Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài soạn SVIP
A. Các kiến thức cần ghi nhớ
I. Khái niệm
1. Tự sự là kể lại 1 chuỗi các sự việc có mối liên hệ với nhau, cùng thể hiện một nội dung, ý nghĩa nào đó.
Các sự việc quan trọng là ý chính hình thành nên cốt truyện.
2. Mỗi sự việc có nhiều chi tiết (chi: chân tay, bộ phận; tiết: tiểu tiết, nhỏ). Chi tiết có thể là một lời nói, hành động, cử chỉ của nhân vật,... tập trung làm sáng tỏ sự việc chính.
II. Cách chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu
1.
a. Trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy, tác giả dân gian kể về sự việc:
- Kể về công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của cha ông (kể về nỗi đau mất nước, nhấn mạnh tinh thần cảnh giác, không chủ quan trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc)
- Kể về tình cha con: Người cha rất mực yêu thương con nhưng buộc lòng phải chém đầu đứa con nhẹ dạ cả tin.
- Kể về tình vợ chồng: là câu chuyện về mối tình ngang trái giữa Mị Châu và Trọng Thủy.
b.
Chi tiết 1: Trọng Thủy và Mị Châu chia tay nhau, Trọng Thủy hỏi: "Ta lại tìm nàng, lấy gì làm dấu?"
Chi tiết 2: Mị Châu đáp: "Thiếp có áo gấm lông ngỗng [...] đi đến đâu sẽ rứt lông mà rắc ở ngã ba đường để làm dấu".
- Đây đều là những chi tiết, sự việc tiêu biểu trong truyện.
- Nếu bỏ chi tiết, sự việc Mị Châu rắc lông ngỗng thì câu chuyện sẽ không thể tiếp tục vì Trọng Thủy sẽ không thể tìm được dấu và Mị Nương sẽ không bị chém đầu.
- Như vậy, không thể bỏ không kể chi tiết, sự việc Mị Châu rắc lông ngỗng được.
2. Chọn 1 sự việc tiếp sau khi anh con trai lão Hạc về để tiếp tục câu chuyện. Các sự kiện có thể kể là:
* Sự kiện 1
- Sau khi anh con trai về, ông giáo đã kể lại và trao kỉ vật của lão Hạc cho anh.
- Các chi tiết nhỏ có thể kể là:
+ Lão Hạc để lại cho anh số tiền bòn vườn và tiền bán chó.
+ Lão Hạc quyết từ chối sự giúp đỡ của hàng xóm, gửi ông giáo tiền ma chay và kết liễu đời mình bằng bả chó.
+ Lão Hạc chết đau đớn và đầy tự trọng.
* Sự kiện 2
- Anh con trai trở về và ra viếng mộ cha.
- Các sự kiện có thể kể:
+ Anh khóc thương cha, bày tỏ niềm ân hận.
+ Anh tâm sự về những năm tháng bươn trải vất vả.
+ Anh hứa với cha sẽ sống cho xứng đáng với sự hi sinh của cha.
3. Vậy, những công việc cần thiết khi chọn sự việc, chi tiết trong bài văn tự sự là:
- Xác định đề tài của văn bản.
- Xác định nội dung và chiều hướng kết thúc của bài văn. (kết thúc có hậu hay bi kịch)
- Lựa chọn và sắp xếp trình tự xuất hiện của các chi tiết ấy.
- Làm nổi bật các chi tiết nổi bật bằng những chi tiết, dẫn chứng nhỏ.
B. Luyện tập
Bài 1:
a. Không thể bỏ sự việc hòn đá xấu xí rơi từ vũ trụ xuống được, vì: nếu không có chi tiết này thì người làng và đám trẻ sẽ không nhận ra được vẻ đẹp của hòn đá. Nó chắc chắn vẫn bị nhìn như hòn đá xù xì, vô dụng trong suốt tiến trình của truyện.
b. Bài học rút ra được về cách lựa chọn chi tiết và sự việc trong bài văn tự sự là: cần cân nhắc và thận trọng khi lựa chọn chi tiết. Chi tiết được lựa chọn phải quan trọng, nổi bật, có tác động đến cốt truyện, tô đậm tính cách nhân vật và tạo sự hấp dẫn đối với chủ đề văn bản.
Bài 2:
- Đoạn trích Uy-lít-xơ trở về kể về cuộc đoàn tụ giữa Uy-lít-xơ và người vợ sau hơn 20 năm xa cách, qua đó làm nổi bật tính cách nhân vật và chủ đề của truyện.
- Ở cuối đoạn trích, Pê-nê-lốp đã thử chồng bằng bí mật về chiếc giường. Chi tiết này một lần nữa khẳng định sự thống nhất trong tính cách của người vợ là thận trọng, thông minh trí xảo và thủy chung.
=> Đây có thể coi là thành công của Hô-me-rơ trong nghệ thuật kể chuyện. Vì những chi tiết này đã góp phần khắc họa tính cách nhân vật điển hình mang đậm màu sắc sử thi.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây