Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 0 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 5: Thiên nhiên châu Á SVIP
Nội dung này do giáo viên tự biên soạn.
1. Vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Á
* Vị trí địa lí
- Phần lãnh thổ trên đất liền châu Á kéo dài từ vùng cận cực Bắc đến Xích đạo, một số đảo và quần đảo kéo đến khoảng vĩ tuyến 100N.
- Tiếp giáp:
+ Phía tây giáp với châu Âu.
+ Phía tây nam giáp với châu Phi qua eo đất Xuy-ê.
+ Ba mặt còn lại tiếp giáp với biển và đại dương: phía bắc giáp với Bắc Băng Dương, phía đông giáp với Thái Bình Dương, phía nam giáp với Ấn Độ Dương.
* Kích thước
- Với diện tích đất liền là 41,5 triệu km2, châu Á có kích thước rộng lớn nhất thế giới, tính cả các đảo thì diện tích khoảng 44 triệu km2.
* Hình dạng
- Châu Á có dạng hình khối rộng lớn, bờ biển bị chia cắt mạnh, có nhiều bán đảo, vịnh biển…
Hình 1: Lược đồ tự nhiên châu Á
2. Đặc điểm tự nhiên châu Á
a. Địa hình, khoảng sản
* Địa hình
Châu Á có hai khu vực địa hình chính:
Khu vực núi, sơn nguyên và cao nguyên | Khu vực đồng bằng | |
Đặc điểm |
- Chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ, có sơn nguyên Tây Tạng đồ sộ nhất thế giới, cao trên 4500 m so với mực nước biển. - Núi chạy theo hai hướng chính: Đông - Tây hoặc gần Đông - Tây, Bắc - Nam hoặc gần Bắc - Nam, có nhiều đồng bằng nằm xen kẻ với nhau làm địa hình bị chia cắt phức tạp. - Là khu vực thuận lợi cho phát triển chăn nuôi du mục, trồng cây đặc sản; tuy nhiên khó khăn trong về xói mòn, sạt lở đất. |
- Chiếm 1/4 diện tích châu Á, các đồng bằng rộng lớn nhất thế giới phân bố ở ven biển. - Các đồng bằng thuận lợi cho sản xuất, định cư. Đây là nơi dân cư tập trung đông đúc, ra đời nhiều văn minh nhân loại. |
* Khoáng sản
- Châu Á có nguồn khoáng sản đa dạng, phong phú và có trữ lượng lớn, quan trọng nhất là: dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, crôm và nhiều kim loại màu. Các khoáng sản đóng vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế của nhiều quốc gia trong châu lục.
- Tuy nhiên, hoạt động khai thác khoáng sản chưa gắn với bảo vệ, gây lãng phí, ô nhiễm môi trường.
b. Khí hậu
- Khí hậu châu Á phân hóa đa dạng thành nhiều đới, mỗi đới lại phân thành nhiều kiểu khí hậu, có sự khác biệt về nhiệt độ, lượng mưa.
- Kiểu khí hậu gió mùa: phân bố ở đông và đông nam châu Á, một năm có hai mùa rõ rệt.
+ Mùa đông lạnh, khô.
+ Mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.
- Kiểu khí hậu lục địa: phân bố ở trung tâm châu Á, rất khô hạn, lượng mưa trung bình năm dưới 300 mm.
+ Mùa đông lạnh, khô.
+ Mùa hạ nóng và khô.
- Những vùng khí hậu khô hạn, khắc nghiệt chiếm tỉ lệ lớn trong diện tích châu Á, gây khó khăn cho sinh hoạt, sản xuất. Những vùng khí hậu ẩm thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, tuy nhiên thường có thiên tai như bão, lũ gây thiệt hại lớn về người và của.
Hình 2: Bản đồ các đới khí hậu châu Á
c. Sông ngòi và hồ
* Sông ngòi
- Ở châu Á có một số sông lớn là: Ô-bi, Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công, Ấn, Hằng,...
- Tuy phân bố không đều nhưng châu Á có nhiều hệ thống sông lớn bậc nhất thế giới.
+ Các khu vực mưa nhiều như Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á thì sông có lượng nước lớn, mùa lũ tương ứng mùa mưa, mùa cạn tương ứng mùa khô.
+ Các khu vực khô hạn như Tây Nam Á, Trung Á có mạng lưới sông thưa thớt, nhiều nơi trong nội địa không có dòng chảy.
- Châu Á có các điều kiện phát triển thủy điện, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, giao thông đường thủy… do có nhiều sông ngòi. Tuy nhiên, vào mùa lũ thường có lũ lụt, gây thiệt hại lớn.
* Hồ
- Châu Á có khá nhiều hồ, trong đó có các hồ sâu và lớn nhất thế giới, như: hồ Bai-can, A-ran…
- Những hồ lớn giúp điều hòa không khí, tạo phong cảnh thiên nhiên đẹp và là nơi cư trú của nhiều loài sinh vật.
Hình 3: Sông Trường Giang
d. Các đới thiên nhiên
Do đặc điểm địa hình và khí hậu nên châu Á có đới thiên nhiên đa dạng, cụ thể:
Đới lạnh | Đới ôn hòa | Đới nóng | |
Đặc điểm |
- Ở phía bắc của châu lục thời tiết khắc nghiệt, có gió mạnh. - Thực vật phổ biến hoang mạc cực, đồng rêu và đồng rêu rừng. - Động vật chủ yếu các loài chịu lạnh, về mùa hạ có nhiều loài chim di cư từ phương nam lên. |
- Chiếm diện tích lớn nhất có sự phân hóa từ rừng lá kim sang rừng hỗn giao và rứng lá rộng, thảo nguyên rừng và thảo nguyên. - Càng vào sâu trong lục địa, khí hậu khô hạn nên chủ yếu là bán hoang mạc và hoang mạc. - Khu vực núi cao phổ biến thảo nguyên và băng tuyết. |
- Ở khí hậu gió mùa, xích đạo, thực vật điển hình là rừng nhiệt đới. - Rừng có nhiều tầng và thường xanh, ở những nơi khuất gió hoặc khô hạn có rừng thưa, xavan, cây bụi và hoang mạc. |
- Ngày nay, đa số các đới thiên nhiên ở châu Á đều chịu ảnh hưởng bởi sự khai phá của con người. Vì vậy việc bảo về và phục hồi tài nguyên rừng là nhiệm vụ rất quan trọng của các quốc gia.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây