Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bộ Chân trời sáng tạo SVIP
NGÔN NGỮ NÓI VÀ NGÔN NGỮ VIẾT
A. Lý thuyết
1. Ngôn ngữ nói
- Đặc điểm:
+ Đa dạng về ngữ điệu (gấp gáp, chậm rãi, to, nhỏ;...), góp phần thể hiện trực tiếp tình cảm, thái độ của người nói.
+ Có người nói và người nghe; người nói và người nghe có thể đổi vai cho nhau. Khi đối thoại cần chú ý cân nhắc sử dụng từ ngữ, cách nói, thái độ sao cho thuyết phục, lịch sự; người nghe cần tập trung chú ý để hiểu đúng và đầy đủ ý kiến của người nói.
+ Ngôn ngữ nói thường sử dụng những từ giản dị, dễ hiểu, từ địa phương, tiếng lóng, từ ngữ chêm xen, đưa đẩy, những từ biểu cảm như trợ từ, thán từ.
+ Thường sử dụng cả câu tỉnh lược để lời nói ngắn gọn hay câu có yếu tố dư thừa, trùng lặp (do người nói vừa nghĩ vừa nói, không có điều kiện gọt giũa hoặc do người nói muốn lặp lại để giúp người nghe có thời gian lĩnh hội thấu đáo nội dung giao tiếp).
+ Kết hợp với các phương tiện phi ngôn ngữ như: nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ,...
- Lưu ý:
+ Nói và đọc (thành tiếng) một văn bản là khác nhau. Đọc (thành tiếng) bị lệ thuộc vào văn bản viết. Dù vậy, người đọc vẫn có thể tận dụng những ưu thế của ngôn ngữ nói như ngữ điệu, các phương tiện phi ngôn ngữ để làm cho phần đọc diễn cảm hơn.
+ Ngôn ngữ nói có thể được ghi lại bằng chữ viết, chẳng hạn như đoạn đối thoại của các nhân vật trong văn bản truyện, cuộc phỏng vấn trong một bài báo,...
2. Ngôn ngữ viết
- Đặc điểm:
+ Được thể hiện bằng chữ viết, hệ thống dấu câu, các kí hiệu văn tự.
+ Ngôn ngữ viết thường là ngôn ngữ được trau chuốt, hoàn chỉnh. Vì người viết và người đọc không thể ngay lập tức đổi vai cho nhau nên người viết cần lựa chọn từ ngữ và cách diễn đạt sao cho người đọc hiểu đúng và hiểu đầy đủ điều mình muốn nói. Ngôn ngữ viết ít sử dụng các câu rút gọn, câu đặc biệt, các yếu tố chêm xen dư thừa.
+ Khi đọc, người đọc có điều kiện suy ngẫm, phân tích kĩ lưỡng.
- Lưu ý: Trong thực tế sử dụng, ngôn ngữ viết có thể được trình bày lại bằng lời nói, chẳng hạn như trường hợp thuyết trình một vấn đề đã chuẩn bị, trình bày bài phát biểu đã soạn trước,... Trong các trường hợp này, lời nói tận dụng được những ưu thế của ngôn ngữ viết đồng thời vẫn có sự phối hợp với các phương tiện phi ngôn ngữ để làm tăng hiệu quả biểu đạt.
B. Luyện tập
BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO (Phần 1)
Bài 1. Có những trường hợp ngôn ngữ nói được ghi lại bằng chữ viết. Lấy ví dụ và chỉ ra những dấu hiệu nhận biết ngôn ngữ nói trong các trường hợp đó.
Bài làm
Trường hợp 1: hội thoại trong một tác phẩm truyện
Bà lão quay lại mỉm cười móm mém:
- Bẩm bà đi chợ về!...
Bà phó Thụ mở to đôi mắt đỏ ngầu, nhìn kỹ hơn một chút. Bà nhận ra bà cái đĩ ở. Tức thì mặt bà nguỷu xuống. Bà lão này còn muốn quấy quả gì nữa đây? Để vòi tiền thêm chăng? Bà lão rên một tiếng và chống tay lên đầu gối, bẩy rẩy đứng lên. Bà phó hỏi:
- Bà đi đâu thế?
Bà lão lại rên tiếng nữa để mở đầu câu nói. (Bà rên cũng như một vài người khác bạ lúc nào cũng thở dài. Cái ấy thành thói quen)
- Bẩm bà, con lên chơi với cháu. Lâu lắm, cháu không được về, con nhớ cháu quá!
- Úi dào ôi! Vẽ cái con chuột chết! Nó phải làm chứ có rỗi đâu mà bà chơi với nó? Nhà tôi không có cơm cho nó ăn để nó cứ nồng nỗng nó chơi. Bà muốn chơi với nó thì đem ngay nó về nhà, tìm cơm cho nó ăn, bà cháu chơi với nhau vài ba tháng cho thật chán đi, rồi hãy bảo nó lên. Tôi không giữ. Bà tưởng nó đã làm giàu, làm có cho tôi rồi đấy, hẳn?
(Nam Cao, Một bữa no)
→ Dấu hiệu nhận biết ngôn ngữ nói:
- Lời thoại được đặt sau dấu hai chấm, xuống dòng gạch đầu dòng.
- Có những từ ngữ miêu tả cử chỉ, điệu bộ của các nhân vật tham gia đối thoại và đánh dấu lượt lời khi các nhân vật luân phiên đổi vai.
- Các lời thoại mang đậm tính khẩu ngữ.
Trường hợp 2: ghi lại một cuộc phỏng vấn
- PV (phóng viên): Chị thích nhất điều gì ở con người?
- NNT (Nguyễn Ngọc Tư): Chà, câu hỏi này mênh mông ghê. Tôi thích nụ cười nở trên gương mặt một người có tấm lòng nhân hậu. Nhiêu đó đủ rồi.
- PV: Bạn đọc cảm nhận chất sống luôn tràn trề trong từng trang viết của chị. Làm cách nào chị có thể thu thập được nhiều chất liệu, chi tiết như vậy?
- NNT: Tôi nghiêng ngó, trà trộn, hóng hớt... Ôi thôi bao nhiêu là tật xấu. Bà ngoại tôi hay nói chỉ ngồi ăn thôi thì đến núi cũng phải lở. Phải làm lụng và tích lũy chứ.
(Anh Tú, Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư: “Nên chơi với văn chương”, báo Tuổi Trẻ, ngày 19/12/2010)
→ Dấu hiệu nhận biết ngôn ngữ nói:
- Lời thoại được đặt sau dấu hai chấm, có chú thích về người nói.
- Có những phương tiện ngôn ngữ đặc trưng của ngôn ngữ nói, đó là các từ cảm thán như: chà; ghê; ôi thôi hay từ địa phương như nhiêu.
Bài 2. Lời thoại của nhân vật trong các đoạn trích dưới đây có những đặc điểm nào của ngôn ngữ nói?
a.
- Tươm rồi đấy, anh – Cô gái nói trong bóng tối.
- Cám ơn nhé, Nhật Giang!
Cô gái trở lại với nỗi ngạc nhiên:
- Ô kìa. Ừ nhỉ, sao anh biết tên em?
Tôi cười, không đáp.
- À, em biết rồi. Anh tọa độ chứ gì mà. Các anh bộ đội chuyên thế. Cứ gọi: Lan, Hằng, Liên, Oanh thế nào cũng trúng, chứ gì?
- Nhưng Giang, lại Nhật Giang nữa, chắc không có hai người tên như thế đâu, đoán mò sao được.
(Bảo Ninh, Giang)
Bài làm
- Đa dạng về ngữ điệu, góp phần thể hiện trực tiếp tình cảm, thái độ của người nói.
- Thường sử dụng khẩu ngữ, từ ngữ địa phương, tiếng lóng, trợ từ, thán từ, từ ngữ chêm xen, đưa đẩy,... : tươm; ô kìa; ừ nhỉ; tọa độ; à; chứ gì?
- Sử dụng câu tỉnh lược: Tươm rồi đấy, anh.
- Kết hợp với các phương tiện phi ngôn ngữ như nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ,... : ngạc nhiên; cười
b.
Bỗng thằng Cò kêu “oái” một tiếng, hai tay vò trán lia lịa.
- Có ong sắt, tía ơi! Nó đánh con một vết đây nè!
Tôi nhanh trí ngược hướng gió chạy ra xa để tránh bầy ong, và nhân thể bứt vội vàng một nắm cỏ tranh và sậy khô đưa lại cho tía nuôi tôi:
- Tía ơi, đốt nó đi, tía!
Tía nuôi tôi mỉm cười, khoát khoát tay:
- Đừng! Không nên giết ong, con à! Để tía đuổi nó cách khác…
(Đoàn Giỏi, Đất rừng phương Nam)
Bài làm
Bài 3. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Dậy đi em, dậy đi em ơi!
Dậy giũ áo kẻo bọ,
Dậy phủi áo kẻo lấm!
Đầu bù anh chải cho
Tóc rối đưa anh búi hộ!”
(Truyện thơ dân tộc Thái, Tiễn dặn người yêu)
a. Lời của nhân vật trong đoạn trích trên có mang đặc điểm của ngôn ngữ nói không? Vì sao bạn nhận định như vậy?
b. Từ các ngữ liệu ở bài tập 2 và 3, hãy nhận xét về sự khác biệt giữa lời nói của nhân vật trong văn bản truyện và văn bản truyện thơ.
Bài làm
a. Lời của nhân vật trong đoạn trích đã cho có mang một số đặc điểm của ngôn ngữ nói:
+ Trong lời thoại có những từ ngữ mang tính khẩu ngữ: đi; ơi; đầu bù
+ Những câu thường dùng trong lời nói hằng ngày: Dậy đi em, dậy đi em ơi!; Dậy…kẻo…
Tuy nhiên, vì đây là lời của nhân vật trong truyện thơ, có thể bị chi phối bởi vần điệu nên sẽ không phản ánh một cách sinh động, chân thật ngôn ngữ nói trong đời sống hằng ngày.
b.
Bài 4. Đọc (thành tiếng) phần Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói ở mục Tri thức Ngữ văn. Phần đọc (thành tiếng) này có những đặc điểm của ngôn ngữ nói không? Vì sao?
Bài làm
Đọc (thành tiếng) bị lệ thuộc vào văn bản viết. Phần đọc (thành tiếng) vẫn có thể sử dụng những ưu thế của ngôn ngữ nói như ngữ điệu, các phương tiện phi ngôn ngữ (cử chỉ, điệu bộ…) để làm cho phần đọc diễn cảm hơn.
BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO (Phần 2)
Bài 1. Đọc lại phần tri thức tiếng Việt, mục Tri thức Ngữ văn của Bài 5 và Bài 3 để thực hiện bảng so sánh sau:
Bài 2. Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ viết thể hiện trong các đoạn trích sau:
a. Hai mâu thuẫn cơ bản của vở kịch được thể hiện qua xung đột chính của hồi kịch. Thứ nhất, đó là xung đột giữa giai cấp thống trị thối nát, xa hoa, truỵ lạc với nhân dân khốn khổ, lầm than. Mâu thuẫn này đã được giải quyết khi vua Lê Tương Dực bị giết, Nguyễn Vũ tự sát. Thứ hai, đó là xung đột giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu, thuần tuý với lợi ích trực tiếp, thiết thực của nhân dân. Mâu thuẫn này không được giải quyết rạch rồi, dứt khoát.
(Theo Phan Trọng Luận (Tổng Chủ biên), Ngữ văn 11, tập một)
Bài làm
- Phương tiện thể hiện: được thể hiện bằng chữ viết, hệ thống dấu câu, các kí hiệu văn tự.
- Từ ngữ: sử dụng từ ngữ chọn lọc, học thuật liên quan đến thể loại bi kịch và nội dung vở kịch Vũ Như Tô (mâu thuẫn cơ bản; xung đột chính; Lê Tương Dực,...); không sử dụng khẩu ngữ và từ ngữ địa phương.
- Câu: sử dụng câu dài nhưng được tổ chức mạch lạc, chặt chẽ:
+ Thứ nhất, đó là xung đột giữa giai cấp thống trị thối nát, xa hoa, truỵ lạc với nhân dân khốn khổ, lầm than. Mâu thuẫn này đã được giải quyết khi vua Lê Tương Dực bị giết, Nguyễn Vũ tự sát.
+ Thứ hai, đó là xung đột giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu, thuần tuý với lợi ích trực tiếp, thiết thực của nhân dân.
b. Việc Vũ Như Tô xây Cửu Trùng Đài cho Lê Tương Dực theo lời khuyên của Đan Thiềm là nguyên nhân trực tiếp làm nảy sinh xung đột bi kịch. Tuy nhiên, đây không phải là xung đột thông thường mà là xung đột vừa mang tính lịch sử, vừa mang tính nhân loại.
(Phạm Vĩnh Cư, Bàn thêm về bi kịch Vũ Như Tô)
Bài làm
- Phương tiện thể hiện: được thể hiện bằng chữ viết, hệ thống dấu câu, các kí hiệu văn tự.
- Sử dụng từ ngữ chọn lọc, thuật ngữ liên quan đến thể loại bi kịch và nội dung vở kịch Vũ Như Tô (xung đột bi kịch; tính lịch sử; tính nhân loại; Cửu Trùng Đài; Vũ Như Tô); không sử dụng khẩu ngữ và từ ngữ địa phương.
- Sử dụng những câu dài nhưng được tổ chức mạch lạc, chặt chẽ:
Bài 3. Điều chỉnh các câu dưới đây cho phù hợp với ngôn ngữ viết:
a. Hôm nay, cô giáo em mặc một bộ áo dài đẹp hết sảy.
b. Hành động kì cục của ông ấy khiến cả nhà cảm thấy rối nùi.
c. Đường bay quốc tế đã mở tung, du khách nước ngoài tha hồ đến Việt Nam du lịch.
d. Bà ấy đói quá nên xơi tất tần tật các món ăn trên bàn.
Bài 4. Phân tích những đặc điểm của ngôn ngữ nói trong đoạn trích sau:
Vũ Như Tô - Có việc gì mà bà chạy hớt hơ hớt hải? Mặt bà cắt không còn hột máu.
Đan Thiềm (thở hổn hển) - Nguy đến nơi rồi... Ông Cả!
Vũ Như Tô - Lạ chưa, nguy làm sao? Đài Cửu Trùng chia năm đã được một phần.
Đan Thiềm - Ông trốn đi, mau lên không thì không kịp.
Vũ Như Tô - Sao bà nói lạ? Đài Cửu Trùng chưa xong, tôi trốn đi đâu. Làm gì phải trốn?
Đan Thiềm - Ông nghe tôi! Ông trốn đi! Ông nghe tôi! Ông phải trốn đi mới được!
Vũ Như Tô - Làm sao tôi cần phải trốn? Bà nói rõ cho là vì sao? Khi trước tôi nhờ bà mách đường chạy trốn, bà khuyên không nên, bây giờ bà bảo tôi đi trốn, thế nghĩa là gì?
(Nguyễn Huy Tưởng, Vũ Như Tô)
Bài làm
- Đây là cuộc đối thoại giao tiếp giữa Vũ Như Tô và Đan Thiềm, hai nhân vật luân phiên đổi vai.
- Các lời thoại đa dạng về ngữ điệu, góp phần thể hiện thông tin, thái độ của người nói: Đan Thiềm hoảng sợ, gấp gáp, vội vàng; Vũ Như Tô ngạc nhiên, bất ngờ.
- Sử dụng nhiều ngôn ngữ cử chỉ, điệu bộ: thở hổn hển; mặt cắt không còn hột máu
- Sử dụng lớp từ mang tính khẩu ngữ, từ ngữ dễ hiểu, biểu cảm, tiếng lóng, từ đưa đẩy: lạ chưa; phải; đi; hớt hơ hớt hải
- Sử dụng câu tỉnh lược, câu đặc biệt: Ông cả!; Làm gì phải trốn?
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây