Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 9. Giao tiếp an toàn trên Internet SVIP
1. Nhận biết và phòng tránh một số dạng lừa đảo trên không gian số
a. Một số nguyên tắc nhận biết và phòng tránh lừa đảo trên không gian số
❓ Ví dụ:
Một số tình huống xảy ra tương ứng với ba nguyên tắc:
- Nguyên tắc thứ nhất: Phải thực hiện chuyển tiền ngay, nếu không chúng tôi buộc phải tiến hành các thủ tục truy tố bạn hoặc người thân...
- Nguyên tắc thứ hai: Đây là thông tin từ Cục Cảnh sát giao thông. Bạn chưa thanh toán tiến phạt vi phạm an toàn giao thông. Bạn đang vi phạm pháp luật nghiêm trọng...
- Nguyên tắc thứ ba: Mình là X đây. Đang cần rất gấp. Hãy gửi vào tài khoản 123... hoặc gửi cho mình mã thẻ cào điện thoại mệnh giá 200 nghìn hoặc 500 nghìn mỗi loại 20 thẻ....
b. Vận dụng vào một số tình huống cụ thể
Cần tỉnh táo và bình tĩnh tuân thủ 3 nguyên tắc. Hãy chậm lại. Kiểm tra ngay. Dừng lại, không gửi để nhận biết và phòng tránh lừa đảo trên không gian số.
❓ Ví dụ:
Lợi dụng các hình thức cá cược trúng thưởng, kẻ lừa đảo thực hiện các hành động liên lạc với nội dung:"Thông báo bạn là người trúng giải thưởng trị giá rất cao của cuộc thi X do một đơn vị nổi tiếng tổ chức (ví dụ như nhà mạng cung cấp dịch vụ cho bạn). Bạn cần thanh toán một số lệ phí (ví dụ như thuế) trong ngày để xác nhận giải thưởng".
Nguyên tắc thứ nhất: Hãy chậm lại!
Không vội làm theo các yêu cầu của phía liên hệ hoặc cung cấp các thông tin cá nhân của bạn.
Nguyên tắc thứ hai: Kiểm tra ngay!
Thực hiện tìm kiếm thông tin giải thưởng, tổ chức, số điện thoại trên internet. Cách khác là kiểm tra đường liên kết có tồn tại, giao diện trang web có phong phú, cẩn trọng. Cách khác là thông báo tới đường dây nóng.
Nguyên tắc thứ ba: Dừng lại, không gửi
Không vội thanh toán mà chưa có văn bản xác minh hoặc qua các kênh thanh toán không uy tín.
2. Giao tiếp và ứng xử trong môi trường số
a. Quy tắc ứng xử trong môi trường số
Nội hàm của các quy tắc đỏ (theo Quyết định số 874/QĐ-BTTTT về Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội ngày 17/6/2021).
- Quy tắc tôn trọng, tuân thủ pháp luật là yêu cầu phải tuân thủ luật pháp Việt Nam, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
- Quy tắc lành mạnh đòi hỏi mọi hành vi, ứng xử trên mạng xã hội phải phù hợp với các giá trị đạo đức, văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
- Quy tắc an toàn, bảo mật thông tin yêu cầu phải tuân thủ các quy định và hướng dẫn về bảo vệ an toàn và bảo mật thông tin cá nhân và tổ chức.
- Quy tắc trách nhiệm hưởng tới việc cần chịu trách nhiệm về các hành vi, ứng xử trên mạng xã hội; khi có yêu cầu, phải chủ động phối hợp, hợp tác với cơ quan chức năng để xử lí hành vi, nội dung thông tin vi phạm pháp luật.
b. Những điều nên và không nên làm khi tham gia mạng xã hội
STT | Nên | Không nên |
---|---|---|
1 | Tìm hiểu và tuân thủ các điều khoản quy định khi tham gia mạng xã hội. | Đăng tải nội dung vi phạm pháp luật. |
2 | Tuyên truyền và tham gia hướng dẫn sử dụng mạng xã hội an toàn, có văn hoá. | Sử dụng từ ngữ thù hận, kích động bạo lực. |
3 | Chia sẻ thông tin chính thống, thông tin tích cực. | Tung tin giả, sai sự thật hoặc xúc phạm cá nhân, tổ chức. |
4 | Quảng bá hình ảnh tốt đẹp của con người Việt Nam. | Sử dụng ngôn ngữ phản cảm, vô văn hóa. |
5 | Quản lí, bảo mật thông tin cá nhân, thông báo kịp thời cho cơ quan chức năng và người thân khi bị mất quyền kiểm soát. | Quảng cáo, kinh doanh dịch vụ trái phép. |
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây