Bài học cùng chủ đề
- Bất đẳng thức
- Tìm GTLN, GTNN của một biểu thức
- Bất đẳng thức Cô-si (phần 1)
- Bất đằng thức Cô-si (phần 2)
- Bất đẳng thức Bunhiacopxki
- Các bài toán bất đẳng thức khác
- Chứng minh các bất đẳng thức sử dụng các bất đẳng thức cơ bản
- GTLN, GTNN
- Bất đẳng thức trong các đề thi vào 10
- Các bài toán tìm GTLN, GTNN trong các đề thi vào 10 các tỉnh thành
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Các bài toán tìm GTLN, GTNN trong các đề thi vào 10 các tỉnh thành SVIP
Tải đề xuống bằng file Word
(Yên Bái)
Cho \(a,b\) là hai số dương thỏa mãn điều kiện \(\left(a+b\right)\left(a+b-1\right)=a^2+b^2\). Tìm GTLN của biểu thức \(Q=\frac{1}{a^4+2ab^2+b^2}+\frac{1}{a^2+2a^2b+b^4}\).
Hướng dẫn giải:
- Theo giả thiết \(a,b>0\) nên áp dụng bất đẳng thức Cô si ta được
\(a^4+b^2\ge2a^2b\Rightarrow a^4+2ab^2+b^2\ge2a^2b+2ab^2\)
\(\Rightarrow a^4+2ab^2+b^2\ge2ab\left(a+b\right)\)
\(\Rightarrow\frac{1}{a^4+2ab^2+b^2}\le\frac{1}{2ab\left(a+b\right)}\), (đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi \(a=b\))
- Tương tự \(\frac{1}{a^2+2a^2b+b^4}\le\frac{1}{2ab\left(a+b\right)}\) , (đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi \(a=b\))
- Từ đó \(Q\le\frac{1}{ab\left(a+b\right)}\)
- Giả thiết \(\left(a+b\right)\left(a+b-1\right)=a^2+b^2\) tương đương với \(a+b=2ab\Leftrightarrow ab=\frac{a+b}{2}\)(*)
- Do đó \(Q\le\frac{2}{\left(a+b\right)^2}\)
- Mà \(ab\le\frac{\left(a+b\right)^2}{4}\) nên \(\frac{a+b}{2}\le\frac{\left(a+b\right)^2}{4}\Rightarrow a+b\ge2\) (do giả thiết \(a,b>0\) ).
- Vì vậy \(Q\le\frac{2}{2^2}\)
GTNN là \(\frac{1}{2}\) đạt khi và chỉ khi \(\left\{{}\begin{matrix}a=b\\a+b=2\end{matrix}\right.\)\(\Leftrightarrow a=b=1\)
(Bà rịa Vũng Tàu)
Cho hai số dương \(x,y\) thay đổi nhưng có tích luôn bằng 3. Tìm GTNN của biểu thức \(P=\frac{3}{x}+\frac{9}{y}-\frac{26}{3x+y}\).
Hướng dẫn giải:
- Chú ý rằng \(xy=3\) nên áp dụng bất đẳng thức Cô si cho hai số dương ta được
\(\frac{3}{x}+\frac{9}{y}\ge2\sqrt{\frac{3}{x}.\frac{9}{y}}=6\) hay \(\frac{3}{x}+\frac{9}{y}\ge6\)
và \(3x+y\ge2\sqrt{3xy}=6\Rightarrow\frac{26}{3x+y}\le\frac{26}{6}\) hay \(-\frac{26}{3x+y}\ge-\frac{13}{3}\)
- Từ đó \(P\ge6-\frac{13}{3}\) hay \(P\ge\frac{5}{3}\).
GTNN là \(\frac{5}{3}\) đạt khi \(\left\{{}\begin{matrix}\dfrac{3}{x}=\dfrac{9}{y}\\3x=y\\xy=3\end{matrix}\right.\) \(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}x=1\\y=3\end{matrix}\right.\)
(Vĩnh Phúc)
Cho \(a,b,c\) là ba số dương thay đổi có tổng luôn bằng 1. Tìm GTLN của biểu thức \(P=\frac{ab}{\sqrt{c+ab}}+\frac{bc}{\sqrt{a+bc}}+\frac{ca}{\sqrt{b+ca}}\).
Hướng dẫn giải:
- Sử dụng giả thiết \(a+b+c=1\) ta biến đổi và ước lượng các số hạng của \(P\) (bằng cách dùng Cô si ) như sau:
\(c+ab=c\left(a+b+c\right)+ab=\left(c+a\right)\left(c+b\right)\)
\(\Rightarrow\frac{ab}{\sqrt{c+ab}}=ab.\frac{1}{\sqrt{\left(c+a\right)\left(c+b\right)}}\le ab.\frac{1}{2}\left(\frac{1}{c+a}+\frac{1}{c+b}\right)\)
- Tương tự \(\frac{bc}{\sqrt{a+bc}}\le\frac{bc}{2}\left(\frac{1}{a+b}+\frac{1}{a+c}\right)\) và \(\frac{ca}{\sqrt{b+ca}}\le\frac{ca}{2}\left(\frac{1}{b+c}+\frac{1}{b+a}\right)\)
- Từ đó \(P\le\frac{ab}{2}\left(\frac{1}{c+a}+\frac{1}{c+b}\right)+\frac{bc}{2}\left(\frac{1}{a+b}+\frac{1}{a+c}\right)+\frac{ca}{2}\left(\frac{1}{b+c}+\frac{1}{b+a}\right)\)
\(P\le\frac{1}{a+b}\left(\frac{ac+bc}{2}\right)+\frac{1}{b+c}\left(\frac{ba+ca}{2}\right)+\frac{1}{c+a}\left(\frac{cb+ca}{2}\right)\)
\(P\le\frac{a+b+c}{2}\)
\(P\le\frac{1}{2}\).
GTLN bằng \(\frac{1}{2}\) đạt được khi \(a=b=c=\frac{1}{3}\)
(Tuyên Quang)
Tìm GTLN, GTNN của biểu thức \(A=2x+\sqrt{5-x^2}\).
Hướng dẫn giải:
- Tập xác định : \(5-x^2\ge0\Leftrightarrow x^2\le5\Leftrightarrow-\sqrt{5}\le x\le\sqrt{5}\).
- Theo Bunhiacopxki thì \(A^2\le\left(4+1\right)\left(x^2+5-x^2\right)\Rightarrow A\le5\)
Hơn nữa \(A=5\Leftrightarrow\frac{x}{2}=\frac{\sqrt{5-x^2}}{1}\Leftrightarrow x=2\). Vì vậy GTLN = 5.
- Lại có \(x\ge-\sqrt{5}\) và \(\sqrt{5-x^2}\ge0\) nên \(A\ge-2\sqrt{5}\). Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi \(x=-\sqrt{5}\)
Vì vậy GTNN \(=-2\sqrt{5}\)
(Thái Bình)
Cho ba số dương \(a,b,c\) thay đổi thỏa mãn \(a^2+b^2+c^2=3\).
Tìm GTNN của biểu thức \(P=2\left(a+b+c\right)+\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c}\).
Hướng dẫn giải:
- Dễ chứng minh được \(2x+\frac{1}{x}\ge\frac{1}{2}x^2+\frac{5}{2}\) với mọi \(0< x< 2\) (chẳng hạn, nhận xét này tương đương với
\(x^3-4x^2+5x-2\le0\) \(\Leftrightarrow\left(x-1\right)\left(x^2-3x+2\right)\le0\) \(\Leftrightarrow\left(x-1\right)^2\left(x-2\right)\le0\) , đúng ).
- Từ giả thiết \(a^2+b^2+c^2=3\Rightarrow a^2< 4\Rightarrow0< a< 2\), tương tự \(0< b,c< 2\). Áp dụng nhận xét trên ta có
\(P=2a+\frac{1}{a}+2b+\frac{1}{b}+2c+\frac{1}{c}\ge\frac{1}{2}\left(a^2+b^2+c^2\right)+\frac{15}{2}=9\)
- Dấu đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi \(a=b=c=1\).
- Vậy GTNN = 9.
(Thái Bình)
Cho \(x,y,z\) là ba số dương thay đổi luôn thỏa mãn điều kiện \(x\left(x+1\right)+y\left(y+1\right)+z\left(z+1\right)\le18\).
Tìm GTNN của biểu thức \(P=\frac{1}{x+y+1}+\frac{1}{y+z+1}+\frac{1}{z+x+1}\).
Hướng dẫn giải:
- Đặt \(a=y+z+1,b=x+z+1,c=x+y+1\) thì \(P=\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c}\). Ta tìm điều kiện đối với \(a,b,c\).
- Vì \(x,y,z>0\)nên \(a,b,c>0\). Hơn nữa, giả thiết
\(x\left(x+1\right)+y\left(y+1\right)+z\left(z+1\right)\le18\)\(\Leftrightarrow3\left(x^2+y^2+z^2\right)+3\left(x+y+z\right)\le54\) (*)
- Mà \(\left(x+y+z\right)^2\le3\left(x^2+y^2+z^2\right)\) (theo Bunhiacopxki) , nên từ (*) suy ra
\(\left(x+y+z\right)^2+3\left(x+y+z\right)\le54\)
- Đặt \(t=x+y+z\) thì \(t>0\) nên
\(t^2+3t-54\le0\Leftrightarrow\left(t+9\right)\left(t-6\right)\le0\Leftrightarrow t-6\le0\Leftrightarrow t\le6\)
- Vì vậy cần tìm GTNN của \(P=\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c}\) với điều kiện \(a,b,c>0\) và
\(a+b+c=2\left(x+y+z\right)+3=2t+3\le15\)
- Để đánh giá P cần khử hết các phân số \(\frac{1}{a},\frac{1}{b},\frac{1}{c}\) và ta nghĩ đến sử dụng bất đẳng thức Cô si cho cặp số \(\frac{1}{a}\) và \(ka\) mà dấu đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi \(a=b=c=5\), từ đó \(k=\frac{1}{25}\).
Ta có \(\frac{1}{a}+\frac{a}{25}\ge\frac{2}{5}\Rightarrow\frac{1}{a}\ge\frac{2}{5}-\frac{a}{25}\) . Viết các bất đẳng thức tương tự đối với \(b,c\) rồi cộng lại ta được
\(P\ge\frac{6}{5}-\frac{a+b+c}{25}\ge\frac{6}{5}-\frac{15}{25}=\frac{3}{5}\) (vì \(a+b+c\le15\) )
Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi \(a=b=c=5\Leftrightarrow x+y=y+z=z+x=4\Leftrightarrow x=y=z=2\)
Vậy GTNN là \(\frac{3}{5}\).
(Quảng Ninh)
Cho \(a,b\) là hai số dương thỏa mãn điều kiện \(2a+b\ge7\). Tìm GTNN của biểu thức \(P=a^2-a+3b+\frac{9}{a}+\frac{1}{b}+9\).
Hướng dẫn giải:
Viết lại biểu thức đã cho dưới dạng
\(P=\left(\frac{9}{a}+a\right)+\left(\frac{1}{b}+b\right)+\left(a-3\right)^2+2\left(2a+b\right)\)
Sử dụng bất đẳng thức Cô si và giả thiết ta có
\(P\ge6+2+2.7=22\)
Dấu bằng xảy ra khi và chỉ khi \(\left\{{}\begin{matrix}a=3\\b=1\end{matrix}\right.\) .
Vậy GTNN = 22.
(Quảng Ninh)
Choỏa mãn điều kiện \(2a^2+\frac{b^2}{4}+\frac{1}{a^2}=4\).
Tìm GTLN của biểu thức \(P=ab\).
Hướng dẫn giải:
Ta có \(P=ab\le a^2+\frac{b^2}{4}\)
và \(2\le a^2+\frac{1}{a^2}\)
Cộng theo vế hai bất đẳng thức trên ta được \(P+2\le2a^2+\frac{b^2}{4}+\frac{1}{a^2}=4\)
\(\Rightarrow P\le2\)
Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi \(\left\{{}\begin{matrix}a=2b\\a^2=1\\2a^2+\dfrac{b^2}{4}+\dfrac{1}{a^2}=4\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}a=1\\b=2\end{matrix}\right.\) hoặc \(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}a=-1\\b=-2\end{matrix}\right.\).
P có GTLN bằng 2.
(Quảng Ngãi)
Tìm GTNN của biểu thức \(P=\frac{x^2-2x+2014}{x^2}\).
Hướng dẫn giải:
- Ta có \(P=\frac{x^2-2x+2014}{x^2}\Leftrightarrow\left(P-1\right)x^2+2x-2014=0\) (1)
- Nếu \(P=1\) thì (1) có nghiệm \(x=1007\).
- Nếu \(P\ne1\) thì (1) là phương trình bậc hai. Phương trình này có nghiệm khi và chỉ khi
\(\Delta'=1+2014\left(P-1\right)\ge0\Leftrightarrow P\ge\frac{2013}{2014}\)
Vậy GTNN = \(\frac{2013}{2014}\).
(Phú Thọ)
Cho \(a,b,c\)là ba số dương thay đổi luôn thỏa mãn điều kiện
\(7\left(\frac{1}{a^2}+\frac{1}{b^2}+\frac{1}{c^2}\right)=6\left(\frac{1}{ab}+\frac{1}{bc}+\frac{1}{ca}\right)+2015\)
Tìm GTLN của biểu thức
\(P=\frac{1}{\sqrt{3\left(2a^2+b^2\right)}}+\frac{1}{\sqrt{3\left(2b^2+c^2\right)}}+\frac{1}{\sqrt{3\left(2c^2+a^2\right)}}\).
Hướng dẫn giải:
- Sử dụng bất đẳng thức Bunhiacopxki ta có
\(3\left(2a^2+b^2\right)=\left(1+1+1\right)\left(a^2+a^2+b^2\right)\ge\left(a+a+b\right)^2\)
Suy ra \(\sqrt{3\left(2a^2+b^2\right)}\ge2a+b\) (đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi \(a=b\))
Do dó \(\frac{1}{\sqrt{3\left(2a^2+b^2\right)}}\le\frac{1}{2a+b}\) (1)
- Lại theo bất đẳng thức Svac ta có
\(\frac{1}{2a+b}=\frac{1}{a+a+b}\le\frac{1}{9}\left(\frac{1}{a}+\frac{1}{a}+\frac{1}{b}\right)\)
hay \(\frac{1}{2a+b}\le\frac{1}{9}\left(\frac{2}{a}+\frac{1}{b}\right)\) (2)
Từ (1) và (2) suy ra
\(\frac{1}{\sqrt{3\left(2a^2+b^2\right)}}\le\frac{1}{9}\left(\frac{2}{a}+\frac{1}{b}\right)\) (đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi \(a=b\))
- Viết hai bất đẳng thức tương tự rồi cộng cả ba bất đẳng thức nhận được ta có
\(P\le\frac{1}{9}\left(\frac{3}{a}+\frac{3}{b}+\frac{3}{c}\right)\)
hay \(P\le\frac{1}{3}\left(\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c}\right)\) (3)
- Bây giờ cần đánh giá tổng \(\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c}\). Lại theo Bunhiacopxki ta có
\(\left(\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c}\right)^2\le3\left(\frac{1}{a^2}+\frac{1}{b^2}+\frac{1}{c^2}\right)\) (4)
- Mà theo giả thiết thì
\(7\left(\frac{1}{a^2}+\frac{1}{b^2}+\frac{1}{c^2}\right)=6\left(\frac{1}{ab}+\frac{1}{bc}+\frac{1}{ca}\right)+2015\)
\(\le6\left(\frac{1}{a^2}+\frac{1}{b^2}+\frac{1}{c^2}\right)+2015\)
\(\Rightarrow\frac{1}{a^2}+\frac{1}{b^2}+\frac{1}{c^2}\le2015\)
Do đó (4) suy ra
\(\left(\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c}\right)^2\le3.2015\)
Nên \(\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c}\le\sqrt{6045}\)
Thế vào (3) ta được \(P\le\frac{\sqrt{6045}}{3}\)
Dấu đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi \(\left\{{}\begin{matrix}7\left(\dfrac{1}{a^2}+\dfrac{1}{b^2}+\dfrac{1}{c^2}\right)=6\left(\dfrac{1}{ab}+\dfrac{1}{bc}+\dfrac{1}{ca}\right)+2015\\a=b=c\end{matrix}\right.\)
\(\Leftrightarrow a=b=c=\frac{3}{\sqrt{6045}}\)
Vậy GTLN = \(\frac{\sqrt{6045}}{3}\)
(Lạng Sơn)
Cho \(x,y\) là hai số dương thay đổi luôn thỏa mãn \(x+2y\le3\). Tìm GTLN của biểu thức \(S=\sqrt{x+3}+2\sqrt{y+3}\).
Hướng dẫn giải:
- Theo Bunhiacopxki ta có
\(S^2=\left(\sqrt{x+3}+\sqrt{y+3}+\sqrt{y+3}\right)^2\)
\(\le3\left(x+3+y+3+y+3\right)\)
\(=3\left(x+2y+9\right)\)
\(\le3\left(3+9\right)\) (do giả thiết \(x+2y\le3\) )
Từ đó \(S\le6\) , đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi
\(\left\{{}\begin{matrix}\sqrt{x+3}=\sqrt{y+3}\\x+2y=3\end{matrix}\right.\)\(\Leftrightarrow x=y=1\)
Vậy GTLN = 6.
(Hưng Yên)
Cho \(a,b,c\)là ba số dương thay đổi luôn thỏa mãn \(\sqrt{a}+\sqrt{b}+\sqrt{c}=1\).
Tìm GTNN của biểu thức
\(P=\sqrt{2a^2+ab+2b^2}+\sqrt{2b^2+bc+2c^2}+\sqrt{2c^2+ca+2a^2}\).
Hướng dẫn giải:
- Chú ý rằng
\(2a^2+ab+2b^2=\frac{5}{4}\left(a+b\right)^2+\frac{3}{4}\left(a-b\right)^2\ge\frac{5}{4}\left(a+b\right)^2\)
Suy ra
\(\sqrt{2a^2+ab+2b^2}\ge\frac{\sqrt{5}}{2}\left(a+b\right)\)
- Viết hai bất đẳng thức tương tự rồi cộng lại ta có
\(P\ge\sqrt{5}\left(a+b+c\right)\)
- Lại theo Bunhiacopxki thì \(\left(a+b+c\right)\ge\frac{1}{3}\left(\sqrt{a}+\sqrt{b}+\sqrt{c}\right)^2=\frac{1}{3}.1^2\) (do giả thiết
\(\sqrt{a}+\sqrt{b}+\sqrt{c}=1\) ).
Vậy \(P\ge\frac{\sqrt{5}}{3}\), đẳng thức xảy ra khi \(a=b=c=\frac{1}{9}\). Vậy GTNN = \(\frac{\sqrt{5}}{3}\).
(Hòa Bình)
Tìm GTLN và GTNN của biểu thức \(P=\frac{x^2-xy+y^2}{x^2+xy+y^2}\).
Hướng dẫn giải:
- Ta có bất đẳng thức đúng hiển nhiên \(2x^2\pm4xy+2y^2\ge0,\forall x,y\).
- Cộng \(x^2-xy+y^2\)vào hai vế của \(2x^2+4xy+2y^2\ge0\) ta suy ra
\(3\left(x^2+xy+y^2\right)\ge x^2-xy+y^2\)
\(\Rightarrow\frac{x^2-xy+y^2}{x^2+xy+y^2}\le3\), dấu đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi \(y=-x\ne0\)
- Cộng \(x^2+xy+y^2\) vào hai vế của \(2x^2-4xy+2y^2\ge0\) ta nhận được
\(3\left(x^2-xy+y^2\right)\ge x^2+xy+y^2\)
\(\Rightarrow\frac{x^2-xy+y^2}{x^2+xy+y^2}\ge\frac{1}{3}\) (đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi \(y=x\ne0\)
Vậy GTLN = 3 ; GTNN = \(\frac{1}{3}\)
(Hà Tĩnh)
Cho \(a,b\) là hai số dương thay đổi nhưng luôn có tích bằng 1. Tìm GTNN của biểu thức \(P=\left(2a+2b-3\right)\left(a^3+b^3\right)+\frac{7}{\left(a+b\right)^2}\).
Hướng dẫn giải:
- Vì \(a^2-2ab+b^2\ge0\Rightarrow a^2-ab+b^2\ge ab\) và vì \(ab=1\)(theo giả thiết) nên
\(a^3+b^3=\left(a+b\right)\left(a^2-ab+b^2\right)\ge\left(a+b\right)ab=\left(a+b\right)\)
\(a^3+b^3\ge a+b\) (1)
- Mặt khác \(2a+2b-3=2\left(a+b\right)-3\ge2.2\sqrt{ab}-3=1\)
\(\Rightarrow\left(2a+2b-3\right)>0\)
Nhân hai vế của (1) với \(\left(2a+2b-3\right)>0\) ta được
\(\left(2a+2b-3\right)\left(a^3+b^3\right)\ge\left(2a+2b-3\right)\left(a+b\right)\)
Do đó
\(P\ge\left(2\left(a+b\right)-3\right)\left(a+b\right)+\frac{7}{\left(a+b\right)^2}\)
- Đặt \(t=a+b\) thì \(t\ge2\) và
\(P\ge2t^2-3t+\frac{7}{t^2}\)
Biến đổi \(2t^2-3t+\frac{7}{t^2}=\left(\frac{7}{t^2}+\frac{7t^2}{16}\right)+\frac{25}{16}\left(t-2\right)^2+\frac{13t}{4}-\frac{25}{4}\)
\(\ge2\sqrt{\frac{7}{t^2}.\frac{7t^2}{16}}+0+\frac{13.2}{4}-\frac{25}{4}\)
Do đó \(P\ge\frac{14}{4}+\frac{26}{4}-\frac{25}{4}\)\(\Leftrightarrow P\ge\frac{15}{4}\).
Đẳng thức xảy ra khi \(a=b=1\).
Vậy GTNN = \(\frac{15}{4}\).
(Thanh Hóa)
Cho \(x,y,z\) là ba số dương thỏa mãn điều kiện
\(\frac{1}{x+y}+\frac{1}{y+z}+\frac{1}{z+x}=2017\)
Tìm GTLN của biểu thức
\(P=\frac{1}{2x+3y+3z}+\frac{1}{3x+2y+3z}+\frac{1}{3x+3y+2z}\).
Hướng dẫn giải:
- Ta có
\(\frac{1}{2x+3y+3z}=\frac{1}{x+y+x+z+y+z+y+z}\)
\(\le\frac{1}{16}\left(\frac{1}{x+y}+\frac{1}{x+z}+\frac{1}{y+z}+\frac{1}{y+z}\right)\)
Viết hai bất đẳng thức tương tự rồi cộng lại ta được
\(P\le\frac{1}{16}\left(\frac{4}{x+y}+\frac{4}{y+z}+\frac{4}{z+x}\right)\)
\(P\le\frac{1}{4}\left(\frac{1}{x+y}+\frac{1}{y+z}+\frac{1}{z+x}\right)=\frac{2017}{4}\)
Đẳng thức xảy ra khi và chỉ chi
\(\left\{{}\begin{matrix}x+y=y+z=z+x\\\dfrac{1}{x+y}+\dfrac{1}{y+z}+\dfrac{1}{z+x}=2017\end{matrix}\right.\) \(\Leftrightarrow x=y=z=\dfrac{3}{4034}\)
GTLN = \(\frac{2017}{4}\)
(Ninh Bình)
Cho \(a,b,c\)là ba số không âm thỏa mãn điều kiện \(\sqrt{a}+\sqrt{b}+\sqrt{c}=3\). Tìm GTNN của biểu thức
\(P=\sqrt{3a^2+2ab+b^2}+\sqrt{3b^2+2bc+3c^2}+\sqrt{3c^2+2ca+3a^2}\).
Hướng dẫn giải:
Chú ý rằng \(3a^2+2ab+3b^2=\left(a-b\right)^2+2\left(a+b\right)^2\ge2\left(a+b\right)^2\)
Suy ra \(\sqrt{3a^2+2ab+3b^2}\ge\sqrt{2}\left(a+b\right)\) . Viết hai bất đẳng thức tương tự rồi cộng lại theo vế và sử dụng bất đẳng thức Bunhiacopxki ta có
\(P\ge2\sqrt{2}\left(a+b+c\right)\)
\(\ge2\sqrt{2}.\frac{1}{3}\left(\sqrt{a}+\sqrt{b}+\sqrt{c}\right)^2=6\sqrt{2}\)
Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi \(a=b=c=1\). Vậy GTNN = \(6\sqrt{2}\).
(Bắc Ninh)
Cho bốn số dương \(x,y,z,t\) thỏa mãn \(x+y+z+t=2\). Tìm GTNN của \(P=\frac{\left(x+y+z\right)\left(x+y\right)}{xyzt}\).
Hướng dẫn giải:
- Theo Cô si ta có \(\left(x+y+z+t\right)\ge2\sqrt{\left(x+y+z\right)t}\)
\(\left(x+y+z\right)\ge2\sqrt{\left(x+y\right)z}\)
\(x+y\ge2\sqrt{xy}\)
Từ đó
\(\left(x+y+z+t\right)\left(x+y+z\right)\left(x+y\right)\ge8\sqrt{xyzt\left(x+y+z\right)\left(x+y\right)}\)
Theo giả thiết có \(x+y+z+t=2\) nên
\(2\left(x+y+z\right)\left(x+y\right)\ge8\sqrt{\left(x+y+z\right)\left(x+y\right)xyzt}\)
\(\sqrt{\left(x+y+z\right)\left(x+y\right)}\ge4\sqrt{xyzt}\)
\(\left(x+y+z\right)\left(x+y\right)\ge16xyzt\)
\(P=\frac{\left(x+y+z\right)\left(x+y\right)}{xyzt}\ge\frac{1}{16}\)
Đẳng thức khi và chỉ khi \(\left\{{}\begin{matrix}x+y+z+t=2\\x+y=z\\x=y\end{matrix}\right.\) \(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}x=y=\dfrac{1}{4}\\z=\dfrac{1}{2}\\t=1\end{matrix}\right.\)
Vậy P có GTNN = \(\frac{1}{16}\)
(Thanh hóa)
Cho ba số dương \(x,y,z\) thay đổi nhưng luôn có tích bằng 1. Tìm GTLN của biểu thức
\(P=\frac{1}{x+y+1}+\frac{1}{y+z+1}+\frac{1}{z+x+1}\)
Hướng dẫn giải:
- Đặt \(a=\sqrt[3]{x},b=\sqrt[3]{y},c=\sqrt[3]{z}\) thì \(abc=\sqrt[3]{xyz}=1\) và
\(x+y+1=a^3+b^3+abc=\left(a+b\right)\left(a^2-ab+b^2\right)+abc\)
\(x+y+1=\left(a+b\right)\left(ab+\left(a-b\right)^2\right)+abc\)
\(x+y+1=\left(a+b\right)ab+abc+\left(a+b\right)\left(a-b\right)^2\)
\(x+y+1=ab\left(a+b+c\right)+\left(a+b\right)\left(a-b\right)^2\)
\(\Rightarrow x+y+1\ge ab\left(a+b+c\right)=\frac{a+b+c}{c}\) , đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi \(a=b\Leftrightarrow x=y\).
\(\Rightarrow\frac{1}{x+y+1}\le\frac{c}{a+b+c}\).
Tương tự \(\frac{1}{y+z+1}\le\frac{a}{a+b+c}\) và \(\frac{1}{z+x+1}\le\frac{b}{a+b+c}\).
Cộng ba bất đẳng thức vừa nhận được theo vế suy ra \(P\le1\). Dấu đẳng thức chỉ xảy ra khi \(x=y=z=1\)
Vậy GTLN = 1.
(Thanh Hóa)
Cho \(a,b,c\) là ba số dương thay đổi luôn thỏa mãn điều kiện \(5a^2+2abc+4b^2+3c^2=60\).
Tìm GTLN của biểu thức \(P=a+b+c\).
Hướng dẫn giải:
- Từ giả thiết ta có thể tính \(a\) theo \(b,c\) bằng cách giả phương trình bậc hai ẩn \(a\)sau:
\(5a^2+2abc+4b^2+3c^2=60\) (*)
\(\Leftrightarrow5a^2+\left(2bc\right)a+\left(4b^2+3c^2-60\right)=0\)
- Phương trình này có biệt số \(\Delta'=\left(15-b^2\right)\left(20-c^2\right)\). Chú ý rằng từ giả thiết (*) suy ra \(4b^2\le60\) và \(3c^2\le60\) nên \(\Delta'\ge0\) và (*) có hai nghiệm
\(a=\frac{-bc-\sqrt{\Delta'}}{5};a=\frac{-bc+\sqrt{\Delta'}}{5}\)
- Do đòi hỏi \(a>0\) nên \(a=\frac{-bc-\sqrt{\Delta'}}{5}\) bị loại. Vì vậy \(a=\frac{-bc+\sqrt{\Delta'}}{5}\).
- Áp dụng bất dẳng thức Cô si ta có
\(\sqrt{\Delta'}=\sqrt{\left(15-b^2\right)\left(20-c^2\right)}\le\frac{15-b^2+20-c^2}{2}\)
Từ đó \(a\le\frac{-bc+\frac{1}{2}\left(35-b^2-c^2\right)}{5}\) hay \(a\le\frac{35-\left(b+c\right)^2}{10}\)
Do đó \(a+b+c\le\frac{35-\left(b+c\right)^2+10\left(b+c\right)}{10}\)
\(a+b+c\le\frac{60-\left(b+c-5\right)^2}{10}\)
\(P=a+b+c\le6\)
Dấu bằng xảy ra khi và chỉ khi
\(\left\{{}\begin{matrix}15-b^2=20-c^2\\b+c-5=0\\a+b+c=6\end{matrix}\right.\) \(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}a=1\\b=2\\c=3\end{matrix}\right.\)
GTLN = 6.
(Bắc Ninh)
Cho \(a\)là số dương. Tìm GTNN của biểu thức
\(S=\frac{a}{a^2+1}+\frac{5\left(a^2+1\right)}{2a}\).
Hướng dẫn giải:
Ta có \(S=\frac{a}{a^2+1}+\frac{10\left(a^2+1\right)}{4a}\)
\(=\frac{a}{a^2+1}+\frac{a^2+1}{4a}+\frac{9\left(a^2+1\right)}{4a}\)
\(\ge2\sqrt{\frac{a}{a^2+1}.\frac{a^2+1}{4a}}+\frac{9}{4a}\left(\left(a-1\right)^2+2a\right)\)
\(\ge1+\frac{9\left(a-1\right)^2}{4a}+\frac{9}{2}\)
\(\ge\frac{11}{2}\)
Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi \(\left\{{}\begin{matrix}\dfrac{a}{a^2+1}=\dfrac{a^2+1}{4a}\\\left(a-1\right)^2=0\end{matrix}\right.\) \(\Leftrightarrow a=1\)
Vậy GTNN = \(\frac{11}{2}\)
(Bắc Giang)
Cho \(a,b\) là hai số dương thỏa mãn \(2a+3b\le4\). Tìm GTNN của biểu thức \(P=\frac{2002}{a}+\frac{2017}{b}+2996a-5501b\).
Hướng dẫn giải:
- Viết lại biểu thức đã cho dưới dạng
\(P=2002\left(\frac{1}{a}+4a\right)+2017\left(b+\frac{1}{b}\right)+\left(2996a-8008a\right)-\left(5501b+2017b\right)\)
\(P\ge2002.4+2017.2-5012a-7518b\)
\(P\ge12042-2056\left(2a+3b\right)\)
\(P\ge12042-2056.4\)
\(P\ge3818\)
GTNN = \(3818\) đạt khi \(a=\frac{1}{2},b=1\)
(Hà Nam)
Cho \(a,b,c\)là ba số không âm thỏa mãn điều kiện \(ab+bc+ca=3\)và \(a\ge c\). Tìm GTNN của biểu thức \(P=\frac{1}{\left(a+1\right)^2}+\frac{2}{\left(b+1\right)^2}+\frac{3}{\left(c+1\right)^2}\).
Hướng dẫn giải:
Từ giả thiết \(a\ge c\ge0\)suy ra \(\frac{1}{\left(c+1\right)^2}\ge\frac{1}{\left(a+1\right)^2}\), do đó
\(P\ge2\left(\frac{1}{\left(a+1\right)^2}+\frac{1}{\left(b+1\right)^2}+\frac{1}{\left(c+1\right)^2}\right)\)
\(\ge2\left(\frac{1}{a+1}.\frac{1}{b+1}+\frac{1}{b+1}.\frac{1}{c+1}+\frac{1}{c+1}.\frac{1}{a+1}\right)\)
\(\Rightarrow P\ge\frac{2\left(a+b+c+3\right)}{\left(a+1\right)\left(b+1\right)\left(c+1\right)}\) (1)
Lại theo giả thiết \(ab+bc+ca=3\) suy ra
\(\left(a+b+c\right)^2\ge3\left(ab+bc+ca\right)=9\Leftrightarrow a+b+c\ge3\)
và \(3=ab+bc+ca\ge3\sqrt[3]{ab.bc.ca}\Rightarrow abc\le1\le\frac{a+b+c}{3}\)
và \(\left(a+1\right)\left(b+1\right)\left(c+1\right)=abc+\left(ab+bc+ca\right)+\left(a+b+c\right)+1\)
\(=abc+\left(a+b+c\right)+4\)
\(\le\frac{a+b+c}{3}+\left(a+b+c\right)+4\)
\(\Rightarrow\left(a+1\right)\left(b+1\right)\left(c+1\right)\le\frac{4}{3}\left(a+b+c+3\right)\) (2)
Từ (1) và (2) suy ra \(P\ge\frac{3}{2}\). Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi \(a=b=c=1\). Vậy GTNN = \(\frac{3}{2}\).
(Bà rịa Vũng Tàu)
Cho \(a,b\)là hai số thực tùy ý sao cho phương trình \(4x^2-4ax-b^2+2=0\) có hai nghiệm \(x_1,x_2\).
Tìm GTNN của biểu thức \(P=\left(x_1+x_2\right)^2+4b\left(x_1+x_2\right)-8x_1x_2+\frac{1+2b\left(x_1+x_2\right)}{a^2}\).
Hướng dẫn giải:
- Điều kiện có nghiệm \(\Delta'\ge0\Leftrightarrow a^2+b^2\ge2\).
- Sử dụng định lí Viet ta tính được
\(P=a^2-ab+2b^2-4+\frac{1-2ab}{a^2}\)
Viết lại \(P\) dưới dạng
\(P=\frac{1}{2}\left(a^2+b^2\right)+\frac{1}{2}\left(a-b\right)^2+\left(b-\frac{1}{a}\right)^2-4\)
\(\ge\frac{1}{2}\left(a^2+b^2\right)-4\)
\(\ge\frac{1}{2}.2-4\)
\(P\ge-3\)
GTNN = -3 đạt khi \(a=b=1\) hoặc \(a=b=-1\).
(Hà Nội)
Cho \(a,b\)là hai số không âm thay đổi luôn thỏa mãn \(a^2+b^2=4\). Tìm GTLN của biểu thức \(M=\frac{ab}{a+b+2}\).
Hướng dẫn giải:
Sử dụng giả thiết \(a^2+b^2=4\) có thể rút gọn \(M\) như sau
\(M=\frac{ab}{a+b+2}=\frac{\left(a+b\right)^2-\left(a^2+b^2\right)}{2\left(a+b+2\right)}=\frac{\left(a+b\right)^2-4}{2\left(a+b+2\right)}=\frac{a+b-2}{2}\)
Mặt khác, theo Bunhiacopxki ta có
\(\left(a+b\right)^2\le2\left(a^2+b^2\right)=8\Rightarrow a+b\le2\sqrt{2}\)
Do đó \(M\le\sqrt{2}-1\)
Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi \(a=b=\sqrt{2}\).
Vậy GTLN = \(\sqrt{2}-1\)
(Hà Nội)
Cho \(a,b,c\) là ba số dương thỏa mãn điều kiện \(a+b+c=2\). Tìm GTLN của biểu thức
\(Q=\sqrt{2a+bc}+\sqrt{2b+ca}+\sqrt{2c+ab}\).
Hướng dẫn giải:
- Do giả thiết \(a+b+c=2\) nên
\(\sqrt{2a+bc}=\sqrt{\left(a+b+c\right)a+bc}=\sqrt{\left(a+b\right)\left(a+c\right)}\le\frac{2a+b+c}{2}\)
Viết hai bất đẳng thức tương tự rồi cộng theo vế ba bất đẳng thức nhận được ta có
\(Q\le\frac{2a+b+c}{2}+\frac{2b+c+a}{2}+\frac{2c+a+b}{2}=2\left(a+b+c\right)=4\)
Hơn nữa \(Q=4\Leftrightarrow a+b+c=2\) và \(\left\{{}\begin{matrix}a+b=a+c\\b+c=b+a\\c+a=c+b\end{matrix}\right.\) hay \(a=b=c=\frac{2}{3}\)
GTLN = 4
(Hà Tĩnh)
Cho ba số \(a,b,c\) thỏa mãn điều kiện \(a^2+b^2+c^2=1\). Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức \(F=ab+bc+2ca\).
Hướng dẫn giải:
Ta có \(a^2+b^2+c^2+2\left(ab+bc+ca\right)=\left(a+b+c\right)^2\ge0\)
. \(1+2\left(ab+bc+ca\right)\ge0\)
\(ab+bc+ca\ge-\frac{1}{2}\) (1)
Mặt khác \(b^2+\left(a+c\right)^2\ge0\)
suy ra \(b^2+a^2+c^2+2ac\ge0\)
\(1+2ac\ge0\Rightarrow ac\ge-\frac{1}{2}\) (2)
Từ (1) và (2) suy ra \(F\ge-1\)
Đẳng thức \(F=-1\) chỉ xảy ra khi
\(\left\{{}\begin{matrix}a+b+c=a+c=b=0\\a^2+b^2+c^2=1\end{matrix}\right.\) \(\Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}b=0;a=\dfrac{1}{\sqrt{2}};c=\dfrac{-1}{\sqrt{2}}\\b=0;a=\dfrac{-1}{\sqrt{2}};c=\dfrac{1}{\sqrt{2}}\end{matrix}\right.\)
Vậy GTNN = -1
1) Chứng minh rằng \(\left(a+b+c\right)\left(\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c}\right)\ge9,\left(\forall a,b,c>0\right)\).
2) Cho \(a,b,c\)là ba số dương thay đổi luôn thỏa mãn điều kiện \(a+b+c=1\) . Tìm GTNN của biểu thức
\(P=\frac{9}{2\left(ab+bc+ca\right)}+\frac{2}{a^2+b^2+c^2}\).
Hướng dẫn giải:
1) Áp dụng bất đẳng thức Cô si cho \(a,b,c\) và cho \(\frac{1}{a},\frac{1}{b},\frac{1}{c}\) suy ra đpcm. Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi \(a=b=c\).
Chú ý rằng bất đẳng thức vừa chứng minh có thể viết lại dưới dạng \(\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c}\ge\frac{9}{a+b+c}\).
2) Chú ý rằng \(\frac{9}{2}=\frac{27}{6}=\frac{26}{6}+\frac{1}{6}=\frac{13}{3}+\frac{1}{6}\) nên có thể viết lại \(P\) dưới dạng
\(P=\frac{13}{3\left(ab+bc+ca\right)}+\frac{1}{6\left(ab+bc+ca\right)}+\frac{2}{a^2+b^2+c^2}\)
\(\ge\frac{13}{3\left(ab+bc+ca\right)}+\frac{1}{6\left(a^2+b^2+c^2\right)}+\frac{2}{a^2+b^2+c^2}\)
\(=\frac{13}{6}\left(\frac{2}{ab+bc+ca}+\frac{1}{a^2+b^2+c^2}\right)\)
Do đó \(P\ge\frac{13}{6}\left(\frac{1}{ab+bc+ca}+\frac{1}{ab+bc+ca}+\frac{1}{a^2+b^2+c^2}\right)\)
Theo 1) thì \(\frac{1}{ab+bc+ca}+\frac{1}{ab+bc+ca}+\frac{1}{a^2+b^2+c^2}\ge\frac{9}{2\left(ab+bc+ca\right)+a^2+b^2+c^2}\)
hay \(\frac{1}{ab+bc+ca}+\frac{1}{ab+bc+ca}+\frac{1}{a^2+b^2+c^2}\ge\frac{9}{\left(a+b+c\right)^2}=\frac{9}{1^2}=9\)
Từ đó \(P\ge\frac{13}{6}.9=\frac{39}{2}\) . Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi \(a=b=c=\frac{1}{3}\).
Vậy GTNN = \(\frac{39}{2}\)
(Đắc Lắc)
Tìm GTNN của biểu thức \(A=4x+\frac{1}{4x}-\frac{4\sqrt{x}+3}{x+1}+2016\) (vói \(x>0\)).
Hướng dẫn giải:
Theo Cô si \(4x+\frac{1}{4x}\ge2\) , đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi \(4x=\frac{1}{4x}=1\Leftrightarrow x=\frac{1}{4}\)). Do đó
\(A\ge2-\frac{4\sqrt{x}+3}{x+1}+2016\)
\(A\ge4-\frac{4\sqrt{x}+3}{x+1}+2014\)
\(A\ge\frac{4x-4\sqrt{x}+1}{x+1}+2014=\frac{\left(2\sqrt{x}-1\right)^2}{x+1}+2014\ge2014\)
Hơn nữa \(A=2014\) khi và chỉ khi \(\left\{{}\begin{matrix}x=\dfrac{1}{4}\\2\sqrt{x}-1=0\end{matrix}\right.\) \(\Leftrightarrow x=\dfrac{1}{4}\) .
Vậy GTNN = 2014
(Bà rịa Vũng Tàu)
Cho \(x,y\)là hai số thỏa mãn \(x\ge2y>0\). Tìm GTNN của biểu thức
\(P=\frac{2x^2+y^2-2xy}{xy}\).
Hướng dẫn giải:
Ta có \(P=\frac{x^2+y^2}{xy}+\frac{x^2-2xy}{xy}=\frac{3x^2+x^2+4y^2}{4xy}+\frac{x\left(x-2y\right)}{xy}\)
\(=\frac{3x^2+x^2+4y^2}{4xy}+\frac{x\left(x-2y\right)}{xy}\)
\(=\frac{3x^2}{4xy}+\frac{x^2+4y^2}{4xy}+\frac{x\left(x-2y\right)}{xy}\)
\(=\frac{3}{4}.\frac{x}{y}+\frac{\left(x-2y\right)^2+4xy}{4xy}+\frac{x\left(x-2y\right)}{xy}\)
\(=\frac{3}{4}.\frac{x}{y}+\frac{\left(x-2y\right)^2}{4xy}+4+\frac{x\left(x-2y\right)}{xy}\)
\(\ge\frac{3}{4}.2+0+4+0\)
\(P\ge\frac{11}{2}\). Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi \(x=2y\).
Vậy GTNN = \(\frac{11}{2}\)
Cho \(a,b,c\ge1\)thỏa mãn điều kiện \(ab+bc+ca=9\). Tìm GTLN và GTNN của biểu thức \(P=a^2+b^2+c^2\).
Hướng dẫn giải:
- Áp dụng bất đẳng thức hiển nhiên \(a^2+b^2+c^2\ge ab+bc+ca=9\) suy ra \(P\ge9\). GTNN = 9 đạt khi và chỉ khi \(a=b=c=\sqrt{3}\).\(a^2+b^2+c^2\le18\)\(\left(a-1\right)\left(b-1\right)\ge0\Rightarrow a+b\le ab+1\). Viết hai bất đẳng thức tương tự rồi cộng theo vế ta được \(2\left(a+b+c\right)\le ab+bc+ca+3=9+3\Rightarrow a+b+c\le6\)
Do đó \(a^2+b^2+c^2=\left(a+b+c\right)^2-2\left(ab+bc+ca\right)=\left(a+b+c\right)^2-18\le6^2-18\)
\(P=a^2+b^2+c^2\le18\)
Dấu đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi bộ ba số \(a,b,c\) có hai số bàng 1, một số bằng 4. Vậy GTLN = 18.