Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bình giảng SVIP
HOÀNG HẠC LÂU TỐNG MẠNH HẠO NHIÊN CHI QUẢNG LĂNG
Những cuộc tiễn đưa bao giờ cũng để lại trong lòng người đi, kẻ ở những ấn tượng và kỉ niệm khó quên. Trong xã hội xưa, khi điều kiện đi lại và trao đổi thư từ còn rất khó khăn, những cuộc chia tay càng dễ để lại cho đôi bên nhiều nỗi nhớ nhung, lo âu, thấp thỏm. Đó là những lí do giải thích vì sao “thơ tống biệt” chiếm một tỉ lệ khá cao trong văn học cổ điển. Lí Bạch là một người giao thiệp rất rộng, tính tình hồn nhiên cởi mở, suốt đời đi lại xê dịch nên tác phẩm viết về đề tài tiễn biệt chiếm tỉ lệ rất cao trong sự nghiệp thơ văn của ông. Trong đa số trường hợp, Lí Bạch xuất hiện với tư cách là người đưa tiễn. “Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng” được xem là bài thơ hay nhất của ông trng đề tài này.
Hai câu thơ đầu thiên về nói tới người ra đi (Mạnh Hạo Nhiên) và tường thuật sự việc (nêu lên đầy đủ các yếu tố của một cuộc tiễn đưa) song trong đó vẫn chứa đựng bao nhiêu niềm lưu luyến của người đưa tiễn.
Không bao lâu sau khi rời khỏi quê hương, Lí Bạch đã kết giao với Mạnh Hạo Nhiên, nhà thơ tiền bối, nhà thơ hơn mình đến hơn chục tuổi và bấy giờ danh tiếng đã lừng lẫy. Mối quan hệ đặc biệt thân tình ấy đã thể hiện đầy đủ, sinh động qua chỉ một từ “cố nhân”. Lí Bạch là ‘chủ” tiễn khách song không phải là tiễn khách tại nhà mình, quê mình mà là tiễn khách nơi đất khách, ở một điểm dừng chân trên bước đường ngao du, hơn nữa, lại là tại một thắng cảnh nổi tiếng gắn với những truyền thuyết từng làm xao động tâm hồn bao thế hệ. Cuộc tiễn chân diễn ra giữa thanh thiên bạch nhật, trong không khí cực kì phồn vinh của xã hội Thịnh Đường. Bạn ra đi giữa một ngày xuân (tam nguyệt, yên hoa), bạn đi về Dương Châu, thành phố phồn hoa nổi tiếng nhất của cả vùng Giang Nam đương thời mà Lí Bạch trước đó đã từng đặt chân tới. Cho nên, qua lời thơ bề ngoài có vẻ như trung tính, đạm bạc, ta không chỉ thấy phút giây bịn rịn của buổi tiễn đưa mà còn thấy sự nao nức của người đưa tiễn. Dường như vì một lí do đặc biệt nào đó mà Lí Bạch không thể cùng đi với Mạnh Hạo Nhiên về Dương Châu đấy thôi. Đó chính là cái nền vững chắc tạo điều kiện cho việc xây dựng tứ thơ bay bổng ở hai câu tiếp theo.
Nhận xét về hai câu thơ trên cũng như cách mở đầu thường thấy ở thơ tứ tuyệt Lí Bạch, có nhà nghiên cứu nhận định “Nhiều bài trường thi, ca hành của Lí Bạch thường hạ bút vang dội, khí thế khác thường, đem đến sức truyền cảm nghệ thuật kinh hồn bạt vía cho người đọc song phần mở đầu thơ tuyệt cú của ông lại thường bình dị tự nhiên, chẳng có gì là đột ngột, gân guốc, tựa như nhìn không thấy sự suy nghĩ quá sâu xa, tinh tường. Ở hai câu đầu, nhà thơ thường chỉ tường thuật một cách giản đơn hoàn cảnh hoặc nguyên do sự việc mà thôi. Bài thơ này cũng không phải là ngoại lệ.” Ngôn từ không chỉ bình dị tự nhiên mà lại còn phù hợp. Các dòng sông lớn ở Trung Quốc thường chảy theo hướng tây – đông, lầu Hoàng Hạc lại ở phía trên dòng nên đặt trạng ngữ “tây” trước động từ “từ”, dung động từ “há” trước Dương Châu là rất chuẩn xác. Động từ “từ” (từ giã, từ biệt) được sử dụng khá đắt, mang sắc thái biểu cảm và có tác dụng gợi cảm cao. Tác giả nói mình đưa tiễn “cố nhân” song không nói cố nhân từ giã mình mà lại nói “từ biệt lầu Hoàng Hạc”. Như vậy, vừa kết hợp xác định địa điểm đưa tiễn, vừa đem lại cho bản thân hình ảnh lầu Hoàng hạc một ý nghĩa vừa ẩn dụ vừa hoán dụ, lại vừa gợi cho độc giả liên tưởng tới động tác, tâm tư của cả người đi, kẻ ở: sau khi tiễn biệt ở sông có lẽ Lí Bạch đã vội dời lên tít lầu cao để tiếp tục ngóng theo Mạnh Hạo Nhiên, sau khi lên thuyền, có kẽ cũng đang đang ngước trông lên lầu cao tiếp tục vẫy tay từ biệt.
Hai câu cuối, bên ngoài vẫn tiếp tục nói về người ra đi song thực chất đã chuyển sang nói tâm tình người ở lại. Bên ngoài như là thơ tả cảnh thuần túy – mà xét về yêu cầu tả cảnh cũng đạt mức xuất sắc – song thực chất là tả tình.
Hàm súc khêu gợi, ý tại ngôn ngoại, lời cạn ý sâu, lấy cảnh nói tình, từ nhỏ thấy lớn… tất cả những đặc trưng thi pháp ấy của thơ Đường nói chung, của thơ tuyệt cú nói riêng, chúng ta đều có thể tìm thấy sự thể hiện mẫu mực ở Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng của Lí Bạch.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây