Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 9. Hình chiếu vuông góc SVIP
I. PHƯƠNG PHÁP HÌNH CHIẾU VUÔNG GÓC
- Là phương pháp biểu diễn các hình chiếu vuông góc trên cùng một mặt phẳng (bản vẽ).
- Các HCVG là các hình biểu diễn hai chiều.
=> Thể hiện được đầy đủ hình dạng của vật thể, trên bản vẽ kĩ thuật thường phải sử dụng nhiều hình chiếu.
- Để nhận được các hình chiếu vuông góc, người ta thường sử dụng một trong hai phương pháp chiếu sau đây:
+ Phương pháp góc chiếu thứ nhất.
+ Phương pháp góc chiếu thứ ba.
- Việt Nam và một số nước ở châu Á, châu Âu thường:
+ Sử dụng phương pháp góc chiếu thứ nhất để biểu diễn hình chiếu vuông góc của vật thể.
- Phương pháp góc chiếu thứ nhất:
+ Đặt vật thể cần biểu diễn vào trong góc được tạo bởi:
-
Các mặt phẳng hình chiếu đứng, mặt phẳng hình chiếu bằng và mặt phẳng hình chiếu cạnh vuông góc với nhau từng đôi một.
- Dùng phép chiếu vuông góc chiếu các mặt của vật thể lên trên các mặt phẳng hình chiếu.
- Xoay mặt phẳng hình chiếu bằng (MPHCB) xuống dưới một góc 90°, mặt phẳng hình chiều cạnh (MPHCC) sang phải một góc 90°.
=> Để các hình chiếu cũng nằm trên một mặt phẳng (mặt phẳng bản vẽ).
- Các hình chiếu được thể hiện trên mặt phẳng bản vẽ (không thể hiện các đường gióng):
+ Hình chiếu A: Hình chiếu từ trước (còn gọi là hình chiếu đứng).
+ Hình chiếu B: Hình chiếu từ trên (còn gọi là hình chiếu bằng).
+ Hình chiếu C: Hình chiếu từ trái (còn gọi là hình chiếu cạnh).
- Một số quy định trên bản vẽ hình chiếu vuông góc:
+ Số lượng các hình chiếu phải đủ để thể hiện hình dạng của vật thể.
+ Đường bao khuất, cạnh khuất vẽ bằng nét đứt mảnh.
+ Vẽ đường trục cho các vật thể đối xứng, vẽ đường tâm cho đường tròn bằng nét gạch dài-chấm-mảnh.
II. VẼ HÌNH CHIẾU VUÔNG GÓC
- Bước 1: Phân tích vật thể cần vẽ thành các khối hình học cơ bản (khối trụ, khối hộp...)
- Bước 2:
+ Chọn hướng chiếu chính để vẽ hình chiếu đứng và tỉ lệ của bản vẽ.
+ Việc chọn tỉ lệ vẽ hợp lí giúp cho các hình biểu diễn phù hợp với khổ giấy vẽ.
- Bước 3: Vẽ hình chiếu đứng của vật thể:
+ Vẽ cạnh đáy, cạnh bên hoặc đường trục làm đường cơ sở cho hình chiếu đứng, sau đó lần lượt vẽ hoàn thiện hình chiếu của từng khối.
+ Chú ý vẽ bằng nét mảnh.
- Bước 4: Vẽ hình chiếu bằng của vật thể.
- Bước 5: Vẽ hình chiếu cạnh của vật thể.
- Câu 6: Hoàn thiện bản vẽ:
+ Tẩy bỏ các đường gióng, nét thừa, tô đậm các nét theo quy định.
+ Ghi kích thước cho bản vẽ và viết chữ cho khung tên.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây