Bài học cùng chủ đề
- Bài 7 ( Phần I) - Bối cảnh lịch sử, chống Pháp giai đoạn 1945 - 1950
- Bài 7 (Phần II) - Chống Pháp giai đoạn 1951 - 1953. Nội dung kế hoạch Na-va.
- Bài 7 (Phần III) - Chiến dịch Đông-Xuân (1953-1954) và chiến dịch Điện Biên Phủ (1954). Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa, bài học của kháng chiến chống Pháp.
- Luyện tập bài 7
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 7 (Phần II) - Chống Pháp giai đoạn 1951 - 1953. Nội dung kế hoạch Na-va. SVIP
BÀI 7: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954)
2. Diễn biến chính
c) Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951 - 1953)
* Chính trị
- Tháng 2-1951, Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương đã quyết định đổi tên Đảng thành Đảng Lao động Việt Nam và đưa Đảng ra hoạt động công khai.
- Ngày 3-3-1951, Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam (gọi tắt là Mặt trận Liên Việt) ra đời trên cơ sở hợp nhất Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt.
- Ngày 11-3-1951, Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào được thành lập.
Hình 1. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II diễn ra từ ngày 11 đến 19 - 2 - 1951, tại xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang
* Kinh tế
- Năm 1952, cuộc vận động sản xuất và tiết kiệm được phát động. Các phong trào Thi đua yêu nước được phát động, đại hội Chiến sĩ thi đua và Cán bộ gương mẫu toàn quốc được tổ chức tại chiến khu Việt Bắc,…
- Các ngành kinh tế cơ bản đáp ứng được yêu cầu của cuộc kháng chiến và đời sống nhân dân.
+ Thủ công nghiệp và công nghiệp cơ bản đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và một phần nhu cầu về vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng cho bộ đội.
+ Nông nghiệp có bước phát triển: năm 1953, vùng tự do và vùng căn cứ du kích từ Liên khu IV trở ra sản xuất được 2,7 triệu tấn thóc; thực hiện 5 đợt giảm tô và 1 đợt cải cách ruộng đất.
- Tháng 12-1953, Quốc hội thông qua Luật Cải cách ruộng đất và quyết định tiến hành cải cách ruộng đất ở vùng tự do.
Hình 2. Chủ tịch Hồ Chí Minh với bà con nông dân, cuối năm 1953
* Văn hoá - giáo dục
- Tiếp tục phong trào bình dân học vụ, cải cách giáo dục, bổ túc văn hoá.
- Phương châm: phục vụ kháng chiến, phục vụ dân sinh, phục vụ sản xuất.
- Xây dựng đời sống văn hóa mới, bài trừ mê tín dị đoan,…
- Y tế: đẩy mạnh vệ sinh phòng dịch, thực hiện đời sống mới,…
* Quân sự
- Ngày 6-12-1950, Pháp đề ra Kế hoạch Đờ Lát đơ Tát-xi-nhi với nội dung:
+ Xây dựng lực lượng quân cơ động chiến lược mạnh.
+ Xây dựng phòng tuyến boong ke (công sự xi măng cốt thép), lập vành đai trắng.
+ Tiến hành chiến tranh tổng lực, bình định vùng tạm chiếm.
+ Đánh phá hậu phương của ta.
→ Kế hoạch Đờ Lát đơ Tát-xi-nhi đã đưa cuộc chiến ở Đông Dương lên quy mô lớn và khốc liệt hơn đồng thời gây khó khăn cho ta.
- Quân đội nhân dân Việt Nam chủ động mở chiến dịch tiến công và phản công để giữ vững quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ: các chiến dịch ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ (1950-1951); chiến dịch Hoà Bình (1951-1952); chiến dịch Tây Bắc (1952); chiến dịch Thượng Lào (1953);…
d) Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 - 1954)
* Kế hoạch Nava
- Thời gian: 7-5-1953
- Mục tiêu: “Kết thúc chiến tranh trong danh dự” trong 18 tháng.
- Nội dung: kế hoạch chia làm hai bước
+ Thu - Đông 1953 và xuân 1954: giữ thế phòng ngự ở miền Bắc, tiến công chiến lược ở miền trung và nam Đông Dương.
+ Thu - Đông 1954: tiến công chiến lược miền Bắc, giành thắng lợi quyết định về quân sự buộc ta phải đàm phán theo các điều kiện có lợi cho chúng.
- Quá trình thực hiện: tập trung lực lượng cơ động mạnh ở Bắc Bộ (44/84 tiểu đoàn), mở cuộc tiến công lớn tạo “quả đấm thép” để tiêu diệt quân chủ lực ta.
Hình 3. Tướng Henri Nava (1898-1983), Tổng chỉ huy quân đội Pháp tại Đông Dương 1953-1954
* Cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953-1954
- Tháng 9-1953, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng đề ra kế hoạch tác chiến trong Đông-Xuân 1953-1954.
Hình 4. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ chính trị họp bàn chủ trương tác chiến
Đông - Xuân 1953-1954
+ Nhiệm vụ: tiêu diệt sinh lực địch và giải phóng đất đai.
+ Phương hướng: chủ động mở những cuộc tiến công vào các hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu, buộc địch phải tán lực lượng.
+ Phương châm: tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt.
- Diễn biến chính:
+ Bộ đội chủ lực mở một loạt chiến dịch tấn công quân Pháp ở Lai Châu, Trung Lào, Thượng Lào, Bắc Tây Nguyên,…
+ Đẩy mạnh chiến tranh du kích ở vùng sau lưng quân Pháp.
- Kết quả - ý nghĩa:
+ Hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ đề ra của Đảng.
+ Giành quyền chủ động chiến lược trên toàn chiến trường Đông Dương.
+ Bước đầu làm phá sản kế hoạch Nava của Pháp.
Hình 5. Quân ta đánh chiếm căn cứ Măng Đen (Kon Tum) trong chiến dịch Bắc Tây Nguyên (1954)
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây