Bài học cùng chủ đề
- 1. Phong trào cách mạng giai đoạn 1930 - 1931
- 2. Phong trào cách mạng 1936 - 1939
- 3. Sự chuẩn bị của nhân Việt Nam tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền
- 4. Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
- Phong trào cách mạng trong những năm 1930 - 1931
- Công cuộc chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc
- Cách mạng tháng Tám năm 1945 và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
- Phong trào cách mạng 1936 - 1939
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
3. Sự chuẩn bị của nhân Việt Nam tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền SVIP
II. Cuộc vận động tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền (1939 - 1945)
1. Tình hình Việt Nam dưới ách thống trị của Pháp - Nhật
* Tình hình thế giới:
- Chính phủ mặt trận Nhân dân Pháp sụp đổ.
- Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
* Tình hình Việt Nam:
- Tháng 9 - 1940: quân phiệt Nhật Bản tiến đánh Việt Nam ở Lạng Sơn, từng bước xâm chiếm toàn bộ Đông Dương.
- Quân Pháp chống cự yếu ớt, sau đó đầu hàng và câu kết với quân Nhật, ra sức bóc lột nhân dân Đông Dương.
=> Nhân dân Việt Nam chịu hai tầng áp bức của Pháp và Nhật Bản.
- Về chính trị:
+ Nhật và Pháp tiến hành phát xít hoá bộ máy cai trị.
+ Thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng, thủ tiêu các quyền lợi mà nhân dân Việt Nam giành được trong phong trào 1936 - 1939.
- Về kinh tế:
+ Pháp: thực hiện chính sách "Kinh tế chỉ huy", tăng cường các loại thuế.
+ Nhật: bắt nhân dân ta "nhổ lúa trồng đay", thu mua lương thực cưỡng bức, rẻ mạt.
- Về văn hoá - tư tưởng: cấm tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản, cấm in ấn, tàng trữ tài liệu cách mạng, đóng cửa các toà soạn yêu nước, tiến bộ.
- Về xã hội:
+ Xoá bỏ các quyền tự do, dân chủ.
+ Tăng cường bắt lính, đàn áp nhân dân Việt Nam.
- Hậu quả:
+ Những thủ đoạn tàn ác về kinh tế của Nhật đã gây ra nạn đói nghiêm trọng ở Bắc và Bắc Trung Kì giai đoạn 1944 - 1945.
+ Làm cho mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với đế quốc và tay sai ngày càng gay gắt.
+ Bùng nổ một số cuộc khởi nghĩa: khởi nghĩa Bắc Sơn (Lạng Sơn, 9 - 1940), khởi nghĩa Nam Kì (11 - 1940) và binh biến Đô Lương (Nghệ An, 1 - 1941).
2. Sự chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc
* Sự chuyển hướng chiến lược của Đảng Cộng sản Đông Dương
- Tháng 11 - 1939: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ sáu.
+ Địa điểm: Bà Điểm (Hóc Môn, Gia Định).
+ Chủ trì: Tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ.
+ Xác định kẻ thù: đế quốc Pháp và tay sai.
+ Xác định nhiệm vụ cách mạng: cách mạng giải phóng dân tộc, đánh đuổi đế quốc Pháp và tay sai để giành độc lập.
+ Hình thức, phương pháp cách mạng: từ hợp pháp, nửa hợp pháp sang bí mật, bất hợp pháp.
+ Tập hợp lực lượng cách mạng: Thành lập Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
- Tháng 5 - 1941: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ tám.
+ Địa điểm: Pác Bó (Cao Bằng).
+ Chủ trì: lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.
+ Mục tiêu hội nghị: Hoàn chỉnh chuyển hướng chiến lược cách mạng của Đảng, đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu được đề ra từ hội nghị tháng 11 - 1939.
+ Nội dung:
- Xác định kẻ thù: đế quốc Pháp, quân phiệt Nhật.
- Giải quyết vấn đề dân tộc trong phạm vi từng nước Đông Dương.
- Chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền là nhiệm vụ trung tâm.
- Hình thái khởi nghĩa: khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa.
- Dự báo về thời cơ của cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
- Thành lập Việt Nam Độc lập Đồng minh.
Di tích Lán Khuổi Nậm (Pác Bó, Cao Bằng hiện nay) - nơi họp Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ tám.
* Chuẩn bị về lực lượng
- Ngày 19 - 5 - 1941: Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Mặt trận Việt Minh) được thành lập.
+ Mặt trận được thành lập nhằm "liên hiệp hết thảy các giới đồng bào yêu nước, không phân biệt giàu nghèo, già trẻ, gái trai, không phân biệt tôn giáo và xu hướng chính trị, đặng cùng nhau mưu cuộc dân tộc giải phóng".
+ Mặt trận bao gồm các tổ chức quần chúng lấy tên là Hội Cứu quốc.
=> Mặt trận thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia vào các Hội Cứu quốc, nhất là ở Cao Bằng.
- Ngày 22 - 12 - 1944: theo chỉ thị của Hồ Chí Minh, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập tại Cao Bằng. Đội giành thắng lợi hai trận liên tiếp tại Phay Khắt và Nà Ngần.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây