Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 5. Thực hành: Viết báo cáo về đặc điểm và biểu hiện của nền kinh tế tri thức SVIP
1. Nội dung
Viết báo cáo về đặc điểm và các biểu hiện của nền kinh tế tri thức.
2. Nguồn tư liệu
- Các trang web có độ tin cậy cao của các tổ chức, cơ quan trên thế giới và Việt Nam (có thể truy cập trang web https://scholar.google.com và gõ từ khoá "kinh tế tri thức" để tìm đọc các bài viết có liên quan).
- Các sách, báo cáo,... về kinh tế tri thức.
3. Gợi ý cấu trúc báo cáo
NỀN KINH TẾ TRI THỨC
1. Khái niệm
- Tri thức
- Nền kinh tế tri thức
2. Đặc điểm nền kinh tế tri thức
- Tri thức là lực lượng sản xuất trực tiếp.
- Nền kinh tế dựa ngày càng nhiều vào các thành tựu của khoa học - công nghệ
- Cơ cấu lao động được chuyển dịch theo hướng ngày càng coi trọng lao động và trí tuệ
- Quyền sở hữu trí tuệ ngày càng trở nên quan trọng
- Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế toàn cầu
3. Biểu hiện của nền kinh tế tri thức
- Cơ cấu các ngành kinh tế chuyển đổi ngày càng nhanh theo hướng tăng nhanh giá trị gia tăng
- Tốc độ đổi mới nhanh, sản xuất công nghệ trở thành ngành sản xuất đặc biệt quan trọng
- Đặc tính, cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực trong nền kinh tế tri thức thay đổi căn bản
4. Thông tin tham khảo
Kinh tế tri thức là nền kinh tế phát triển dựa trên sức mạnh của tri thức để sử dụng hiệu quả các nguồn lực kinh tế. Bao gồm các hoạt động chuyển giao, cải tiến, nghiên cứu các công nghệ với mục đích tạo ra nhiều của cải vật chất, nâng cao chất lượng sống của người dân.
Có thể khái quát đặc điểm của kinh tế tri thức ở những mặt sau:
Thứ nhất, tri thức là lực lượng sản xuất trực tiếp. Nền kinh tế tri thức lấy tri thức là nguồn lực có vị trí quyết định nhất của sản xuất, là động lực quan trọng nhất cho sự phát triển.
Thứ hai, nền kinh tế dựa ngày càng nhiều vào các thành tựu của khoa học - công nghệ. Trong nền kinh tế tri thức, sản xuất dựa ngày càng nhiều vào việc ứng dụng các thành tự của khoa học - công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao.
Thứ ba, cơ cấu lao động được chuyển dịch theo hướng ngày càng coi trọng lao động trí tuệ. Trong nền kinh tế tri thức, cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng giảm số lao động trực tiếp làm ra sản phẩm, tăng số lao động trí tuệ. Nguồn nhân lực nhanh chóng được tri thức hoá, sự sáng tạo, đổi mới, học tập trở thành nhu cầu thường xuyên đối với mọi người.
Thứ tư, quyền sở hữu trí tuệ ngày càng trở nên quan trọng. Quyền sở hữu trí tuệ là sự bảo đảm pháp lí cho tri thức và sự đổi mới sáng tạo tiếp tục được tạo ra, duy trì và phát triển. Các tài sản trí tuệ và quyền sở hữu trí tuệ ngày càng trở nên quan trọng. Việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ được xem là một nguyên tắc cơ bản trong sự vận động và phát triển của nền kinh tế tri thức.
Thứ năm, nền kinh tế tri thức là nền kinh tế toàn cầu. Nền kinh tế tri thức chỉ được hình thành và phát triển ở trình độ cao, phân công lao động mang tính quốc tế và hệ thống sản xuất mang tính kết nối giữa các doanh nghiệp, các quốc gia trong một chuỗi giá trị sản phẩm.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây