Bài học cùng chủ đề
- Bài tập tự luận: Tứ giác nội tiếp và bài toán chứng minh hệ thức, tỉ lệ cạnh
- Bài tập tự luận: Tứ giác nội tiếp và bài toán chứng minh ba điểm thẳng hàng, ba đường đồng quy
- Bài tập tự luận: Tứ giác nội tiếp và bài toán chứng minh tiếp tuyến, song song, vuông góc
- Bài tập tự luận: Tứ giác nội tiếp và bài toán liên quan tới giá trị lớn nhất, nhỏ nhất và quỹ tích
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Bài tập tự luận: Tứ giác nội tiếp và bài toán chứng minh ba điểm thẳng hàng, ba đường đồng quy SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
Cho tam giác ABC nhọn (AB<AC) nội tiếp đường tròn (O). Hai đường cao BE và CF của tam giác ABC cắt nhau tại điểm H. Gọi K là trung điểm BC.
a) Chứng minh ΔAEF đồng dạng ΔABC.
b) Chứng minh đường thẳng OA vuông góc với đường thẳng EF.
c) Đường phân giác góc FHB cắt AB và AC lần lượt tại M và N. Gọi I là trung điểm của MN,J là trung điểm của AH. Chứng minh tứ giác AFHI nội tiếp và ba điểm I,J,K thẳng hàng.
Cho ΔABC có ba góc nhọn (AB<AC). Ba đường cao AD,BE,CF cắt nhau tại H.
a) Chứng minh tứ giác BFEC nội tiếp.
b) Gọi I là trung điểm của AH. Chứng minh IE là tiếp tuyến của đường tròn (O).
c) Vẽ CI cắt đường tròn (O) tại M, (M khác C), EF cắt AD tại K. Chứng minh ba điểm B,K,M thẳng hàng.
Cho đường tròn (O;R) có hai đường kính AB và CD vuông góc tại O. Gọi I là trung điểm của OB. Tia CI cắt đường tròn (O;R) tại E. Gọi H là giao điểm của AE và CD.
a) Chứng minh bốn điểm O, I, E, D cùng thuộc một đường tròn.
b) Chứng minh: AH.AE=2R2 và OA=3.OH.
c) Gọi K là hình chiếu của O trên BD, Q là giao điểm của AD và BE. Chứng minh Q,K,I thẳng hàng.
Cho tam giác ABC nhọn. Đường tròn (O) đường kính BC cắt AB, AC lần lượt tại E và D; BD cắt CE tại H, AH cắt BC tại I. Từ A kẻ tiếp tuyến AM, AN của đường tròn (O) (M, N là tiếp điểm).
a) Chứng minh tứ giác AEHD nội tiếp.
b) Chứng minh AB.BE=BI.BC, từ đó suy ra AB.BE+AC.CD=BC2.
c) Chứng minh ba điểm M, H, N thẳng hàng.
Từ điểm A nằm ngoài (O) vẽ hai tiếp tuyến AB,AC với đường tròn (B,C là các tiếp điểm). Kẻ đường kính CD của (O).
a) Chứng minh BD // AO.
b) AD cắt (O) tại E, (A,E,D theo thứ tự). Chứng minh rằng AB2=AE.AD.
c) Vẽ BH⊥DC tại H. Gọi I là trung điểm của BH. Chứng minh ba điểm A,I,D thẳng hàng.
Cho đường tròn (O;R) và dây BC<2R. Trên cung lớn BC lấy điểm A sao cho AB<AC. Các đường cao AD và BF của tam giác ABC cắt nhau tại I.
a) Chứng minh tứ giác ABDF nội tiếp đường tròn và xác định tâm của đường tròn đó.
b) Chứng minh CD.CB=CF.CA.
c) Đường tròn ngoại tiếp tam giác CDF cắt (O;R) tại điểm H (H khác C). Vẽ đường kính CK của (O;R) và gọi E là trung điểm của AB. Chứng minh ba điểm K, E, H thẳng hàng.
Cho ΔABC có ba góc nhọn và đường cao BE. Gọi H,K lần lượt là chân đường vuông góc kẻ từ điểm E đến AB,AC.
a) Chứng minh tứ giác BHEK nội tiếp.
b) Chứng minh BH.BA=BK.BC.
c) Gọi F là chân đường vuông góc kẻ từ điểm C đến đường thẳng AB, I là trung điểm của đoạn thẳng EF. Chứng minh rằng H,I,K thẳng hàng.
Cho đường tròn (O), dây CD cố định. Gọi B là điểm chính giữa cung nhỏ CD, kẻ đường kính AB cắt CD tại I. Lấy điểm H bất kỳ trên cung lớn CD, HB cắt CD tại E. Đường thẳng AH cắt đường thẳng CD tại P.
a) Chứng minh tứ giác PHIB nội tiếp.
b) Chứng minh AH.AP=AI.AB.
c) Gọi K là giao điểm của đường thẳng AE và BP. Kẻ KM⊥AB cắt AB tại M, cắt đường tròn (O) tại N. Chứng minh N,I,H thẳng hàng.
Cho tam giác ABC nhọn (AB<AC) nội tiếp đường tròn (O). Hai đường cao BE và CF của tam giác ABC cắt nhau tại điểm H. Gọi K là trung điểm BC.
a) Chứng minh ΔAEF∼ΔABC.
b) Chứng minh đường thẳng OA⊥EF.
c) Đường phân giác góc FHB cắt AB và AC lần lượt tại M và N. Gọi I là trung điểm của MN,J là trung điểm của AH. Chứng minh tứ giác AFHI nội tiếp và ba điểm I,J,K thẳng hàng.