Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Bài 8. Bản vẽ kĩ thuật và các tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật SVIP
I. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ CỦA BẢN VẼ KĨ THUẬT
1. Khái niệm bản vẽ kĩ thuật
- Là tài liệu mô tả hình dáng, cấu trúc, kích thước, vật liệu và yêu cầu kĩ thuật,... của sản phẩm.
- Sử dụng trong các lĩnh vực như:
+ Cơ khí.
+ Kiến trúc,...
2. Vai trò của bản vẽ kĩ thuật
- Vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong sản xuất:
+ Thể hiện ý tưởng nhà thiết kế.
+ Là tài liệu kĩ thuật chế tạo, thi công.
+ Là cơ sở để kiểm tra, đánh giá sản phẩm.
- Trong cuộc sống, bản vẽ kĩ thuật giúp người tiêu dùng:
+ Minh họa hướng dẫn sử dụng sản phẩm.
+ Là tài liệu cho việc bảo dưỡng, sửa chữa sản phẩm.
=> Bản vẽ kĩ thuật được coi là "ngôn ngữ" kĩ thuật.
Câu hỏi:
@205754812668@
@205754813966@
II. TIÊU CHUẨN CƠ BẢN VỀ TRÌNH BÀY BẢN VẼ KĨ THUẬT
1. Khổ giấy
- Bản vẽ được trình bày trên khổ giấy từ A0 đến A4 theo TCVN 7285:2003.
- Phải có khung bản vẽ và khung tên.
- Với khổ A4, khung tên đặt theo cạnh ngắn.
- Trong học tập, khung tên có nội dung như sau:
- Chú thích:
1. Tên gọi chi tiết hoặc tên bài tập | 6. Ngày hoàn thành bản vẽ |
2. Vật liệu chế tạo | 7. Chữ kí người kiểm tra |
3. Tỉ lệ bản vẽ | 8. Ngày kiểm tra |
4. Kí hiệu số bài tập | 9. Tên trường, lớp |
5. Họ tên người vẽ |
Câu hỏi:
@205754845931@
2. Nét vẽ (TCVN 8-24:2002)
- Một số nét vẽ thường dùng:
Tên gọi | Hình dạng | Ứng dụng |
Nét liền đậm | Đường bao, cạnh thấy, khung bản vẽ và khung tên | |
Nét liền mảnh | Biểu diễn kích thước, đường gióng và đường gạch mặt cắt | |
Nét lượn sóng |
| Dùng để giới hạn phần hình bị cắt bỏ |
Nét đứt mảnh |
| Thể hiện phần khuất, cạnh khuất của vật thể |
Nét gạch dài - chấm - mảnh |
| Dùng cho trục đối xứng, đường tâm |
Nét gạch dài - chấm - đậm |
| Đánh dấu vị trí mặt phẳng cắt |
- Chiều rộng nét vẽ d (đơn vị mm) phụ thuộc vào:
+ Nét vẽ.
+ Kích thước.
- Các mức tiêu chuẩn: 0,18; 0,25; 0,35; 0,5; 0,7; 1,0; 1,4; 2 mm.
- Tỉ lệ nét đậm : nét mảnh = 2 : 1
- Với khổ giấy A4:
+ Nét đậm: d= 0,5 mm.
+ Nét mảnh: d= 0,25 mm.
Câu hỏi:
@205754839138@
3. Tỉ lệ (TCVN 7286:2003)
- Là tỉ số giữa kích thước đo được trên bản vẽ và kích thước thực tế của vật thể.
- Các loại tỉ lệ:
+ Nguyên hình 1 : 1.
+ Thu nhỏ 1 : 2; 1 : 5; 1 : 10; 1 : 20; 1 : 50;...
+ Phóng to 2 : 1; 5 : 1; 10 : 1; 20 : 1;...
Câu hỏi:
@205754814808@
4. Chữ viết (TCVN 7284-0:2003)
- Khổ chữ:
+ Xác định bằng chiều cao (h) của chữ hoa tính bằng mm.
+ Các khổ chữ gồm: 1,8; 2,5; 3,5; 5; 7; 10; 14; 20 (mm).
- Chiều rộng nét chữ thường được lấy bằng d = \(\frac{h}{10}\).
- Với giấy khổ A4:
+ Chữ thường: dùng kích thước 2,5 mm hoặc 5 mm.
+ Chữ in hoa: dùng kích thước 3,5 mm hoặc 7 mm.
Câu hỏi:
@205754848524@
5. Ghi kích thước (TCVN 7583-1:2006)
- Mỗi kích thước chỉ được ghi một lần duy nhất, đặt ở hình chiếu thể hiện rõ nhất phần cấu tạo.
- Số lượng kích thước phải đủ để chế tạo và kiểm tra sản phẩm.
- Thành phần kích thước gồm:
+ Đường gióng.
+ Đường kích thước.
+ Chữ số kích thước.
- Đơn vị đo:
+ Chiều dài: tính bằng milimét, không cần ghi đơn vị trên bản vẽ.
+ Góc: dùng độ, phút, giây (ví dụ: 30°10'20") và phải ghi rõ trên bản vẽ.
- Hướng chữ số kích thước:
Câu hỏi:
@205754846470@
@205754847491@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây