Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Chủ đề 1: Các cuộc đại phát kiến địa lý thế kỷ XV-XVI SVIP
I. NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA CÁC CUỘC ĐẠI PHÁT KIẾN ĐỊA LÝ
- Do yêu cầu phát triển của sản xuất, nhu cầu hương liệu, vàng bạc, nguyên liệu và thị trường buôn bán mới,... từ cuối thế kỉ XV đến đầu thế kỉ XVI, thương nhân Tây Âu đẩy mạnh trao đổi buôn bán với các nước ở châu Á.
- Từ thế kỉ XV, con đường giao lưu, buôn bán truyền thống giữa châu Âu và châu Á qua Tây Á, Địa Trung Hải bị người Thổ chiếm giữ, nên việc đi lại gặp khó khăn. Vì vậy, các nhà hàng hải Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đã đi tìm những con đường mới sang châu Á.
- Đến thế kỉ XV, các nhà hàng hải có nhiều hiểu biết mới về đại dương, có quan niệm mới về Trái Đất (thuyết Nhật tâm), vẽ được nhiều bản đồ, hải đồ ghi rõ các vùng đất, sử dụng các thiết bị đo lường thiên văn, la bàn khi di chuyển trên biển. Kĩ thuật đóng tàu có những tiến bộ mới, đóng được tàu có bánh lái, hệ thống buồm lớn như loại tàu Ca-ra-ven.
II. MỘT SỐ CUỘC PHÁT KIẾN ĐỊA LÝ CUỐI THẾ KỈ XV – ĐẦU THẾ KỈ XVI
1. Phát kiến địa lý của C.Cô-lôm-bô
- Không vòng qua châu Phi sang châu Á như các như hàng hải Bồ Đào Nha, C. Cô-lôm-bộ có ý định sang châu Á qua Đại Tây Dương. Được sự đồng ý của nhà vua và hoàng hậu Tây Ban Nha, năm 1492, ông bắt đầu cuộc hành trình của mình với ba con tàu. C. Cô-lôm-bô đã đến một số đảo thuộc vùng biển Ca-ri-bê. Khi trở về, ông được phong làm Phó vương Ấn Độ.
2. Phát kiến địa lí của Ph. Ma-gien-lăng
- Cùng quan niệm như C. Cô-lôm-bộ, Ph. Ma-gien-lăng tin rằng có thể sang châu Á bằng cách đi về phía tây.
- Tháng 9-1519, Ph. Ma-gien-lăng cùng 270 thuỷ thủ thực hiện hành trình đi về phía tây để tìm đường sang châu Á với năm con tàu. Đoàn tàu của ông đi vòng qua điểm cực Nam châu Mỹ, tiến vào đại duơng mà ông gọi là Thái Bình Dương. Đến quần đảo Phi-lip-pin, trong một trận giao tranh với thổ dân, Ph. Ma-gien-lăng đã bị giết chết. Các thuỷ thủ trong đoàn tiếp tục lên đường và trở về Tây Ban Nha vào tháng 6-1522.
- Như vậy, Ph.Ma-gien-lăng là người thực hiện chuyến đi đầu tiên vòng quanh Trái Đất bằng đường biển. Ông là người phát hiện ra eo biển cực Nam của châu Mỹ (sau này gọi là eo biển Ma-gien-lăng) và đặt tên biển Thái Bình Dương.
III. TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC ĐẠI PHÁT KIẾN ĐỊA LÝ
1. Tác động tích cực
- Thúc đẩy thương nghiệp Châu Âu phát triển, mở rộng thị trường, thúc đẩy giao lưu văn hóa Đông - Tây.
- Góp phần khẳng định trái đất hình cầu.
- Thúc đẩy nhanh sự tan rã của chế độ phong kiến Châu Âu.
2. Tác động tiêu cực
- Cuộc phát kiến địa lý biến những vùng đất mới thành thuộc địa, cướp bóc và nô lệ gây ra sự đau khổ cho các nước Châu Á, Phi, Mỹ La-tinh.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây