Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bình giảng SVIP
Bình giảng điểm sáng văn chương
Trần Thủ Độ (1194 - 1264) là một người có công lớn trong việc lập nên vương triều Trần và tham gia tích cực vào cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên lần thứ nhất (1258) thắng lợi. Ông được hậu thế ghi nhớ và kính trọng với câu trả lời khảng khái khi được vua Trần Thái Tông hỏi về thế nước trước sức tấn công như vũ bão của quân Nguyên: "Đầu thần chưa rơi xuống đất, bệ hạ chớ có lo gì!".
Sách sử cho biết cuối triều nhà Lí, nội bộ hoàng tộc chia rẽ, chính sự rối ren, lòng người li tán. Trong khi đó, Trần Thủ Độ đã cùng con em họ Trần lập các đội hương binh dựa vào thế lực nhà Lí đánh dẹp các phe phái khác và được phong chức Điện tiền chỉ huy sứ làm nhiệm vụ quản lĩnh các đạo quân bảo vệ kinh thành. Nhân cơ hội này, ông đã tổ chức xếp đặt việc Lí Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, lập nên nhà Trần. Ngay sau khi lên ngồi, Trần Cảnh phong ông làm Quốc thượng phụ, trông coi việc trong triều ngoài nội. Năm sau lại được phong làm Thái sư giữ việc trị an, đánh dẹp trong nước. Ông trở thành nhân vật trụ cột nắm quyền lãnh đạo đất nước trong những năm đầu triều Trần, luôn đề cao tư tưởng pháp trị, định ra luật lệ, quy chế hành chính và tỏ ra quyết đoạn trong mọi công việc.
Không chỉ nổi tiếng ở tính cách quyết đoán, Trần Thủ Độ còn được biết đến bởi thái độ trung thực, chí công vô tư, tôn trọng luật lệ, lẽ phải và lợi ích chung. Sách Đại Việt sử kí toàn thư còn ghi chép cụ thể những suy nghĩ, việc làm đầy cá tính của ông. Vốn được xếp vào bậc "tài trí hơn người, làm quan triều Lí được mọi người suy tôn" và sau này: "Thái Tông lấy được thiên hạ đều là nhờ mưu sức của Thủ Độ cả, cho nên nhà nước phải nhờ cậy, quyền hơn cả vua", song tự ông lại không cậy quyền cậy thế làm càn, càng không chấp nhận lối sống của kẻ cơ hội, quỵ lụy, luồn lọt.
Chuyện thứ nhất, khi được biết có người vạch hỏi ông "quyền hơn cả vua, đối với xã tắc thế nào?" thì không ngờ ông lại trả lời: "Đúng như lời người ấy nói", rồi lấy tiền lụa thưởng cho anh ta. Lẽ thường với một bậc quyền thế cạn nghĩ có thể quy kẻ kia vào tội xúc xiểm, kích động, chia rẽ tình nghĩa vua tôi. Thế nhưng với Trần Thủ Độ, ông lại nhìn nhận khác hẳn. Ông hiểu rằng kẻ kia nói đúng sự thật; sâu xa hơn, đó còn là sự lo toan chân thành của một kẻ bề tôi trước nhà vua, trước vận mệnh xã tắc. Như vậy là Trần Thủ Độ không chiếu ứng sự việc vào quyền lợi cá nhân mình mà nhìn ra sự quan tâm của người đời tới vị trí nhà vua và số phận cách thức ứng xử với nhà vua để tránh điều dị nghị trong thiên hạ. Rõ ràng với Trần Thủ Độ, câu nói của cô nhân "Trực ngôn nghịch nhĩ" (Lời nói thẳng khó nghe) lại không thích hợp.
Chuyện thứ hai, khi người vợ Trần Thủ Độ với uy thế bậc Linh Từ Quốc mẫu bị người lính canh không cho đi qua chỗ bậc thềm cấm, bà lấy làm tức giận, đem chuyện tâu với ông. Người lính bị bắt, tưởng phen này chịu tội chết. Không ngờ khi biết rõ sự thực, ông vui lòng ngợi khen: "Ngươi ở chức thấp mà biết giữ phép như thế, ta còn trách gì nữa?", rồi lại lấy vàng lụa ban thưởng. Đây là bài học sâu sắc về mối quan hệ giữa tình và lí, có nghĩa khuyến khích việc làm ngay thẳng, tuân thủ đúng luật lệ triều đình. Trần Thủ Độ quyết đoán không vì tình riêng mà lấn lướt việc công, không nể nghe lời vợ mà quên người lính đầy tinh thần trách nhiệm. Việc ông làm không chỉ giúp cho người vợ nhận ra điều hơn lẽ thiệt "Mà trong lẽ phải có người có ta"; điều quan trọng hơn là còn giúp cho người lính tinh vào lẽ phải, tin tưởng vào đấng bề trên; và rộng hơn, để lại cho đời một bài học về cách xét đoan con người, sự việc.
Chuyện thứ ba, khi có người cầu cạnh vợ Trần Thủ Độ xin cho riêng một chức quan nhỏ, ông vờ đồng ý. Đến ngày giao việc, ông cho gọi người kia đến bảo: "Ngươi vì có công chúa xin cho được làm câu đương, không ví như những câu đương khác được, phải chặt một ngón chân để phân biệt". Tên kia kêu van xin thôi, hồi lâu mới tha cho. Từ đấy không ai dám đến nhà thăm riêng nữa. Rõ ràng trong trường hợp này, Trần Thủ Độ có cách ứng xử công tâm, không vì cả nể mà quên việc lớn, có ý nghĩa "trừng ác", cảnh cáo, răn đe bọn người dựa dẫm, mưu lợi cá nhân. Hơn nữa, người cầm quyền càng phải biết khinh rẻ lối sống luồn cúi và cần cho kẻ cơ hội bài học đích đáng. Câu chuyện được ghi lại một cách sinh động, để cho hành động và sự kiện tự bộc lộ, không có thêm lời diễn tả suy nghĩ của nhân vật hay bình luận ngoại đề của tác giả. Bút pháp viết sử và khắc họa tính cách nhân vật thật hàm súc, cô đọng, lời dừng mà ý không hết.
Chuyện thứ tư, khi vua Thái Tông muốn cho người anh của Trần Thủ Độ làm tướng thì ông nói: "An Quốc là anh thần, nếu là người hiện thì thần xin nghỉ việc, còn như cho thần là hiền hơn An Quốc thì không nên cử An Quốc. Nếu anh êm cùng là tướng thì việc trong triều đình sẽ ra sao?". Câu trả lời của Trần Thủ Độ cho thấy ông là người quyết đoan, tự tin, dám tin vào năng lực và phẩm chất hiền tài của chính mình. Ông cho rằng trong tương quan giữa ông và An Quốc chỉ có thể chọn lấy một người làm tướng. Việc chọn tướng này không thể dựa vào tình riêng, ban ơn cho người anh, mà trước hết phải dựa trên tiêu chí người hiền, bậc hiền tài, hiền đức. Không hẳn ông muốn tranh hơn, giành giật địa vị mà chủ yếu vì thấy càn người đủ năng lực để đảm đương trọng trách. Cách nói của ông ở đây thật khéo léo, vừa khẳng định được uy tín của mình mà không mạt sát người anh, không làm tổn hại đến lòng tự trọng của nhà vua. Ông không hề nói An Quố hèn kém mà chỉ khẳng định trong tương quan chung thì ông "hiền hơn". Do đó xứng chức hơn. Câu trả lời con bao hàm một ẩn ý khác, quan trọng hơn: nếu người cầm quyền cứ khư khư theo ý mình, dùng người thiếu năng lực, phẩm chất thì hậu quả sẽ khôn lường. Một điều quan trọng khác nữa là ông không muốn hai anh em cùng là tướng trong triều. Theo lẽ thường, "nhất thân nhìn quen", thì khi có anh em cùng làm quan, người ta dễ bề kéo cánh, gây dựng thành thế lực chèn ép các phe phái khác. Dường như ông cảm nhận trước được việc nếu hai anh em làm tướng thì thiên hạ sẽ dị nghị, biết đâu thế mạnh tạm thời hôm nay chẳng phải là mầm loạn cho ngày mai. Như thế, Trần Thủ Độ không bổ dụng người anh vì ự tin vào năng lực của chính mình; không cho người anh làm tướng vì nghĩ đến tương lai của vương triều, mong muốn tránh được mọi điều dị nghị, tránh gây thành mầm loạn cho mai sau.
Sau khi kể những chuyện trên, sử thần Ngô Sĩ Liên đánh giá về ông bằng những lời tốt đẹp: "Thủ Độ tuy làm Tể tướng mà phàm công việc không việc gì là không để ý. Vì thế mà giúp nên nghiệp vương, giữ được tiếng tốt cho đến chết. Thái Tông có làm bài văn bia ở sinh từ để tỏ ý quý mến khác người"... . Một nhà thơ thế hệ sau ông là Nguyễn Sưởng trong bài Thượng phụ cựu cư (Nơi ở cũ của Thượng phụ) đã hết lời ca ngợi ông:
Tứ hải an nguy tồn chưởng ác
Lưỡng triều ấp tốn hệ kinh luân
Anh hùng như tại cơ cầu tuyệt
Lân các đan thanh vạn cổ tân
(Sự an nguy trong bốn bể do tay ông nắm giữ
Việc hai triều nhường ngôi cho nhua nhờ tài kinh luân của ông
Người anh hùng như vẫn còn đây mà nếp cơ cầu đã dứt
Những nét vẽ trên gác Kì Lân muôn đời vẫn mới).
(Trích Phân tích bình giảng tác phẩm văn học 10, Nguyễn Khắc Phi)
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây