Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
CHÚC MỪNG
Bạn đã nhận được sao học tập
Chú ý:
Thành tích của bạn sẽ được cập nhật trên bảng xếp hạng sau 1 giờ!
Lý thuyết SVIP
00:00
LỰC ĐÀN HỒI
I. BIẾN DẠNG ĐÀN HỒI. ĐỘ BIẾN DẠNG
1. Biến dạng của một lò xo
- Thí nghiệm (H.9.1)
- Treo một lò xo xoắn dài ở tư thế thẳng đứng vào 1 cái giá thí nghiệm
- Đo chiều dài tự nhiên của lò xo \((l_0)\). Ghi vào bảng 9.1
- Móc lần lượt từng quả nặng vào đầu dưới lò xo. Đo chiều dài lò xo lúc đó \((l)\). Ghi vào bảng 9.1
- Tính trọng lượng quả nặng. Ghi vào bảng 9.1
- Đo lại chiều dài lò xo khi bỏ quả nặng ra
- Làm tương tự khi treo 2,3 quả nặng (H.9.2)
- Kết quả :
Số quả nặng 50g móc vào lò xo | Tổng trọng lượng các quả nặng | Chiều dài của lò xo | Độ biến dạng của lò xo |
0 | 0 (N) | \(l_0\) = 3 (cm) | 0 (cm) |
1 quả nặng | 0,5 (N) | \(l_1\) = 3,5 (cm) | \(l_1-l_0\) = 0,5 (cm) |
2 quả nặng | 1 (N) | \(l_1\) = 4 (cm) | \(l_1-l_0\) = 1 (cm) |
3 quả nặng | 1,5 (N) | \(l_1\) = 4,5 (cm) | \(l_1-l_0\) = 1,5 (cm) |
- Rút ra kết luận
- Khi bị các quả nặng kéo thì lò xo bị dãn ra, chiều dài của nó tăng lên. Khi bỏ các quả nặng đi, chiều dài của lò xo trở lại bằng chiều dài tự nhiên của nó. Lò xo lại có hình dạng ban đầu.
- Biến dạng của lò xo như trên là biến dạng đàn hồi.
- Lò xo là vật có tính chất đàn hồi.
2. Độ biến dạng của lò xo
- Độ biến dạng của lò xo là hiệu giữa chiều dài khi biến dạng và chiều dài tự nhiên của lò xo: \(l-l_0\)
II. LỰC ĐÀN HỒI VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NÓ
1. Lực đàn hồi
- Lực đàn hồi là lực mà lò xo khi biến dạng tác dụng lên các quả nặng trong thí nghiệm trên.
2. Đặc điểm của lực đàn hồi
- Lực đàn hồi tỉ lệ thuận với độ biến dạng, khi độ biến dạng tăng thì lực đàn hồi tăng, khi độ biến dạng giảm thì lực đàn hồi cũng giảm.
Phiên bản này được đóng góp bởi Trần Nguyên Đức.
K
Khách
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây
Chưa có câu hỏi thảo luận nào về bài giao này
OLMc◯2022