy ra $I$ là trung điểm của $AH$ nên $IA=IH$ (định lí đường trung bình của tam giác) (đpcm).
Cho nửa đường tròn $(O)$ đường kính $AB$. Vẽ tia tiếp tuyến $Ax$ cùng phía với nửa đường tròn đường kính $AB$. Lấy một điểm $M$ trên tia $Ax, \, (M \ne A)$. Vẽ tiếp tuyến $MC$ với nửa đường tròn $(O)$ ($C$ là tiếp điểm). Vẽ $AC$ cắt $OM$ tại $E$, Vẽ $MB$ cắt nửa đường tròn $(O)$ tại $D, \, (D \ne B)$. Chứng minh:
a) Tứ giác $AMDE$ nội tiếp trong một đường tròn.
b) $MA^2=MD . MB$.
c) Vẽ $CH$ vuông góc với $AB, (H \in AB)$. Chứng minh rằng $MB$ đi qua trung điểm của đoạn thẳng $CH$. (Sử dụng bổ đề: Tứ giác có hai đỉnh kề cùng nhìn một cạnh dưới các góc bằng nhau thì nội tiếp đường tròn)
Hướng dẫn giải:
a) Ta có: $OA=OC$ nên $O$ thuộc trung trực của $AC$.
$MA=MC$ (tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau) nên $M$ thuộc trung trực của $AC$.
Suy ra $OM$ là trung trực của $AC$ hay $OM\bot AC$ tại $E$
Do đó, $\widehat{AEM}=90^\circ $.
Ta có $\widehat{ADB}=90^\circ $ (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn)
Hay $\widehat{ADM}=90^\circ $.
Gọi $I$ là trung điểm $AM$.
Xét tam giác $MAD$ vuông tại $D$, $DI$ là trung tuyến ứng với cạnh huyền nên $DI=MI=AI=\dfrac{1}{2}AM$ (1)
Xét tam giác $MAE$ vuông tại $E$, $EI$ là trung tuyến ứng với cạnh huyền nên $EI=MI=AI=\dfrac{1}{2}AM$ (2)
Từ (1) và (2) suy ra $DI=EI=MI=AI$
Suy ra $AMDE$ là tứ giác nội tiếp đường tròn đường kính $AM$.
b) Xét $\Delta MAD$ và $\Delta MBA$ có:
$\widehat{AMB}$ chung;
$\widehat{MDA}=\widehat{MAB}=90^\circ $
Do đó, $ \Delta MAD\backsim\Delta MBA$ (g.g)
Suy ra $ \dfrac{MA}{MD}=\dfrac{MB}{MA}$ (hai cạnh tương ứng)
Suy ra $MA^2=MD.MB$.
c) Gọi $MB\cap CH=\{N\}$.
Vì $AEDM$ là tứ giác nội tiếp (cmt) nên $\widehat{DEC}=\widehat{AMD}$ (góc ngoài và góc trong tại đỉnh đối diện của tứ giác nội tiếp).
Mà $\widehat{AMD}=\widehat{DAB}$ (cùng phụ với $\widehat{MAD}$) nên $\widehat{DEC}=\widehat{DAB}$ (1).
Ta có $\widehat{DNC}=\widehat{BNH}$ (đối đinh), mà $\widehat{BNH}+\widehat{NBH}=90^\circ$
$\widehat{DAB}+\widehat{NBH}=90^\circ$
Suy ra $ \widehat{BNH}=\widehat{DAB}$ hay $\widehat{DNC}=\widehat{DAB}$ (2).
Từ (1) và (2) suy ra $\widehat{DEC}=\widehat{DNC}$.
Do đó, $DENC$ là tứ giác nội tiếp (tứ giác có 2 đỉnh kề cùng nhìn một cạnh dưới các góc bằng nhau).
Suy ra $\widehat{DNE}=\widehat{DCE}$ (hai góc nội tiếp cùng chắn cung $DE$).
Mà $\widehat{DCE}=\widehat{DCA}=\widehat{DBA}$ (hai góc nội tiếp cùng chắn cung $DA$).
Suy ra $ \widehat{DNE}=\widehat{DBA}$.
Mà hai góc này nằm ở vị trí đồng vị nên $EN$ // $AB$ hay $EN$ // $AH$.
Mà $E$ là trung điểm của $AC$ (do $OM$ là trung trực của $AC,OM\cap AC=\{E\}$).
Nên $N$ là trung điểm của $CH$ (định lí đường trung bình trong tam giác $ACH$).
Vậy $MB$ đi qua $N$ là trung điểm của $CH$ (đpcm).
Cho tam giác $ABC$ vuông tại $A,\,(AB<AC)$ nội tiếp trong đường tròn tâm $O$. Dựng đường thẳng $d$ qua $A$ song song $BC$, đường thẳng $d'$ qua $C$ song song $BA$, gọi $D$ là giao điểm của $d$ và $d'$. Dựng $AE$ vuông góc $BD$ ($E$ nằm trên $BD$), $F$ là giao điểm của $BD$ với đường tròn $(O)$. Chứng minh:
a) Tứ giác $AECD$ nội tiếp đường tròn.
b) $\widehat{AOF}=2\widehat{CAE}$.
c) Tứ giác $AECF$ là hình bình hành.
d) $DF.DB=2AB^2$.
Hướng dẫn giải:
a) ta có $\widehat{BAC}=90^\circ $ (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn)
Tứ giác $ABCD$ là hình bình hành suy ra $AB$ // $CD$ nên $\widehat{ACD}=\widehat{BAC}=90^\circ $ (hai góc so le trong)
Gọi $N$ là trung điểm của $AD$.
Xét tam giác $DAE$ vuông tại $E$, $EN$ là trung tuyến ứng với cạnh huyền nên $EN=AN=ND=\dfrac{1}{2}AD$ (1)
Xét tam giác $DAC$ vuông tại $C$, $CN$ là trung tuyến ứng với cạnh huyền nên $CN=AN=ND=\dfrac{1}{2}AD$ (2)
Từ (1) và (2) suy ra $EN=CN=AN=ND$
Do đó tứ giác $AECD$ nội tiếp.
b) Tứ giác $AECD$ nội tiếp suy ra $ \widehat{CAE}=\widehat{CDE}$ (hai góc nội tiếp chắn cung $EC$)
$AB$ // $CD$ suy ra $ \widehat{CDE}=\widehat{ABD}$ (so le trong)
Suy ra $\widehat{CAE}=\widehat{ABD}$
Mà $\widehat{ABD}$ là góc ở tâm; $\widehat{AOF}$ là góc nội tiếp chắn cung $AF$
Nên $\widehat{AOF}=2.\widehat{ABD}$ hay $\widehat{AOF}=2.\widehat{CAE}$
c) Ta có $\widehat{BFC}=90^\circ $ (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn)
Suy ra $AE$ // $CF$ (cùng vuông góc với $BD$)
Lại có $\widehat{AFB}=\widehat{ACB}=\widehat{CAD}=\widehat{FEC}$ nên $AF$ // $EC$
Do đó tứ giác $AECF$ là hình bình hành.
d) Gọi giao điểm của $AC$ và $BD$blà $I$, do tứ giác $ABCD$ là hình bình hành nên $IA=IC;IB=ID;AB=CD$
Xét tam giác $DCI$ vuông tại $C$ có $CF$ là đường cao nên $CD^2=DF.DI$ hay $AB^2=DF.DI$
Suy ra $2AB^2=2.DF.DI$ mà $2DI=BD$ do đó $2A{{B}^{2}}=DF.BD$.
Cho đường tròn $(O;R)$ và dây $MN$ cố định $(MN<2R)$. Kẻ đường kính $AB$ vuông góc với dây $MN$ tại $E$. Lấy điểm $C$ thuộc dây $MN$, ($C$ khác $M,N,E)$. Đường thẳng $BC$ cắt đường tròn $(O;R)$ tại điểm $K$ ($K$ khác $B$).
a) Chứng minh $AKCE$ là tứ giác nội tiếp.
b) Chứng minh $BM^2=BK.BC$.
c) Gọi $I$ là giao điểm của hai đường thẳng $AK, \, MN;\,D$ là giao điểm của hai đường thẳng $AC$ và $BI.$ Chứng minh điểm $C$ cách đều ba cạnh của tam giác $DEK$.
Hướng dẫn giải:
a) Ta có:$\widehat{AKE}=90^\circ $ (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn) suy ra $\widehat{AKC}=90^\circ $
$AB\bot MN$ tại $E$ nên $\widehat{AEC}=90^\circ $
Gọi $P$ là trung điểm $AC.$
Xét tam giác $AKC$ vuông tại $K$, $KP$ là trung tuyến ứng với cạnh huyền nên $KP=AP=PC=\dfrac{1}{2}AC$ (1)
Xét tam giác $AEC$ vuông tại $E$, $EP$ là trung tuyến ứng với cạnh huyền nên $EP=AP=PC=\dfrac{1}{2}AC$ (2)
Từ (1) và (2) suy ra $EP=KP=AP=PC$
Vậy $AKCE$ là tứ giác nội tiếp.
2) Ta có $AB\bot MN$ nên $B$ là điểm chính giữa cung $MN$ suy ra sđ$\overset\frown{BM}=$ sđ$\overset\frown{BN}$
Suy ra $ \widehat{BMN}=\widehat{MKB}$ (2 góc nội tiếp chắn hai cung bằng nhau)
Suy ra $\widehat{BMC}=\widehat{BKM}$
Xét $\Delta BCM$ và $\Delta BMK$ có:
$\widehat{MBK}$ chung
$\widehat{BMC}=\widehat{BKM}$ (cmt)
Suy ra $\Delta BCM \backsim \Delta BMK$ (g.g)
Do đó, $ \dfrac{BC}{BM}=\dfrac{BM}{BK}$ hay $B{{M}^{2}}=BC. BK.$
3) Tam giác $ABI$ có $BK\bot AI$ (do $\widehat{AKB}=90^\circ$),
$IE\bot AB$ (do $AB\bot MN$)
Do đó, $BK,IE$ là hai đường cao của $\Delta ABI$ nên $C$ là trực tâm $\Delta ABI$
Suy ra $AD$ là đường cao của tam giác $ABI$ suy ra $ AD\bot IB$
Hay $\widehat{ADB}=90{}^\circ $
Mà $AB$vlà đường kính của đường tròn $\left(O \right)$ suy ra $D\in \left(O \right)$
Xét $\left(O \right)$ có:
$\widehat{ADK}=\widehat{ABK}$ (hai góc nội tiếp cùng chắn cung $AK)$
$\widehat{DKB}=\widehat{DAB}$ (hai góc nội tiếp cùng chắn cung $BD)$
Tứ giác $AKCE$ nội tiếp suy ra $ \widehat{CKE}=\widehat{CAE}$ (hai góc nội tiếp cùng chắn cung $CE)$
$ \widehat{BKE}=\widehat{DAB}$
$\widehat{DKB}=\widehat{DAB}$
Do đó, $KB$ là tia phân giác của $\widehat{DKE}$
Tứ giác $BDCE$ có: $\,\widehat{BDC}=90{}^\circ ;\widehat{CEB}=90{}^\circ $
$\Rightarrow BDCE$ là tứ giác nội tiếp
Suy ra $\widehat{CDE}=\widehat{CBE}$ (cùng chắn cung $CE)$
Suy ra $\widehat{ADE}=\widehat{ABK}$
$\widehat{ADK}=\widehat{ADE}$
$DA$ là tia phân giác của $\widehat{EDK}$
Tam giác $DEK$ có:
$KB$ là tia phân giác của $\widehat{DKE};\,DA$ là tia phân giác của $\widehat{EDK}$
Mà $C$ là giao điểm của $KB,DA$ suy ra $ C$là tâm đường tròn nội tiếp $\Delta DEK$
Vậy $C$ cách đều ba cạnh của tam giác $DEK$.
Cho tam giác nhọn $ABC$ có $AB<AC$ và nội tiếp đường tròn $(O)$. Gọi $H$ là chân đường cao hạ từ đỉnh $A$ của tam giác $ABC$ và $E$ là hình chiếu vuông góc của điểm $B$ lên đường thẳng $AO$.
a) Chứng minh $AEHB$ là tứ giác nội tiếp
b) Chứng minh đường thẳng $HE$ vuông góc với đường thẳng $AC$.
c) Gọi $M$ là trung điểm của cạnh $BC.$ Tính tỉ số $\dfrac{ME}{MH}$.
Hướng dẫn giải:
a) Chứng minh $AEHB$ là tứ giác nội tiếp
Ta có: $AH\bot BC$ nên $ \widehat{AHB}=90^\circ,$
$AE\bot BE$ nên $\widehat{AEB}=90^\circ $
Gọi $N$ là trung điểm của $AB$.
Xét tam giác $BAE$ vuông tại $E$, $EN$ là trung tuyến ứng với cạnh huyền nên $EN=AN=NB=\dfrac{1}{2}AB$ (1)
Xét tam giác $BAH$ vuông tại $H$, $HN$ là trung tuyến ứng với cạnh huyền nên $HN=AN=NB=\dfrac{1}{2}AB$ (2)
Từ (1) và (2) suy ra $EN=HN=AN=NB$ nên $AEHB$ là tứ giác nội tiếp.
b) Kéo dài $AO$ cắt đường tròn $\left(O \right)$ tại $K$ khi đó $AK$ là đường kính của đường tròn tâm $O$, ta có $C$ thuộc đường tròn $(O)$ suy ra $\widehat{ ACK}=90^\circ $ (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn)
Do đó, $CK\bot AC$
Tứ giác $AEHB$ nội tiếp (cmt)$\Rightarrow \widehat{EHC}=\widehat{BAE}$(hai góc cùng bù với $\widehat{EHB})$
$\Rightarrow \widehat{EHC}=\widehat{KAB}$
Xét (O) có: $\widehat{KAB}=\widehat{BCK}$ (hai góc nội tiếp cùng chắn cung BK)
$\Rightarrow \widehat{EHC}=\widehat{BCK}$mà hai góc này ở vị trí so le trong $\Rightarrow HE//CK$
Ta có $C K\bot AC$ (cmt)
$CK$ // $HE$
Suy ra $HE\bot AC$
c) Ta có $N$ là tâm đường tròn ngoại tiếp tứ giác $ABHE$ suy ra $NE=NH$ (1)
Tam giác $ABC$có: M, N lần lượt là trung điểm $BC,AB$
Suy ra $MN$là đường trung bình của tam giác $ABC\Rightarrow MN//AC$
Mà $HE\bot AC(cmt)\Rightarrow MN\bot HE\left(2 \right)$
Từ (1) và $\left(2 \right)\Rightarrow MN$là đường trung trực của $HE\Rightarrow MH=ME\Rightarrow \dfrac{ME}{MH}=1$.