Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Biểu diễn dữ liệu SVIP
1. Kiểu dữ liệu
Mỗi kiểu dữ liệu là một tập hợp các giá trị mà biến thuộc kiểu đó có thể nhận, mỗi kiểu dữ liệu được trang bị một số phép toán.
Lưu ý: trong lập trình, kí tự dấu phẩy trong số thập phân được biểu diễn là dấu chấm.
Kiểu dữ liệu |
Tập hợp giá trị |
Ví dụ |
Số |
Số nguyên và số thập phân |
15 3.141592 |
Xâu kí tự |
Kí tự hoặc xâu kí tự |
@ Computer |
Lôgic |
Hai giá trị True (đúng) và False (sai) |
False True |
a. Kiểu dữ liệu lôgic
Các phép toán so sánh: bằng (\(=\)), nhỏ hơn (\(< \)), và lớn hơn (\(>\)). Ví dụ:
- Phép toán \(1>2\) có giá trị trả về là False.
- Phép toán \(2< 3\) có giá trị trả về là True.
Ba phép toán logic: và (and), hoặc (or), không phải (not).
Phép logic | Bản chất | Ví dụ | Giải thích |
Và (AND) | Chỉ đúng khi cả hai biểu thức cùng đúng. | Kết quả trả về là False vì một trong hai vế (vế phải của biểu thức) là False. | |
Hoặc (OR) | Chỉ sai khi cả hai biểu thức cùng sai. | Kết quả trả về là True vì một trong hai vế (vế phải của biểu thức) là True. | |
Không phải (NOT) | Là đúng khi biểu thức sai, hoặc ngược lại. | Kết quả trả về là False vì kết quả của phép so sánh là True. |
b. Kiểu dữ liệu số
Phép toán cộng, trừ, nhân, chia, chia lấy dưa, làm tròn số,...
c. Kiểu dữ liệu chữ
Phép toán kết hợp nối các xâu kí tự để tạo ra xâu kí tự mới.
2. Hằng, biến, và biểu thức
a. Biến dữ liệu
- Được dùng để lưu trữ giá trị trong chương trình.
- Có thể thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.
- Được nhận biết thông qua tên của nó và thuộc một kiểu dữ liệu nhất định.
Biến được mô tả như một chiếc thùng rỗng chứ một loại quả nhất định.
(1) Hành động "đặt" quả táo vào hộp tương tự như thao tác khai báo biến cùng dữ liệu.
(2) Thay đổi quả táo đựng bên trong hộp bằng thao tác: "nhấc" quả táo trong hộp ra và "đặt" quả táo mới vào hộp. Hành động này tương tự với thao tác thay đổi dữ liệu của biến.
b. Hằng số
- Là giá trị không đổi trong quá trình thực hiện chương trình.
- Mỗi hằng thuộc một kiểu dữ liệu nhất định.
- Ví dụ, kí hiệu \(\varepsilon\) được gọi là hằng số điện môi.
c. Biểu thức
Là sự kết hợp của biến, hằng, dấu ngoặc hoặc phép toán và các hàm để trả lại giá trị thuộc một kiểu dữ liệu nhất định.
2. Thực hành: sử dụng hằng, biến, và biểu thức trong chương trình
Yêu cầu: Vẽ đường đi của nhân vật theo hình có số cạnh được nhập vào từ bàn phím.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây