Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Chạy giặc SVIP
CHỦ ĐỀ 6: ĐỌC MỞ RỘNG THỂ LOẠI
Chạy giặc
Nguyễn Đình Chiểu
I. Tìm hiểu chung.
1. Tác giả.
a, Tiểu sử
- Nguyễn Đình Chiểu sinh năm 1822 mất năm 1888, tự là Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai.
- Quê quán: làng Tân Thới, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định.
- Ông xuất thân trong gia đình nho học, năm 1843 thi đỗ tú tài ở trường thi Gia Định.
- Trên đường ra Huế học chuẩn bị thi tiếp (năm 1846) ông nhận được tin mẹ mất, phải bỏ thi về quê chịu tang, dọc đường ông bị đau mắt nặng rồi bị mù.
- Không chịu khuất phục trước số phận, về quê ông mở trường dạy học, bốc thuốc chữa bệnh cho dân, tiếng thơ ông Đồ Chiểu vang khắp lục tỉnh.
- Khi Pháp xâm lược ông hăng hái giúp các nghĩa quân bàn mưu tính kế, bị giặc dụ dỗ mua chuộc ông khẳng khái khước từ.
⇒ Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương sáng ngời về nghị lực và đạo đức đặc biệt là thái độ một đời gắn bó chiến đấu không mệt mỏi vì lẽ phải, vì lợi ích của nước của dân.
b, Sự nghiệp sáng tác
- Các tác phẩm chính: chủ yếu bằng chữ Nôm
+ Truyện thơ dài: truyện Lục Vân Tiên, Dương Tử - Hà Mậu được sáng tác trước khi thực dân Pháp xâm lược.
+ Một số tác phẩm mang nội dung tư tưởng tình cảm, nghệ thuật: Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Ngư tiều y thuật vấn đáp,... sáng tác sau khi Pháp xâm lược.
2. Tác phẩm.
a, Hoàn cảnh sáng tác bài thơ
b, Đọc diễn cảm
Giọng thơ đầy sợ hãi, xót xa, đau đớn và day dứt của tác giả trước cảnh Nam bộ bị thực dân Pháp xâm lược.
c, Thể thơ
d, Bố cục
Bài thơ có thể chia theo hai cách như sau:
Thứ nhất, bài thơ được chia làm bốn phần: đề - thực - luận - kết.
-
Đề (câu 1 - 2): Giới thiệu tình hình đất nước bị giặc Tây xâm lược.
-
Thực (câu 3 - 4): Khắc họa chi tiết khung cảnh loạn lạc.
-
Luận (câu 5 - 6): Nhìn vấn đề trong một bối cảnh rộng hơn, sâu sắc hơn.
-
Kết (câu 7 - 8): Thể hiện tình cảm yêu nước, thương dân, lo lắng cho vận mệnh đất nước.
Thứ hai, bài thơ có thể chia làm hai phần:
- Phần thứ nhất (6 câu đầu): Tình hình đất nước khi bị giặc Tây xâm lược và khắc họa khung cảnh loạn lạc, tang thương.
- Phần thứ hai (2 câu cuối): Thể hiện tình cảm yêu nước, thương dân, lo lắng cho vận mệnh đất nước.
II. Đọc - hiểu chi tiết.
1. Cảnh tượng đất nước và nhân dân khi giặc Pháp xâm lược.
a, Hai câu đề
- Cảnh tan chợ:
-
Thời điểm chợ tàn, mọi người đã về hết.
-
Chợ đang họp thì giặc đến, mọi người chạy tan tác, cảnh đốt phá mọi thứ hoang tàn.
- Hình ảnh bàn cờ thế: một cách nói ẩn dụ để nói về thời cuộc, về cuộc chiến giằng co ác liệt.
- Phút sa tay: Sự thất thủ của quân triều đình nhà Nguyễn đã dẫn tới đất nước ta rơi vào thế nguy nan.
b, Hai câu thực
- Nhà thơ sử dụng biện pháp đối ý: bỏ nhà với mất ổ, lơ xơ chạy với dáo dác bay, lũ trẻ với đàn chim.
- Nhà thơ cũng sử dụng biện pháp đảo ngữ: đảo các thành tố trong cụm từ (từ lũ trẻ bỏ nhà đảo thành bỏ nhà lũ trẻ, từ bầy chim mất ổ đảo thành mất ổ bầy chim).
-> Gợi dáng vẻ hoảng hốt, lếch thếch, bơ vơ của trẻ nhỏ, những thân phận đáng thương nhất, tội nghiệp nhất, biểu thị cho nỗi đau khi đất nước có giặc ngoại xâm.
- Hình ảnh đàn chim dáo dác bay là hình ảnh vừa tả thực vừa có ý nghĩa tượng trưng.
-> Những con chim nhỏ bé cũng không có chỗ nương thân, cũng hoảng hốt trước tiếng súng.
-> Người mất nhà như chim mất tổ.
c, Hai câu luận
-> Hai câu luận, tác giả đã lên án tội ác của thực dân Pháp khi chúng xâm lược nước ta. Chúng tàn phá quê hương, gây nên nỗi đau đớn trong lòng nhân dân cũng như trong lòng tác giả.
=> Sáu câu thơ đầu đã được Nguyễn Đình Chiểu vẽ lại đầy chân thực, giàu sức biểu cảm, sử dụng từ láy, đối, đảo ngữ và ẩn dụ cảnh tượng đất nước li tán, đau thương, gợi hồi ức kinh hoàng trong người đọc về những năm tháng nước mất nhà tan.
2. Tâm trạng tác giả.
- Tâm trạng của tác giả được thể hiện qua câu hỏi tu từ cuối bài:
Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng
Nỡ để dân đen mắc nạn này?
- Sử dụng cách xưng hô trang trọng (trang dẹp loạn). Tuy nhiên, trang dẹp loạn ở câu thơ này không mang tính khen ngợi mà nó thể hiện cảm xúc trách móc của thi sĩ khi triều đình nhà Nguyễn hèn nhát, thờ ơ để giặc tàn phá quê hương; đồng thời cũng thể hiện tình cảm thương xót trước cảnh nước mất nhà tan, nhân dân bị dày xéo.
=> Câu hỏi tu từ vừa có ý trách móc triều đình nhà Nguyễn nhưng cũng đồng thời kêu gọi người hiền tài hãy chung vai cứu nước.
=> Hai câu thơ cuối bài còn bộc lộ niềm đau day dứt, bất lực của kẻ bất hạnh không giúp gì được cho dân, cho nước.
3. Kết luận.
- Bài thơ tiêu biểu cho thơ ca chống Pháp.
- Thể hiện sâu sắc tình cảm của Nguyễn Đình Chiểu với dân với nước.
- Nguyễn Đình Chiểu tuy bị mù nhưng ông đã nhìn đất nước bằng cả trái tim yêu thương của mình. Trái tim ông đang rỉ máu trước nỗi đau dân tộc, khắc khoải chờ mong anh hùng hào kiệt không để dân đen mắc nạn này.
III. Tổng kết.
1. Nội dung.
Bài thơ là nỗi đau mất nước, trong đó có cả nỗi đau của tấm lòng trung quân đã cảm thấy sự đổ vỡ niềm tin vào triều đình nhà Nguyễn.
2. Nghệ thuật.
- Ngôn ngữ bình dị, đậm đà chất Nam Bộ.
- Sử dụng các biện pháp tu từ đảo ngữ, câu hỏi tu từ nhằm nhấn mạnh sự tang thương, đau đớn của người dân cũng như sự trách móc của thi sĩ đối với triều đình nhà Nguyễn.
IV. Luyện tập.
Câu 1: Bố cục, vần, luật, niêm, nhịp của bài thơ.
- Bố cục: Bài thơ có thể chia theo hai cách như sau:
Thứ nhất, bài thơ được chia làm bốn phần: đề - thực - luận - kết.
-
Đề (câu 1 - 2): Giới thiệu tình hình đất nước bị giặc Tây xâm lược.
-
Thực (câu 3 - 4): Khắc họa chi tiết khung cảnh loạn lạc.
-
Luận (câu 5 - 6): Nhìn vấn đề trong một bối cảnh rộng hơn, sâu sắc hơn.
-
Kết (câu 7 - 8): Thể hiện tình cảm yêu nước, thương dân, lo lắng cho vận mệnh đất nước.
Thứ hai, bài thơ có thể chia làm hai phần:
-
Phần thứ nhất (6 câu đầu): Tình hình đất nước khi bị giặc Tây xâm lược và khắc họa khung cảnh loạn lạc, tang thương.
-
Phần thứ hai (2 câu cuối): Thể hiện tình cảm yêu nước, thương dân, lo lắng cho vận mệnh đất nước.
- Vần: chỉ hiệp theo một vần ở các câu 1, 2, 4, 6, 8 (Tây - tay - bay - mây - này)
- Đối: Câu 3 đối với câu 4, câu 5 đối với câu 6.
- Nhịp: Bài thơ ngắt nhịp 2/2/3 ở các câu 1, 3, 4, 5, 6 và ngắt nhịp 4/3 ở các câu 2, 7, 8. Đây là cách ngắt nhịp tạo được cảm xúc dồn dập, biến đổi.
- Luật:
Tan | chợ | vừa | nghe | tiếng | súng | Tây |
B | T | B | B | T | T | B |
Một | bàn | cờ | thế | phút | sa | tay |
T | B | B | T | T | B | B |
Bỏ | nhà | lũ | trẻ | lơ | xơ | chạy |
T | B | T | T | B | B | T |
Mất | ổ | bầy | chim | dáo | dác | bay |
T | T | B | B | T | T | B |
Bến | Nghé | của | tiền | tan | bọt | nước |
T | T | T | B | B | T | T |
Đồng | Nai | tranh | ngói | nhuốm | màu | mây |
B | B | B | T | T | B | B |
Hỏi | trang | dẹp | loạn | rày | đâu | vắng |
T | B | T | T | B | B | T |
Nỡ | để | dân | đen | mắc | nạn | này |
T | T | B | B | T | T | B |
- Niêm:
-
Chữ thứ hai của câu 1 chợ niêm với chữ thứ hai của câu 8 để: vần trắc.
-
Chữ thứ hai của câu 2 bàn niêm với chữ thứ hai của câu 3 nhà: vần bằng.
-
Chữ thứ hai của câu 4 ổ niêm với chữ thứ hai của câu 5 Nghé: vần trắc.
-
Chữ thứ hai của câu 6 Nai niêm với chữ thứ hai của câu 7 trang: vần bằng.
Câu 2: Trong sáu câu đầu, hình ảnh chạy giặc của người dân được gợi tả bằng những từ ngữ nào?
Hình ảnh chạy giặc của người dân được gợi tả bằng những từ lơ xơ, dáo dác (từ láy), tan bọt nước, nhuốm màu mây là những từ gợi hình, gợi cảm, vẽ ra được bức tranh loạn lạc, tang thương với những con người yếu ớt, không nơi nương tựa.
Câu 3: Theo em, tác giả muốn gửi gắm điều gì qua hai câu thơ cuối?
Tác giả bày tỏ sự lo lắng, thương xót cho người dân, cho vận mệnh đất nước, đồng thời cũng thể hiện sự thất vọng, sự trông đợi, sự chất vấn,..đối với những trang dẹp loạn, những người có khả năng và trách nhiệm trước thời cuộc.
Câu 4: Xác định các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ và chỉ ra tác dụng của chúng.
-
Biện pháp tu từ đảo ngữ được sử dụng ở các câu 3, 4, 5, 6. Hiệu quả: nhấn mạnh sự yếu ớt, không nơi nương tựa của con người trước cảnh loạn lạc.
-
Câu hỏi tu từ được đặt ra cuối bài thơ không nhằm mục đích tìm kiếm câu trả lời mà câu trả lời đã nằm ngay trong câu hỏi. Tác dụng: nhằm nhấn mạnh nội dung người viết muốn gửi gắm; dân tộc này cần người có trách nhiệm đứng ra gánh vác, đối phó với giặc ngoại xâm.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây