Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 8. Hệ thống điện trong gia đình SVIP
I. CẤU TRÚC CHUNG CỦA HỆ THỐNG ĐIỆN TRONG GIA ĐÌNH
* Nhiệm vụ: phân phối điện năng từ mạng điện hạ áp cho các tải tiêu thụ là các thiết bị sử dụng điện trong gia đình.
* Cấu trúc và vai trò từng thành phần của hệ thống điện:
- Thiết bị đóng - cắt và đo lường điện:
+ Nhiệm vụ bảo vệ chống quá tải và đóng hoặc cắt nguồn điện từ lưới hạ áp cấp cho hệ thống điện qua thiết bị đo lường điện.
+ Thiết bị đo lường là công tơ điện dùng để đo lượng điện năng tiêu thụ trong hệ thống điện.
+ Thiết bị đóng - cắt nguồn và công tơ điện được đặt trong tủ điện ngoài trời.
- Tủ điện tổng:
+ Đặt trong nhà, chứa các thiết bị đóng - cắt điện.
+ Nhiệm vụ bảo vệ chống quá tải và đóng - cắt nguồn điện từ công tơ cấp cho hệ thống điện và các mạch nhánh.
- Các tủ điện nhánh:
+ Đặt trong các phòng hoặc tầng nhà, chứa các thiết bị đóng - cắt điện.
+ Nhiệm vụ bảo vệ chống quá tải và đóng cắt nguồn điện mạch nhánh cấp cho hệ thống chiếu sáng, ổ cắm điện,...
- Công tắc và thiết bị lấy điện:
+ Nhiệm vụ đóng - cắt nguồn điện từ tủ điện nhánh cấp cho tải, thường là các đèn chiếu sáng, bình nóng lạnh,...
+ Thiết bị lấy điện có nhiệm vụ lấy điện từ hệ thống điện cấp cho tải.
- Dây dẫn điện:
+ Kết nối các thành phần, thiết bị trong lưới điện và truyền tải điện năng từ nguồn đến tải tiêu thụ.
+ Đường dây có thể đi nổi hoặc ngầm trong tường.
II. SƠ ĐỒ HỆ THỐNG ĐIỆN TRONG GIA ĐÌNH
1. Sơ đồ nguyên lí
* Thể hiện hoạt động và kết nối giữa các thiết bị trong hệ thống điện, không chỉ rõ vị trí lắp đặt cụ thể và khoảng cách đường dây nối giữa chúng.
* Quy trình vẽ sơ đồ nguyên lí của hệ thống điện:
- Bước 1: Xác định mục đích và yêu cầu của mạch điện, từ đó:
+ Xác định các thành phần của mạch điện.
+ Kí hiệu của các phần tử.
- Bước 2: Phân tích mối liên hệ điện của các phần tử trong hệ thống điện.
- Bước 3: Vẽ sơ đồ nguyên lí hệ thống điện.
* Ví dụ: Sơ đồ nguyên lí hệ thống điện trong gia đình có một phòng:
- Nguồn điện 220V từ lưới hạ áp được nối vào:
+ Dây pha (L).
+ Dây trung tính (N).
=> Sau đó được nối vào tủ điện ngoài trời, lần lượt qua aptomat nguồn và công tơ điện.
- Aptomat tổng lấy điện từ công tơ điện cấp cho 2 aptomat nhánh tương ứng với 2 phòng.
- Aptomat nhánh cấp điện cho các thiết bị điện trong phòng như:
+ Đèn chiếu sáng.
+ Điều hòa nhiệt độ,...
2. Sơ đồ lắp đặt
* Thể hiện vị trí kết nối các thiết bị trong hệ thống điện.
* Sơ đồ lắp đặt để:
- Dự trù nguyên vật liệu.
- Thi công lắp đặt.
- Xử lí và khắc phục sự cố điện.
* Sơ đồ lắp đặt được thực hiện theo các bước:
- Bước 1:
+ Dựa vào sơ đồ nguyên lí và vị trí các thiết bị điện trong hệ thống điện, thống kê số lượng các thiết bị, phần tử.
+ Kí hiệu các thiết bị, phần tử điện trong sơ đồ hệ thống điện.
- Bước 2: Xác định vị trí:
+ Các tải tiêu thụ trong gia đình.
+ Lắp đặt của các tủ điện tổng, nhánh và tủ điện trong các phòng.
+ Các bảng điện, công tắc, thiết bị điều khiển trong hệ thống điện.
- Bước 3:
+ Vẽ đường dây nguồn.
+ Vẽ đường dây dẫn kết nối các thiết bị và phần tử mạch điện với nguồn điện.
+ Đảm bảo nối đúng, an toàn.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây