Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Biện pháp tu từ nghịch ngữ SVIP
I. Lý thuyết
- Nghịch ngữ là biện pháp tu từ, theo đó, người nói (người viết) sử dụng trong cùng một câu hoặc một đoạn văn những từ ngữ hoặc câu có nghĩa trái ngược nhau nhằm tạo ra cách nói mới mẻ, bất ngờ để thể hiện thông điệp, nhận xét về đối tượng được nói đến một cách hiệu quả.
- Theo cách hiểu hẹp, nghịch ngữ bao gồm những kết hợp từ bất thường, được tạo ra bằng cách sử dụng các từ ngữ thể hiện những đặc điểm trái ngược nhau, ví dụ: vở bi kịch lạc quan (Tuốc-ghê-nhép - Turgenev), bản đồng ca lặng ngắt (Nguyễn Tuân), âm thanh im lặng (Vũ Quần Phương), hạnh phúc của một tang gia (Vũ Trọng Phụng), kẻ sát nhân lương thiện (Lại Văn Long), cái chết bất tử, sự cay đắng ngọt ngào, niềm vinh quang cay đắng, sự im lặng hùng hồn,...
- Theo cách hiểu rộng, nghịch ngữ còn bao gồm những mệnh đề tương phản, được tạo ra bằng cách sử dụng các từ ngữ hoặc câu, vế câu thể hiện những đặc điểm trái ngược nhau của cùng một đối tượng hoặc các đối tượng khác nhau, ví dụ: Lưng mẹ còng rồi / Cau thì vẫn thẳng / Cau - ngọn xanh rờn / Mẹ - đầu bạc trắng (Đỗ Trung Lai).
- Nghịch ngữ gây ấn tượng mạnh về cái độc đáo, khác lạ, mang lại nhận thức đa chiều, sâu sắc, mới mẻ. Trong nhiều trường hợp, nghịch ngữ còn có tác dụng gây cười, tạo sắc thái châm biếm nhẹ nhàng hoặc đả kích mạnh mẽ.
II. Thực hành
1. Tìm biện pháp tu từ nghịch ngữ trong các câu văn biền ngẫu dưới đây (trích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu). Cho biết mỗi nghịch ngữ đó có tác dụng khắc hoạ hình ảnh các nghĩa sĩ áo vải như thế nào.
a) Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ.
- Câu văn trên sử dụng những cụm từ có ý nghĩa trái ngược nhau, tạo nên sự đối nghịch trong câu văn nhằm nhấn mạnh đặc điểm của người nông dân nghĩa sĩ: Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường cung >< Chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ.
=> Tác dụng: Nhấn mạnh phẩm chất chất phác của người nông dân trong cuộc sống đời thường, với con trâu, cái cuốc thường ngày.
b) Ngoài cật có một manh áo vải, nào đợi mang bao tấu, bầu ngòi; trong tay cầm một ngọn tầm vông, chi nài sắm dao tu, nón gõ.
=> Tác dụng: Khắc họa hình tượng những người anh hùng áo vải xung trận với trang bị, vũ khí thô sơ, đơn giản nhưng khí thế lại rất mạnh mẽ, quyết liệt, hăng hái (nào đợi, chi nài).
c) Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện được trả thù kia; sống thờ vua, thác cũng thờ vua, lời dụ dạy đã rành rành, một chữ ấm đủ đến công đó.
- Câu văn trên sử dụng những vế câu có ý nghĩa tương phản: Sống đánh giặc >< thác cũng đánh giặc; sống thờ vua >< thác cũng thờ vua.
=> Tác dụng:
2. Tìm những nghịch ngữ nói lên lòng thương tiếc và sự tri ân của người dân đối với các nghĩa sĩ Cần Giuộc.
3. Phân tích tác dụng của nghịch ngữ trong các ngữ liệu sau.
a) Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
(Xuân Quỳnh)
- Khổ thơ trên sử dụng những vế câu có ý nghĩa tương phản với nhau:
+ con sóng nhớ bờ >< ngày đêm không ngủ được: Con sóng luôn luôn vận động nên bao giờ cũng thức, ấy vậy mà ở đây tác giả lại thi vị hóa sóng, khiến cho sóng trở nên thao thức, không ngủ được vì nhớ bờ.
+ trong mơ >< còn thức: Tấm lòng mong nhớ người yêu khiến cho người con gái thao thức ngay cả trong giấc mơ.
=> Tác dụng: Thể hiện quy luật, sức mạnh của tình yêu. Nó làm rung động trái tim người con gái, không chỉ chiếm lĩnh ý thức mà còn len lỏi cả vào thế giới vô thức khiến cho người con gái dù ở trong giấc mơ thì vẫn còn thao thức, trằn trọc và nhớ nhung về người yêu của mình.
b) Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện,
Sẽ được nhìn thấy các bà tiên,
Thấy chú bé đi hài bảy dặm,
Quả thị thơm, cô Tấm rất hiền.
(Vũ Quần Phương)
- Khổ thơ này sử dụng biện pháp nghịch ngữ thông qua hai cụm từ nhắm mắt >< nhìn thấy.
c) Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.
Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,
Không cho dài thời trẻ của nhân gian,
(Xuân Diệu)
=> Tác dụng: Thể hiện quan điểm của Xuân Diệu về thời gian, tuổi trẻ. Đối với ông, thời gian là một đi không trở lại, đời người là hữu hạn nên thi sĩ đã bày tỏ nỗi tiếc nuối trước sự chảy trôi của thời gian và tuổi trẻ, đồng thời thể hiện niềm khát khao được sống trọn vẹn những năm tháng của tuổi xuân và cuộc đời.
4. Viết một đoạn văn (khoảng 10 - 12 dòng) trình bày suy nghĩ của em về vẻ đẹp của con người Việt Nam thể hiện qua đoạn trích Việt Bắc; trong đoạn văn có sử dụng biện pháp tu từ nghịch ngữ.
- HS dựa vào kiến thức về biện pháp tu từ nghịch ngữ để lựa chọn từ ngữ hoặc tạo lập vế câu để tạo nên biện pháp nghệ thuật nghịch ngữ trong đoạn văn của mình.
- HS dựa vào những kiến thức đã học về văn bản Việt Bắc để phân tích vẻ đẹp của con người Việt Nam, có thể dựa vào một số gợi ý sau đây:
+ Con người Việt Nam được khắc họa dựa trên những phẩm chất: Chia sẻ, gắn bó, yêu thương, đoàn kết,...
+ Những phẩm chất ấy được thể hiện qua mối quan hệ gắn bó giữa quân và dân Việt Nam trong những ngày tháng chiến đấu, hành quân đầy thiếu thốn, gian khổ.
+ Con người Việt Nam còn được miêu tả với vẻ đẹp lao động khỏe khoắn, cần cù, tỉ mỉ, khéo léo.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây