Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 9. Giới thiệu về chăn nuôi SVIP
I. VAI TRÒ, TRIỂN VỌNG CỦA CHĂN NUÔI
- Vai trò:
+ Cung cấp thực phẩm hàng ngày cho con người.
+ Cung cấp nguyên liệu cho xuất khẩu.
+ Cung cấp nguyên liệu cho chế biến.
+ Cung cấp nguồn phân bón hữu cơ.
=> Chăn nuôi là ngành sản xuất có vai trò rất quan trọng với đời sống con người và nền kinh tế.
- Triển vọng: phát triển chăn nuôi công nghệ cao, bền vững nhằm cung cấp thực phẩm sạch, an toàn cho trong nước và xuất khẩu, bảo vệ môi trường.
II. VẬT NUÔI
1. Một số vật nuôi phổ biến ở nước ta
- Vật nuôi phổ biến là các con vật được nuôi ở hầu khắp các vùng miền nước ta.
- Gồm 2 nhóm chính:
+ Gia súc: lợn, bò, trâu, ngựa,...
+ Gia cầm: gà, vịt, ngan, ngỗng,...
2. Vật nuôi đặc trưng vùng miền
- Vật nuôi đặc trưng vùng miền là các giống vật nuôi được hình thành và chăn nuôi ở một số địa phương. Có đặc tính riêng biệt, nổi trội về chất lượng.
- Ví dụ: Gà Đông Tảo, Lợn cỏ, bò vàng, chó Phú Quốc, …
III. MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC CHĂN NUÔI PHỔ BIẾN Ở VIỆT NAM
Hiện nay, nước ta có 2 phương thức chăn nuôi phổ biến: chăn nuôi nông hộ và chăn nuôi trang trại.
1. Chăn nuôi nông hộ
- Là phương thức chăn nuôi phổ biến ở Việt Nam, chăn nuôi tại hộ gia đình, số lượng vật nuôi ít.
- Ưu điểm: chi phí đầu tư thấp.
- Nhược điểm:
+ Năng suất nuôi không cao.
+ Nếu xử lý chất thải không tốt thì nguy cơ dịch bệnh cao, ảnh hưởng đến vật nuôi, con người và môi trường.
2. Chăn nuôi trang trại
- Là phương thức chăn nuôi tập trung tại khu vực riêng biệt, xa dân cư, số lượng lớn.
- Ưu điểm:
+ Chăn nuôi năng suất cao, vật nuôi ít bị bệnh.
+ Thường được chú trọng xử lý chất thải nên ít ảnh hưởng tới môi trường, sức khỏe con người.
IV. MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ PHỔ BIẾN TRONG CHĂN NUÔI
1. Bác sĩ thú y
– Người làm nhiệm vụ phòng bệnh, khám và chữa bệnh cho vật nuôi, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, nghiên cứu và thử nghiệm thuốc, vắc xin cho vật nuôi.
- Phẩm chất:
+ Yêu động vật
+ Cẩn thận, tỉ mỉ, khéo tay
2. Kĩ sư chăn nuôi
- Người làm nhiệm vụ chọn và nhân giống vật nuôi, chế biến thức ăn, chăm sóc, phòng bệnh cho vật nuôi.
- Phẩm chất:
+ Yêu động vật.
+ Thích nghiên cứu khoa học.
+ Thích chăm sóc vật nuôi.
V. MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG CHĂN NUÔI
1. Vệ sinh khu vực chuồng trại
– Thường xuyên vệ sinh chuồng nuôi và khu vực xung quanh
– Đảm bảo chuồng nuôi:
+ Sạch sẽ, khô ráo.
+ Đủ ánh sáng.
+ Thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông.
2. Thu gom và xử lí chất thải chăn nuôi
- Chất thải chăn nuôi: phân, nước tiểu, xác vật nuôi chết, nước thải, ..
- Không được thu gom, xử lý đúng cách:
+ Gây ô nhiễm môi trường.
+ Anh hưởng đến sức khỏe con người, vật nuôi.
=> Cần thu gom triệt để sớm, bảo quản và lưu trữ đúng quy định, không phát tán ra môi trường.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây