Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 6. Thực hành: Viết báo cáo về nền kinh tế tri thức SVIP
I. Nội dung thực hành
- Thu thập tư liệu, viết báo cáo tìm hiểu về đặc điểm và các biểu hiện của nền kinh tế tri thức.
- Gợi ý nội dung báo cáo:
1. Khái niệm
2. Đặc điểm
Nêu những đặc điểm của nền kinh tế tri thức.
3. Biểu hiện
- Nêu các biểu hiện của nền kinh tế tri thức.
- Cho ví dụ về sản phẩm ứng dụng của nền kinh tế tri thức.
II. Chuẩn bị của học sinh
- Thu thập tư liệu về khái niệm, đặc điểm, biểu hiện của nền kinh tế tri thức từ internet, sách, báo, tạp chí,..
- Hệ thống hoá các tư liệu. So sánh, xử lí tư liệu thu thập được phục vụ nội dung của báo cáo.
- Xây dựng đề cương báo cáo.
III. Gợi ý một số thông tin tham khảo
Thu thập tư liệu từ một số website như:
- Tạp chí Cộng sản/ Các bài viết về phát triển kinh tế tri thức tại Việt Nam: https://www.tapchicongsan.org.vn.
- Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế/ Khái niệm, đặc điểm; các bài viết về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạp trên thế giới: https://www.oecd.org.
- Liên hợp quốc/ Các bài viết, báo cáo về phát triển kinh tế tri thức thế giới toàn cầu: https://www.un.org.
IV. Một số lưu ý
- Thực hiện đúng yêu cầu của bài thực hành: lựa chọn vấn đề, nội dung thu thập, nguồn thu thập, phương pháp thu thập.
- Đảm bảo tính cập nhật với nội dung thu thập: số liệu mới, trong khoảng từ năm 2015 đến năm 2022.
- Đảm bảo tính tin cậy với nguồn thu thập: các trang thông tin điện tử, sách, báo phải có sự uy tín, chính thống.
- Đảm bảo tính trực quan với cách thể hiện sản phẩm thu thập: trình bày dưới dạng bảng biểu, các ý gạch đầu dòng, tránh viết thành đoạn văn dài không tách ý.
V. Bài thực hành tham khảo
1. Khái niệm
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), “kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống”
2. Đặc điểm
Thứ nhất, tri thức là lực lượng sản xuất trực tiếp. Tri thức là nguồn lực vô hình to lớn, quan trọng nhất trong đầu tư phát triển, nền kinh tế dựa chủ yếu vào tri thức. Nền kinh tế tri thức lấy tri thức là nguồn lực có vị trí quyết định nhất của sản xuất, là động lực quan trọng nhất cho sự phát triển.
Thứ hai, nền kinh tế dựa ngày càng nhiều vào các thành tựu của khoa học - công nghệ. Nếu trong nền kinh tế công nghiệp, sức cạnh tranh chủ yếu dựa vào tối ưu hóa và hoàn thiện công nghệ hiện có, thì trong nền kinh tế tri thức lại dựa chủ yếu vào việc nghiên cứu, sáng tạo ra công nghệ mới, sản phẩm mới. Trong nền kinh tế tri thức, cơ cấu sản xuất dựa ngày càng nhiều vào việc ứng dụng các thành tựu của khoa học - công nghệ, đặc biệt là công nghệ chất lượng cao. Các quyết sách kinh tế được tri thức hóa.
Thứ ba, cơ cấu lao động được chuyển dịch theo hướng ngày càng coi trọng lao động trí tuệ. Trong nền kinh tế tri thức, cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng giảm số lao động trực tiếp làm ra sản phẩm, tăng số lao động trí tuệ. Lao động trí tuệ chiếm tỷ trọng ngày càng cao. Nguồn nhân lực nhanh chóng được tri thức hóa, sự sáng tạo, đổi mới, học tập trở thành nhu cầu thường xuyên đối với mọi người. Học suốt đời, xã hội học tập là nền tảng của kinh tế tri thức.
Thứ tư, quyền sở hữu trí tuệ ngày càng trở nên quan trọng. Quyền sở hữu trí tuệ là sự bảo đảm pháp lý cho tri thức và sự đổi mới sáng tạo sẽ tiếp tục được tạo ra, duy trì và phát triển. Trong nền kinh tế tri thức, nguồn lực trí tuệ và năng lực đổi mới là hai nhân tố then chốt để đánh giá khả năng cạnh tranh, tiềm năng phát triển và sự thịnh vượng của một quốc gia. Các tài sản trí tuệ và quyền sở hữu trí tuệ ngày càng trở nên quan trọng. Việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ được xem là một nguyên tắc cơ bản trong sự vận động và phát triển của nền kinh tế tri thức.
Thứ năm, nền kinh tế tri thức là nền kinh tế toàn cầu. Nền kinh tế tri thức chỉ được hình thành và phát triển khi lực lượng sản xuất xã hội đã phát triển ở trình độ cao, phân công lao động mang tính quốc tế và theo đó là hệ thống sản xuất mang tính kết nối giữa các doanh nghiệp các quốc gia trong một chuỗi giá trị sản phẩm. Bởi vậy, nó mang tính toàn cầu hóa. Trong nền kimh tế tri thức, sự sản sinh, truyền bá và sử dụng tri thức không còn nằm trong phạm vi biên giới một quốc gia. Nền kinh tế tri thức còn được gọi là nền kinh tế toàn cầu hóa nối mạng, hay là nền kinh tế toàn cầu dựa vào tri thức.
Ngoài các đặc điểm trên, nền kinh tế tri thức còn là một nền kinh tế hướng đến sự phát triển bền vững, thân thiện với môi trường; nền kinh tế làm thay đổi cơ cấu xã hội và thang giá trị xã hội, làm xuất hiện các cộng đồng dân cư kiểu mới, các làng khoa học, các công viên khoa học, vườn ươm khoa học...
(Nguồn: https://mof.gov.vn, https://www.tapchicongsan.org.vn)
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây