Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 7: Bản đồ chính trị châu Á. Các khu vực của châu Á SVIP
I. BẢN ĐỒ CHÍNH TRỊ CHÂU Á
II. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CÁC KHU VỰC CỦA CHÂU Á
1. Khu vực Đông Á
- Đông Á chia thành hai bộ phận là lục địa và hải đảo.
+ Ở phía tây bộ phận lục địa là hệ thống núi, cao nguyên hiểm trở xem kẽ bồn địa, hoang mạc; ở phía đông là vùng đồi núi thấp và những đồng bằng rộng, bằng phẳng.
+ Bộ phận hải đảo có những dãy núi uốn nếp trẻ, xen kẽ các cao nguyên; thường xuyên xảy ra động đất và núi lửa.
- Khí hậu Đông Á phân hoá từ bắc xuống nam, từ tây sang đông.
+ Khu vực phía tây và phía bắc có khí hậu khắc nghiệt hơn khu vực phía đông và phía nam. Thực vật ở Đông Á đa dạng.
+ Rừng lá kim ở phía bắc, sâu trong nội địa là vùng thảo nguyên rộng lớn, phía nam là rừng lá rộng cận nhiệt.
- Đông Á có nhiều sông lớn như: Trường Giang, Hoàng Hà, Tây Giang....
2. Khu vực Đông Nam Á
- Đông Nam Á gồm hai bộ phận là Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.
+ Đông Nam Á lục địa có địa hình đồi, núi là chủ yếu; hầu hết các dãy núi có độ cao trung bình, chạy theo hướng bắc – nam hoặc tây bắc – đông nam; các đồng bằng phù sa phân bố ở hạ lưu các con sông.
+ Đông Nam Á hải đảo có những dãy núi trẻ và thường xuyên xảy ra động đất, núi lửa. Đông Nam Á lục địa có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông nhiệt độ hạ thấp, mưa nhiều vào mùa hạ.
- Thực vật ở Đông Nam Á chủ yếu là rừng nhiệt đới ẩm, ngoài ra còn có rừng thưa và xa-van ở những khu vực ít mưa.
- Đông Nam Á có mạng lưới sông ngòi phát triển, nhiều sông lớn như: Mê Công, I-ra-oa-đi, Mê Nam….
3. Khu vực Nam Á
- Nam Á có ba dạng địa hình chính:
+ Hệ thống núi Hi-ma-lay-a hùng vĩ nằm ở phía đông bắc với nhiều đỉnh núi cao trên 8.000 m.
+ Ở giữa là đồng bằng Ấn – Hằng.
+ Phía nam và tây bắc lần lượt là sơn nguyên Đê-can và sơn nguyên Iran.
- Phần lớn lãnh thổ Nam Á có khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa mưa và khô rõ rệt. Những nơi đón gió mùa mùa hạ có lượng mưa lớn; ngược lại, những nơi khuất gió hoặc nằm sâu trong nội địa có lượng mưa nhỏ.
- Thực vật điển hình của Nam Á là rừng nhiệt đới ẩm. Ở những nơi khuất gió, lượng mưa ít có sự xuất hiện của rừng thưa và xa van, cây bụi.
- Nam Á có nhiều hệ thống sông lớn như: sông Ấn, sông Hằng, sông Bra-ma-pút Nam Á giàu tài nguyên khoáng sản như: than, sắt, man-gan, đồng, dầu mỏ…
4. Khu vực Tây Á
- Tây Á có núi và sơn nguyên chiếm phần lớn diện tích.
+ Phía nam là sơn nguyên chiếm phần lớn diện tích bản đào Ả-rập.
+ Phía đông là đồng bằng Lưỡng Hà, Tây Á có khí hậu khô hạn.
- Lượng mưa trung bình năm khoảng 200 – 250 mm. Mùa hạ nóng và khô, có nơi nhiệt độ vào tháng 7 lên tới 45oC. Mùa đông khô và lạnh.
- Rừng và cây bụi lá cứng Địa Trung Hải phát triển ở khu vực ven bờ Địa Trung Hải.
- Sông ngòi kém phát triển, các sông thường ngắn và ít nước. Hai sông lớn nhất khu vực là sống Ti-grơ và sông Ơ-phrát.
- Khoảng 1/2 lượng dầu mỏ trên thế giới tập trung ở Tây Á.
5. Khu vực Trung Á
- Trung Á nằm sâu trong nội địa với nhiều dạng địa hình.
+ Các dãy núi cao và đồ số nằm ở phía đông nam như: Thiên Sơn, Pa-mi-a....
+ Đồng bằng và hoang mạc nằm ở phía tây như: đồng bằng Tu-ran, hoang mạc Cra-cưm.
- Khí hậu của Trung Á khô hạn, mùa hạ nóng, mùa đông lạnh, thỉnh thoảng có tuyết rơi.
- Sông ngòi ở Trung Á kém phát triển, hai sông lớn nhất của khu vực là Xưa Đa-ri-a và A-mu Đa-ri-a.
- Hoang mạc phát triển trên phần lớn diện tích của Trung Á, khu vực phía bắc và ven hồ A-ran có các thảo nguyên rộng lớn.
- Dầu mỏ và khí đốt là nguồn tài nguyên có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế của khu vực.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây