Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài soạn SVIP
Câu 1: Những mối quan hệ trong bài Hoàng Hạc Lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng:
- Mối quan hệ không gian:
+ Lầu Hoàng Hạc: thắng cảnh đẹp nổi tiếng, biểu tượng của sự phân li, chia lìa.
+ Thành Dương Châu: nơi bạn của nhà thơ sắp đến. Đây là nơi phồn hoa đô hội.
+ Sông Trường Giang: rộng mênh mông và xa hun hút.
=> Không gian tạo nên sự hun hút của khoảng cách địa lí. Mặc dù Lí Bạch tiễn bạn đến chốn phồn hoa đô hội nhưng buổi chia li không giấu được nỗi buồn. Khoảng cách giữa hai địa danh dường như càng khắc sâu nỗi buồn chia li ấy.
- Mối quan hệ thời gian: "Tháng ba - mùa hoa khói" đó là thời điểm xuân vừa chín, sự sống nảy nở bên sông Trường Giang. "Mùa hoa khói" cũng còn tượng trưng cho sự phồn hoa của Dương Châu, nơi bạn Lí Bạch sắp đặt chân tới.
=> Thời điểm của cảnh đẹp, nhộn nhịp nhưng vẫn nhuốm màu tâm trạng, tràn đầy nỗi buồn.
- Mối quan hệ con người: "cố nhân". Chỉ với 1 từ đã thể hiện mối quan hệ gắn bó thân thiết giữa Lí Bạch và Mạnh Hạo Nhiên, đó là tình bạn tri âm tri kỉ.
=> Những mối quan hệ không gian, thời gian, con người đã giúp người đọc cảm nhận rõ và sâu sắc hơn tình cảm giữa nhà thơ với bạn của mình.
Câu 2:
Sông Trường Gian là huyết mạch giao thông của miền Nam, Trung Quốc. Vào mùa xuân có rất nhiều thuyền bè xuôi ngược. Nhưng người đưa tiễn chỉ thấy có một cánh buồm lẻ loi "cô phàm" của cố nhân. Cái tình của Lí Bạch được gửi gắm hết qua từ này, bởi đưa tiễn bạn, chỉ chăm chăm vào bóng thuyền của bạn cho đến khi khuất hẳn nên chỉ thấy độc cánh thuyền lẻ loi. Qua câu thơ ta thấy được Lí Bạch hướng đôi mắt của mình dõi theo cánh buồm đưa tiễn bạn đến khi khuất hẳn. Ta thấy được sự lưu luyến, bịn rịn, nỗi cô đơn của cả kẻ đi, người ở.
Câu 3:
Nhà thơ dõi theo con thuyền chở bạn đang khuất hẳn rồi mất hút ở đường chân trời. Trên dòng sông nhộn nhịp ấy, tác giả không quan tâm tới các thuyền khác mà chỉ quan tâm tới con thuyền của bạn mình. Cảm giác của nhà thơ lúc này là sự cô đơn, lẻ loi, luyến tiếc. Khi cánh buồm hòa lẫn vào mới màu mây trời non nước thì sự hụt hẫng của người đưa tiễn càng tăng lên. Nhà thơ "duy kiến" - chỉ còn trông thấy dòng Trường Giang cuộn chảy với một sự nuối tiếc ngậm ngùi. Xét về hình thức, đây là câu thơ tả cảnh, nhưng trong cảnh lại chất chứa cái tình của người người đưa tiễn. Cách thức biểu đạt quả là "ý tại ngôn ngoại", đằng sau câu chữ tưởng như khách quan ấy là cả trái tim giàu rung cảm, là cả bao nỗi ngậm ngùi, nuối tiếc khi người bạn đã rời đi.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây