Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài soạn SVIP
LUYỆN TẬP
Câu 1: So sánh đề tài của Tắt đèn (Ngô Tất Tố) và Bước đường cùng (Nguyễn Công Hoan):
a. Giống nhau: Đều viết về cuộc sống cơ cực của người nông dân ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám và sự vùng lên phản kháng của họ (mặc dù mới ở mức tự phát, chứ chưa phải tự giác).
b. Khác nhau: (về nội dung đề tài)
- Tắt đèn: miêu tả cuộc sống của người nông dân trong những ngày sưu thuế ngột ngạt, bị áp bức đến mức họ phải vùng lên đấu tranh.
- Bước đường cùng: miêu tả cuộc sống lầm than cơ cực của người nông dân trước những thủ đoạn bóc lột của bọn địa chủ (kiện cáo chốn quan trường, cho vay nặng lãi, bị cướp hết ruộng đất, tài sản, đến mức phải đi làm thuê, bị đẩy vào bước đường cùng) và buộc họ phải vùng lên đấu tranh.
=> Đề tài và bối cảnh miêu tả trong Bước đường cùng rộng hơn: đó không còn là xã hội ngột ngạt mùa sưu thuế mà còn là chốn quan trường nhiêu khê, những thủ đoạn của địa chủ, ...
Câu 2: Phân tích tư tưởng bài thơ Mẹ và quả của Nguyễn Khoa Điềm:
- Tư tưởng của bài thơ: Thông qua việc qua sát sự lớn lên của 2 loại quả: bí bầu trong vườn và sự trưởng thành của con, tác giả muốn gửi gắm suy ngẫm về sự đền đáp công ơn của mẹ cha. (mà nhìn rộng ra cũng có thể hiểu "mẹ" là tổ quốc, nghĩa là sự trưởng thành của mỗi con người để cống hiến và dựng xây đất nước).
- Khổ thơ thứ nhất, tác giả miêu tả sự lớn lên của dàn bầu, dàn bí trong vườn nhờ bàn tay mẹ vun đắp. Cây được chăm sóc cho thứ quả tốt, mùa nối mùa.
- Khổ thơ thứ hai, tác giả nói lên sự lớn lên của "chúng tôi" - những đứa con nhờ "giọt mồ hôi" - sự hi sinh, tần tảo, chăm chút của mẹ.
- Khổ thơ thứ ba nói về sự suy ngẫm của tác giả về việc "kết quả" ở "chúng tôi". Tác giả băn khoăn, "hoảng sợ" vì khi mẹ đã già mà mình vẫn còn là thứ quả "non xanh" - chưa gặt hái được. Điều đó vừa bộc lộ niềm trăn trở của tác giả về việc báo đáp công ơn mẹ cũng như báo đáp Tổ quốc.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây