Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Bộ đề luyện viết đoạn văn nghị luận phân tích một tác phẩm thơ SVIP
(2 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) phân tích bài thơ Biết ơn cha mẹ của Hoàng Mai.
Bài đọc:
BIẾT ƠN CHA MẸ
Ngày tháng bảy mưa rơi lướt thướt
Chạnh lòng con sướt mướt canh thâu
Mẹ cha giờ khuất nơi đâu
Dương gian hay cõi thâm sâu ngút ngàn
Đêm trở gió bàng hoàng tỉnh giấc
Nhớ công ớn chất ngất lòng đau
Mẹ cha khuất bóng đã lâu
Con chưa đền đáp ơn sâu cửu trùng
Nhớ cái thuở bần cùng cạn kiệt
Cha đảm đương mải miết vườn rau
Cơm canh khoai sắn bên nhau
Chắt chiu ngày tháng mong cầu vươn lên
Thời gian vững lòng bền cha bước
Lên tỉnh thành sau trước lo toan
Đàn con sâm sấp hiền ngoan
Mẹ thay cha dạy bảo ban con khờ
Rồi đến lúc con thơ đã lớn
Bỏ mẹ cha về chốn phồn hoa
Đứa an phận đứa bôn ba
Xót xa con trẻ lệ nhòa đêm thâu
Khi con đã bắt đầu ổn định
Thì mẹ cha thân tịnh bất an
Mẹ đi về chốn mây ngàn
Cha thương nhớ mẹ võ vàng theo sau
Con chưa kịp ơn sâu đền đáp
Chỉ mong sao Phật Pháp nhiệm màu
Mẹ cha thoát kiếp khổ đau...
Luân hồi sanh tử nguyện cầu vãng sanh.
(Hoàng Mai)
Hướng dẫn giải:
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn (0.25 điểm)
– Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn.
– Thí sinh có thể trình bày theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0.25 điểm)
Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Phân tích nhân vật Đạm Tiên trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu.
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận (0.5 điểm)
– Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận, sau đây là một số gợi ý:
+ Về nội dung: HS phân tích đề tài, chủ đề, mạch cảm xúc của bài thơ để từ đó rút ra ý nghĩa của bài thơ này: Bài thơ Biết ơn cha mẹ thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của một người con đối với công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ; đồng thời qua bài thơ này, nhân vật trữ tình - người con cũng bộc lộ sự xót xa, chạnh lòng khi chưa kịp báo đáp ơn sinh dưỡng mà cha mẹ đã về nơi xa xôi. Vậy nên, người con chỉ biết nhờ vào đức tin, cầu mong cha mẹ mình ở nơi xa ấy sẽ không còn phải chịu đựng những đắng cay, sớm vãng sanh về nơi thanh tịnh, an yên, hạnh phúc.
+ Về nghệ thuật:
++ Sử dụng thể thơ song thất lục bát; giọng thơ sâu lắng ẩn chứa nỗi xót xa, ngậm ngùi; cách gieo vần linh hoạt giúp cho bài thơ dễ tác động đến trái tim người đọc.
++ Dù hình thức là thơ nhưng bài thơ khiến người đọc có cảm giác đây là một câu chuyện đang tua lại những giai đoạn trong cuộc đời. Ở đó, cha mẹ hiện lên lam lũ, vất vả, nhọc nhằn, yêu thương và hết lòng vì con cái. Những giai đoạn ấy càng khiến cho người con thêm xót xa khi công lao chưa kịp báo đáp mà cha mẹ đã rời khỏi thế gian.
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau (0.5 điểm)
– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.
– Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.
– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: Lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.
đ. Diễn đạt (0.25 điểm)
Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn.
e. Sáng tạo (0.25 điểm)
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
(2 điểm) Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích hình tượng bà má Hậu Giang trong văn bản trên.
Bài đọc:
Má già trong túp lều tranh
Ngồi bên bếp lửa, đun cành củi khô
Một mình má, một nồi to
Cơm vừa chín tới, vùi tro, má cười...
Chết! Có tiếng gì rơi sột soạt?
Má già run, trán toát mồ hôi
Chạy đâu? Thôi chết, chết rồi!
Gót giày đâu đã đạp rơi liếp mành.
Một thằng cướp, mắt xanh mũi lõ
Đốc gươm dài tuốt vỏ cầm tay
Rung rinh bậc cửa tre gầy
Nghênh ngang một ống chân đầy lối đi!
Hắn rướn cổ, giương mi, trợn mắt
Như hổ mang chợt bắt được mồi
Trừng trừng trông ngược trông xuôi
Trông vào bếp lửa: Một nồi cơm to.
Hắn rống hét: “Con bò cái chết!
Một mình mày ăn hết này sao?
Đừng hòng che được mắt tao
Khai mau, du kích ra vào nơi đâu?
Khai mau, tao chém mất đầu!”
Má già lẩy bẩy như tàu chuối khô
Má ngã xuống bên lò bếp đỏ
Thằng giặc kia đứng ngõ trừng trừng
Má già nhắm mắt, rưng rưng
“Các con ơi, ở trong rừng U Minh
Má có chết, một mình má chết
Cho các con trừ hết quân Tây!”
Thằng kia bỗng giậm gót giày
Đạp lên đầu má: “Mẹ mày, nói không?”
Lưỡi gươm lạnh toát kề hông
“Các con ơi! Má quyết không khai nào!”
Sức đâu như ngọn sóng trào
Má già đứng dậy, ngó vào thằng Tây
Má hét lớn: “Tụi bay đồ chó!
Cướp nước tao, cắt cổ dân tao!
Tao già không sức cầm dao
Giết bay, có các con tao trăm vùng!
Con tao, gan dạ anh hùng
Như rừng đước mạnh, như rừng chàm thơm!
Thân tao chết, dạ chẳng sờn!”
Thương ôi! Lời má lưỡi gươm cắt rồi!
Một dòng máu đỏ lên trời
Má ơi, con đã nghe lời má kêu!
Nước non muôn quỷ ngàn yêu
Còn in bóng má sớm chiều Hậu Giang.
(Bà má Hậu Giang, Tố Hữu)
Hướng dẫn giải:
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn (0.25 điểm)
– Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn.
– Thí sinh có thể trình bày theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0.25 điểm)
Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Phân tích nhân vật Đạm Tiên trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu.
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận (0.5 điểm)
– Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận, sau đây là một số gợi ý: Bà má Hậu Giang hiện lên với những đặc điểm sau:
+ Dũng cảm, kiên cường, bất khuất trước kẻ thù, nhất quyết không chịu khai ra những chiến sĩ du kích.
+ Có lòng yêu nước sâu sắc, một lòng hướng về cách mạng.
+ Có lòng căm thù giặc sâu sắc.
=> Đối diện với quân thù tàn bạo, dã man, vô nhân tính những người mẹ Việt Nam anh hùng không hề sợ hãi, trái lại còn gan góc, kiên cường, sẵn sàng hi sinh để bảo vệ những người lính cộng sản. Hành động này của họ vừa thể hiện sự hi sinh, đóng góp lớn lao vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc, vừa thể hiện lòng tin, sự tự hào của những người mẹ Việt Nam anh hùng dành cho những người lính cộng sản.
=> Thông qua hình tượng bà má Hậu Giang, tác giả không chỉ thể hiện sự trân trọng, ngợi ca, lòng biết ơn đối với những người phụ nữ đã kiên cường, gan góc góp sức mình, giúp dân tộc tiến gần hơn đến với độc lập, tự do; mà còn cất lên tiếng nói phê phán, lên án sự tàn bạo, độc ác của kẻ thù cướp nước ta, bày tỏ lòng căm thù giặc sâu sắc.
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau (0.5 điểm)
– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.
– Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.
– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: Lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.
đ. Diễn đạt (0.25 điểm)
Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn.
e. Sáng tạo (0.25 điểm)
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.