Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
![](https://rs.olm.vn/images/bird.gif)
Bài 6. Truyền và biến đổi chuyển động SVIP
1. TRUYỀN CHUYỂN ĐỘNG
- Nguồn chuyển động từ vật dẫn thường được truyền tới các bộ phận khác (vật bị dẫn) để thực hiện chức năng hoặc thay đổi tốc độ của sản phẩm.
- Có 2 loại truyền chuyển động thông dụng:
+ Truyền động đai.
+ Truyền động ăn khớp.
1.1. Truyền động ăn khớp
a. Cấu tạo
- Có 2 loại truyền động ăn khớp:
+ Truyền động bánh răng.
+ Truyền động xích.
![a. Truyền động bánh răng.olm](https://cdn3.olm.vn/upload/img_teacher/1222/img_teacher_2023-12-22_65853afc0068d_truyen-dong-banh-rang-va-thanh-rang-cho-may-xay-dung-1.jpg)
![b. Truyền động xích](https://cdn3.olm.vn/upload/img_teacher/1222/img_teacher_2023-12-22_658539f34b86a_bo-truyen-xich.jpg)
b. Nguyên lí làm việc
- Tỉ số truyền i được xác đinh bởi công thức:
i= \(\dfrac{n_1}{n_2}\)= \(\dfrac{Z_2}{Z_1}\)
- Trong đó:
\(Z_1\): số răng bánh dẫn hoặc đĩa dẫn (1).
\(n_1\): tốc độ quay của bánh dẫn hoặc đĩa dẫn (1).
\(Z_2\): số răng bánh bị dẫn hoặc đĩa bị dẫn (1).
\(n_2\): tốc độ quay của bánh bị dẫn hoặc đĩa bị dẫn (1).
1.2. Truyền động đai
a. Cấu tạo
- Cấu tạo gồm 3 bộ phận: bánh dẫn, bánh bị dẫn và dây đai.
b. Nguyên lí làm việc
- Tỉ số truyền i được xác đinh bởi công thức:
i =\(\dfrac{n_1}{n_2}\) = \(\dfrac{D_1}{D_2}\) hay \(n_2\)= \(n_1\)✖\(\dfrac{D_1}{D_2}\)
- Trong đó:
\(D_1\): đường kính của bánh dẫn 1.
\(n_1\): tốc độ quay của bánh dẫn 1.
\(D_2\): đường kính của bánh bị dẫn 2.
\(n_2\): tốc độ quay của bánh bị dẫn 2.
i = 1: tốc độ quay của bánh dẫn và bánh bị dẫn bằng nhau.
i > 1: bánh dẫn quay nhanh hơn bánh bị dẫn và ngược lại.
![a. Truyền động dây đai thẳng](https://cdn3.olm.vn/upload/img_teacher/1222/img_teacher_2023-12-22_65853871a0cdd_屏幕截图 2023-12-22 141850.png)
![loading...](https://cdn3.olm.vn/upload/img_teacher/1222/img_teacher_2023-12-22_658538676d6e1_屏幕截图 2023-12-22 141830.png)
2. BIẾN ĐỔI CHUYỂN ĐỘNG
- Là từ một chuyển động ban đầu biến đổi thành các chuyển động khác.
- Có 2 loại biến đổi chuyển động:
+ Cơ cấu tay quay con trượt.
+ Cơ cấu tay quay con lắc.
2.1. Cơ cấu tay quay con trượt
a. Cấu tạo
- Gồm 4 bộ phận chính:
+ Tay quay.
+ Thanh truyền.
+ Con trượt.
+ Giá đỡ.
![a. Cơ cấu tay quay con trượt.olm](https://cdn3.olm.vn/upload/img_teacher/1222/img_teacher_2023-12-22_65853bbee9b70_屏幕截图 2023-12-22 143302.png)
![b. Mô hình xi lanh pit tông.olm](https://cdn3.olm.vn/upload/img_teacher/1222/img_teacher_2023-12-22_65853ca23ee2d_hnBLO.jpg)
b. Nguyên lí làm việc
- Khi tay quay (1) quay quanh trục A, đầu B của thanh truyền chuyển động tròn, làm cho con trượt (3) chuyển động tịnh tiến qua lại trên giá đỡ (4).
- Nhờ đó chuyển động tròn của tay quay được biến thành chuyển động tịnh tiến qua lại của con trượt.
2.2. Cơ cấu tay quay thanh lắc
- Biến chuyển động quay thành chuyển động lắc và ngược lại.
a. Cấu tạo
- Gồm có 4 bộ phận chính:
+ Tay quay.
+ Thanh truyền.
+ Thanh lắc.
+ Giá đỡ.
![a. Cơ cấu tay quay thanh lắc.olm](https://cdn3.olm.vn/upload/img_teacher/1222/img_teacher_2023-12-22_65853d8f93f3d_屏幕截图 2023-12-22 144033.png)
![b](https://cdn3.olm.vn/upload/img_teacher/1222/img_teacher_2023-12-22_65853d9688b93_屏幕截图 2023-12-22 144052.png)
động của máy khâu đạp chân.olm
b. Nguyên lí làm việc
- Khi tay quay AB quay đều quanh trục A thông qua thanh truyền BC, làm thanh lắc CD lắc qua lắc lại quanh trục D một góc xác định.
3. THÁO LẮP VÀ TÍNH TỈ SỐ TRUYỀN CỦA MỘT SỐ BỘ TRUYỀN VÀ BIẾN ĐỔI CHUYỂN ĐỘNG
3.1. Chuẩn bị
3.2. Nội dung
3.3. Yêu cầu kĩ thuật
3.4. Tiến trình thực hiện
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây