Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Bài 9. Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón SVIP
I. SẢN XUẤT PHÂN BÓN VI SINH
- Công nghệ vi sinh: Khai thác hoạt động sống của vi sinh vật.
→ Để tạo ra sản phẩm có giá trị phục vụ đời sống và kinh tế - xã hội.
- Sản xuất phân bón vi sinh:
+ Nhân giống các vi sinh vật đặc hiệu (cố định đạm, chuyển hóa lân, phân giải chất hữu cơ).
+ Trộn với chất phụ gia để tạo ra phân bón vi sinh.
- Ứng dụng công nghệ vi sinh: Tạo ra nhiều loại phân bón vi sinh khác nhau phục vụ trồng trọt.
Câu hỏi:
@205852486226@
II. MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN VI SINH SỬ DỤNG TRONG TRỒNG TRỌT
1. Phân bón vi sinh cố định đạm
- Khái niệm: Là sản phẩm chứa một hoặc nhiều giống vi sinh vật cố định nitơ (N) trong không khí.
→ Giúp cây trồng hấp thụ được đạm tự nhiên từ khí quyển.
- Ưu điểm:
+ Đạt Tiêu chuẩn Việt Nam.
+ Hiệu quả cao khi sử dụng ngoài đồng ruộng.
+ An toàn cho con người, động vật và môi trường.
+ Không gây ô nhiễm.
- Ứng dụng theo loại cây trồng:
+ Cây họ Đậu: dùng vi sinh vật cộng sinh như Rhizobium, Bradyrhizobium,...
+ Cây lúa: dùng vi sinh vật hội sinh như Spirillum, Azospirillum,...
+ Cây trồng khác: dùng vi sinh vật đạm tự do như Azotobacter, Clostridium,...
- Cách sử dụng:
+ Tẩm lên hạt giống trước khi gieo.
+ Bón trực tiếp vào đất.
- Các bước sản xuất phân bón vi sinh cố định đạm:
+ Bước 1:
- Chuẩn bị và kiểm tra nguyên liệu.
- Chuẩn bị giống vi sinh vật cố định đạm và hỗn hợp chất mang.
- Vi sinh vật cố định đạm được được nhân trên máy lắc (150 vòng/phút trong 48 giờ) hoặc lên men bằng sục khí.
- Hỗn hợp được lọc qua rây 0,25 mm, tiệt trùng ở 121 - 130 °C trong 2 giờ.
- Kiểm tra chất lượng trước khi chuyển bước tiếp theo.
+ Bước 2:
- Phối trộn và ủ sinh khối.
- Thời gian ủ: 1 tuần.
- Bổ sung nguyên tố đa lượng, vi lượng, chất giữ ẩm và phụ gia.
+ Bước 3: Kiểm tra và đóng gói:
- Đánh giá chất lượng theo Tiêu chuẩn Việt Nam.
- Đóng bao, bảo quản và đưa ra sử dụng.
Câu hỏi:
@205852487785@@205852488654@
2. Phân bón vi sinh chuyển hoá lân
- Là loại phân bón chứa một hoặc một số giống vi sinh vật chuyển hoá lân.
- Tồn tại dưới dạng có chất mang (than bùn, bột khoáng,...) và có thể được thanh trùng hoặc không thanh trùng.
- Đạt Tiêu chuẩn Việt Nam, không gây hại cho sức khoẻ người, vật nuôi và môi trường.
- Thành phần:
+ Than bùn, bột phosphorite hoặc apatite, các nguyên tố dinh dưỡng, chất phụ gia và vi sinh vật chuyển hoá lân.
- Công dụng:
+ Chứa vi sinh vật giúp chuyển hoá lân khó tiêu thành lân dễ tiêu.
→ Giúp cây hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.
+ Có thể kết hợp với phân lân hữu cơ vi sinh hoặc phosphor bacterin.
- Cách sử dụng:
+ Tẩm hạt giống trước khi gieo hoặc bón trực tiếp vào đất.
- Các bước sản xuất phân bón vi sinh chuyển hoá lân.
+ Bước 1:
- Nhân giống vi sinh vật bằng máy lắc (150 vòng/phút trong 48 - 72 giờ) hoặc sục khí trong nồi lên men đối với vi khuẩn, nấm men.
- Với vi sinh vật sống trong môi trường rắn/bán rắn như xạ khuẩn hoặc nấm mốc, thời gian nhân giống kéo dài từ 5 - 7 ngày.
- Kiểm tra chất lượng giống trước khi sang bước tiếp theo.
+ Bước 2:
- Chuẩn bị chất mang (ví dụ than bùn) và kiểm tra theo Tiêu chuẩn Việt Nam.
- Loại bỏ tạp chất bằng sàng (0,25 mm), sau đó tiệt trùng ở áp suất 2 atm trong 2 giờ.
+ Bước 3:
- Phối trộn chất mang với giống vi sinh vật.
- Bổ sung dưỡng chất, phụ gia cần thiết.
- Ủ sinh khối trong vòng 1 tuần.
+ Bước 4:
- Kiểm tra chất lượng thành phẩm theo Tiêu chuẩn Việt Nam.
- Đóng gói, bảo quản, phân phối và đưa vào sử dụng.
Câu hỏi:
@205852489716@@205852490923@
3. Phân bón vi sinh phân giải chất hữu cơ
- Phân bón vi sinh phân giải chất hữu cơ chứa vi sinh vật được tuyển chọn, đạt tiêu chuẩn Việt Nam.
- Có khả năng phân giải chất hữu cơ, giúp tăng năng suất, chất lượng nông sản và độ phì nhiêu của đất.
- Thành phần gồm: than bùn, xác thực vật, chất khoáng, vi lượng và vi sinh vật phân giải chất hữu cơ.
- Được sử dụng để bón trực tiếp vào đất hoặc ủ cùng phân hữu cơ.
- Các bước sản xuất:
+ Bước 1: Chuẩn bị và sơ chế nguyên liệu hữu cơ (than bùn, phân hữu cơ, bã mía, vỏ cà phê,...).
+ Bước 2: Ủ nguyên liệu với vi sinh vật phân giải chất hữu cơ; bổ sung chế phẩm vi sinh, NPK và vi lượng.
+ Bước 3: Kiểm tra chất lượng, đóng bao, bảo quản và đưa vào sử dụng.
Câu hỏi:
@205852491137@@205852492662@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây