Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài soạn SVIP
I. LUYỆN TẬP VỀ PHÉP ĐIỆP (ĐIỆP NGỮ)
1.
a. Ở ngữ liệu (1)
- "Nụ tầm xuân" khác với "hoa tầm xuân" hay "hoa cây này" vì:
+ "Nụ" chỉ trạng thái chúm chím, e lệ, kiều diễm của những đóa tầm xuân. Còn "hoa" chỉ trạng thái đã nở của những đóa tầm xuân. Bởi vậy mà việc dùng "nụ tầm xuân" để miêu tả người con gái đẹp sẽ có giá trị biểu đạt cao hơn.
+ "Hoa cây này" thì cụm từ "cây này" không xác định rõ "cây này" là cây nào, bởi vậy mà làm giảm giá trị biểu đạt của câu thơ.
+ Hơn nữa, việc thay đổi "nụ" (thanh bằng) thành "hoa" (thanh trắc) cũng khiến âm điệu câu thơ bị thay đổi.
- Việc lặp lại các cụm từ "chim vào lồng", "cá mắc câu" nhấn mạnh tình trạng bất khả kháng của sự vật.
- Cách lặp lại của "chim vào lồng", "cá mắc câu" giống với cách lặp của cụm từ "nụ tầm xuân", cũng nói về sự phát triển của sự vật, sự việc theo quy luật. Cách lặp này nói lên bi kịch của tình thế không thể vượt thoát, không thể ra khỏi tình trạng tù túng này.
b. Việc lặp từ trong ngữ liệu (2) Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng => không phải là phép điệp tu từ vì nó không tạo tính đối xứng và nhịp điệu cho câu văn.
c. Định nghĩa về phép điệp:
- Phép điệp là biện pháp tu từ lặp lại 1 yếu tố diễn đạt (vần, nhịp, từ, cụm từ) nhằm nhấn mạnh, biểu đạt cảm xúc và ý nghĩa, có khả năng gợi hình tượng.
- Phân loại: điệp nối tiếp, điệp vòng tròn, điệp cách quãng.
2.
a. 3 ví dụ về điệp từ, điệp câu nhưng không có giá trị tu từ:
(1) Để chống được tham nhũng, phải hiểu tham nhũng là gì đã!
(2) Tôi không thích trời mưa vì trời mưa rất ảm đạm, ướt át. Trời mưa còn khiến giao thông tắc nghẽn. Trời mưa khiến tôi lỡ xe, muộn học.
(3) Cái đẹp của xứ Nghệ không phải ở nơi cánh đồng phì nhiêu... cái đẹp của Nghệ - Tĩnh là ở núi non hùng vĩ.
b. Ví dụ về phép điệp đã học:
(1) "Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?"
(Chinh phụ ngâm)
(2)
"Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
Buồn trông ngọn nước mới xa
Hoa trôi man mác biết là về đâu
Buồn trông ngọn cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi."
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
(3) "Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước chạm tiếng cười"
(Nói với con - Y Phương)
II. LUYỆN TẬP VỀ PHÉP ĐỐI
1.
a. Trong ngữ liệu (1), (2):
- Các từ ngữ có cách sắp xếp mang tính chất đối xứng nhau, hài hòa về âm thanh và nhịp điệu.
- Các từ ngữ được gắn kết bằng các từ trái nghĩa hoặc các từ cùng 1 trường nghĩa.
- Vị trí các danh từ, động từ, tính từ được sắp xếp đối xứng nhau nhằm thỏa mãn nhu cầu biểu đạt thông tin và thực hiện chức năng thẩm mỹ:
+ Chim - người, tổ - tông
+ Đói - rách, sạch - thơm
+ Người - nhà, có chí - có nền, phải nên - phải vững
+ Tiên - hậu, học lễ - học văn, diệt - trừ, trò tham nhũng - thói cửa quyền.
b.
- Ngữ liệu (3): đối bổ sung.
- Ngữ liệu (4): đối tương phản.
c. Ví dụ về phép đối trong một số tác phẩm:
- Hịch tướng sĩ: "Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa,...".
- Bình Ngô đại cáo:
"Từng nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có."
- Truyện Kiều:
"Sớm đưa Tống Ngọc, tối tìm Trường Khanh
Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh
Giật mình, mình lại thương mình xót xa.
Khi sao phong gấm rủ là
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường..."
d. Phép đối là cách sử dụng các từ ngữ tương đồng hoặc tương phản về ý nghĩa, sử dụng âm thanh, nhịp điệu,... để tạo ra những câu có sự cân xứng về cấu trúc, hài hòa về âm thanh và cộng hưởng về ý nghĩa.
2.
a. Phép đối trong tục ngữ tạo ra sự hài hòa, cân đối và giúp cho việc diễn đạt ý được khái quát và cô đọng. Nó giúp cho người đọc, người nghe dễ nhớ, dễ thuộc.
- "Thuốc đắng dã tật" có sự tương phản (><) với "sự thật mất lòng".
- "Bán anh em xa" > < "mua láng giềng gần".
=> "thuốc đắng" - "sự thật", "bán" - "mua" là những kết hợp khá chặt, có mối quan hệ tương phản vì vậy không thể thay thế được. Phép đối phải dựa vào những biện pháp ngôn ngữ về vần, từ, câu để tạo nên sự đối xứng về cả nội dung và hình thức.
b. Cách nói của tục ngữ ngắn gọn, khiến người đọc dễ nhớ, khái quát được những hiện tượng rộng, trừu tượng vì có phép đối được vận dụng linh hoạt và khéo léo.
3.
a. Các ví dụ về phép đối:
- Đối thanh: "Người làm sao, của hao hao làm vậy".
- Đối nghĩa:
"Khi sao phong gấm rủ là
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường."
- Tiểu đối:
"Trường Sơn: chí lớn ông cha
Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào".
b. Ra vế đối cho các bạn cùng đối:
Xuân sang, cánh én rộn ràng
Trẻ thơ, đùa nô như hội
Cụ già, móm mém hóa trẻ
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây