Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài soạn SVIP
Câu 1: Những yếu tố ngoại cảnh thể hiện tâm trạng người chinh phụ và ý nghĩa diễn tả nội tâm của các yếu tố đó.
- Không gian chốn phòng khuê và hiên vắng => không gian chật hẹp, tù túng, tạp cảm giác trống vắng, cô đơn.
- Thời gian: đêm khuya (vì có hình ảnh ngọn đèn) => khoảng thời gian đêm khuya trống trải, gợi cảm giác buồn.
- Hình ảnh ngọn đèn: ánh đèn leo lét vốn vô tri vô giác nhưng cũng chất chứa biết bao ưu tư của nhân vật trữ tình. Đó là nỗi nhớ nhung, tuyệt vọng, trống trải.
- Tiếng gà eo óc: làm nổi bật không khí cô tịch, hoang hoải của đêm khuya.
- Bóng hòe phất phơ: gợi cảm giác hoang vắng, mỏng mảnh, hiu quạnh của cảnh vật.
=> Những yếu tố của ngoại cảnh phần nào khắc họa tâm trạng của nhân vật trữ tình. Cảnh vật tĩnh lặng, buồn vắng bởi "Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ".
Câu 2: Những dấu hiệu cho thấy nỗi cô đơn của người chinh phụ:
- Dạo hiên vắng: hành động để ngắm dòng thời gian chảy trôi.
- Buông rèm xuống, cuốn rèm lên: hành động lặp đi lặp lại, không mục đích cho thấy tâm trạng rối bời, nhớ nhung đến ngẩn ngơ, sự trông ngóng trong vô vọng và nỗi cô đơn lẻ loi của người chinh phụ.
- Khắc giờ đằng đẵng như niên: cảm nhận về thời gian chảy trôi chậm chạp, dằng dặc, lê thê => cho thấy tâm trạng, mối sầu muộn, tương tư của người chinh phụ.
- Hương gượng đốt, gương gượng soi, sắt cầm gượng gảy ngón đàn:
+ Đốt hương cốt để tìm sự thanh thản trong tâm hồn nhưng cảm giác như chìm sâu vào cơn mê man.
+ Gượng trang điểm, làm đẹp nhưng chẳng thiết tha gì.
+ Gượng gảy đàn để bộc lộ nỗi niềm, những khát khao nhưng sợ "dây uyên kinh đứt", sợ xảy ra điềm gở.
=> Những hành động gượng gạo của người chinh phụ để tìm sự giải tỏa, tìm điểm tựa, để kí thác nỗi lòng, để giải tỏa bớt nỗi cô đơn sầu muộn nhưng sầu lại càng thêm sầu.
Câu 3: Người chinh phụ đau khổ vì:
- Người chinh phu đi đánh trận mãi chẳng trở về. Biết bao mùa hẹn ngày về nhưng vẫn chẳng thấy bóng => lo lắng cho sự an nguy của chồng.
- Tuổi thanh xuân, tuổi trẻ trôi đi vội vã, vậy mà người chinh phụ phải sống trong cảnh chăn đơn gối chiếc, xa chồng, cô đơn quạnh quẽ.
- Niềm tin vào cuộc sống tương lai mỏng manh, mờ nhạt, không biết ngày mai sẽ ra sao, sẽ như thế nào.
Câu 4: Những câu thơ là lời của người chinh phụ:
Đoạn thơ không có những lời trực tiếp của người chinh phụ nhưng tâm trạng của nàng chủ yếu được bộc lộ qua những lời độc thoại nội tâm:
- "Lòng này gửi gió đông có tiện
Nghìn vàng xin gửi đến non Yên
Non Yên dù chẳng tới miền
Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời"
=> Người chinh phụ muốn gửi nỗi nhớ của mình vào "ngọn gió đông". Nỗi nhớ thương được nàng trân trọng như "nghìn vàng", nỗi buồn nỗi nhớ hiện lên đến da diết, khắc khoải.
- "Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu,
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong
Cảnh buồn người thiết tha lòng
Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun".
=> Tình cảnh lẻ loi, đơn chiếc là thực tế phũ phàng. Càng về cuối, nỗi cô đơn, sầu muộn của người vợ xa chồng càng trào dâng.
Câu 5: Nhạc điệu của thể thơ song thất lục bát:
- Thể thơ được cấu tạo bởi 2 câu lục bát truyền thống kết hợp với 2 câu thất ngôn.
- Thể thơ này có 2 loại vần: vần lưng và vần chân => tạo nên chất nhạc dồi dào cho câu thơ, đoạn thơ.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây