Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Thực hành: Quan sát đột biến nhiễm sắc thể; tìm hiểu tác hại gây đột biến của một số chất độc SVIP
I. Chuẩn bị
Dụng cụ: Kính hiển vi, dầu soi kính.
Mẫu vật: Tiêu bản cố định bộ nhiễm sắc thể bình thường và bất thường của tế bào ở châu chấu, lợn, hành tây, người,... Tài liệu (sách, báo,...) và hình ảnh về các chất độc có khả năng gây đột biến, sổ ghi chép, bút, máy chụp ảnh, máy ghi âm (nếu có).
|
|
|
II. Cách tiến hành
1. Đặt câu hỏi nghiên cứu
Hãy xác định vấn đề được nêu ra trong mỗi hiện tượng thực tiễn sau đây và đặt ra các câu hỏi nghiên cứu về hiện tượng mà em quan sát được.
- Có thể xác định số lượng và hình thái của nhiễm sắc thể thông qua quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi quang học.
- Dựa trên quan sát nhiễm sắc thể đó, người ta có thể xác định được các dạng đột biến nhiễm sắc thể.
- Hiện nay, một số loại hoá chất như: Thuốc trừ sâu DDT (Dichloro-Diphenyl-Trichloroethane), thuốc tẩy giun Dipterex,... đã bị cấm sản xuất và sử dụng.
STT | Nội dung vấn đề | Câu hỏi giả định |
1 | Có thể xác định số lượng và hình thái của nhiễm sắc thể dưới kính hiển vi. | Bằng cách nào có thể phát hiện nhiễm sắc thể dưới kính hiển vi. |
... | ... | ... |
2. Đề xuất giả thuyết và phương án chứng minh giả thuyết
Hãy đề xuất các giả thuyết để giải thích cho các vấn đề đã nêu và đề xuất phương án kiểm chứng cho mỗi giả thuyết đó.
STT | Nội dung giả thuyết | Phương án kiểm chứng giả thuyết |
1 | Tại kì giữa của quá trình phân bào, các NST co xoắn cực đại nên có hình thái đặc trưng. | Quan sát tiêu bản NST ở kì giữa để xác định được số lượng và hình thái NST. |
... | ... | ... |
3. Thiết kế nghiên cứu kiểm chứng giả thuyết
Các nhóm tiến hành nghiên cứu, so sánh kết quả để chứng minh cho nội dung giả thuyết đã đề ra.
a. Quan sát đột biến nhiễm sắc thể trên tiêu bản cố định
Bước 1: Đặt tiêu bản cố định bộ nhiễm sắc thể bình thường và bất thường lên bàn kính.
Bước 2: Quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi ở vật kính 10x để phát hiện vị trí có bộ nhiễm sắc thể ở kì giữa của quá trình phân bào.
Bước 3: Điều chỉnh vùng tế bào đã chọn vào giữa trường kính. Sau đó, chuyển sang vật kính 100x để quan sát.
Bước 4: Đếm số lượng, xác định hình thái và vẽ hình minh hoạ các nhiễm sắc thể trong tiêu bản quan sát được. So sánh giữa bộ nhiễm sắc thể bình thường với bộ nhiễm sắc thể bất thường để nhận biết một số dạng bất thường nhiễm sắc thể.
b. Tìm hiểu tác hại gây đột biến của một số chất độc
Bước 1: Chia lớp thành bốn nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu một loại chất độc gây đột biến: Dioxin; thuốc diệt cỏ 2,4D; thuốc trừ sâu DDT; thuốc tẩy giun Dipterex thông qua nghiên cứu các tài liệu, quan sát hình ảnh, phỏng vấn (bác sĩ, chuyên gia,...).
Bước 2: Mỗi nhóm điền kết quả thu thập được và hiểu thông tin theo gợi ý trong bảng sau. Ở nội dung thảo luận cuối, cần đưa ra kết luận về việc chất còn được cho phép sử dụng hay không, và nếu có thì cách sử dụng an toàn như thế nào.
KẾT QUẢ TÌM HIỂU TÁC HẠI GÂY ĐỘT BIẾN CỦA MỘT SỐ CHẤT ĐỘC - Lớp: ... - Nhóm thực hiện: ... - Họ và tên thành viên: ... - Loại chất độc: ...
|
Bước 3: Đề xuất biện pháp nhằm phòng tránh tác hại của các chất độc gây đột biến ở người.
4. Thảo luận
Các nhóm mô tả kết quả quan sát được và đưa ra kết luận giả thuyết đúng/ sai, từ đó kết luận vấn đề nghiên cứu.
STT | Nội dung giả thuyết | Đánh giá giả thuyết | Kết luận |
1 | ... | ... | ... |
... | ... | ... | ... |
5. Báo cáo kết quả thực hành
Viết và trình bày báo cáo theo mẫu:
BÁO CÁO: KẾT QUẢ THỰC HÀNH QUAN SÁT ĐỘT BIẾN NHIỄM SẮC THỂ; TÌM HIỂU TÁC HẠI GÂY ĐỘT BIẾN CỦA MỘT SỐ CHẤT ĐỘC Thứ ..., ngày ... tháng ... năm ... Nhóm: ... Lớp: ... Họ và tên thành viên: ... 1. Mục đích thực hiện nghiên cứu 2. Kết quả và giải thích a. Điền kết quả quan sát bộ nhiễm sắc thể (hình thái, số lượng) trên tiêu bản cố định vào bảng sau. Mô tả cơ chế phát sinh dạng đột biến nhiễm sắc thể quan sát được.
b. Cho biết tác hại của một số loại hóa chất (thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, ...) đối với con người. Đề xuất một số biện pháp để phòng chống sự tác động của các chất độc gây đột biến đến con người. 3. Kết luận. |
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây