Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Bài 5: Nhân giống vật nuôi SVIP
I. NHÂN GIỐNG THUẦN CHỦNG
1. Khái niệm giống thuần chủng
- Giống thuần chủng là giống có đặc điểm di truyền đồng nhất, không thay đổi qua các thế hệ.
- Con cháu sinh ra giữ nguyên các đặc tính giống như bố mẹ.
- Nhân giống thuần chủng là giao phối giữa con đực và con cái cùng giống thuần chủng.
=> Tạo ra và duy trì các đặc điểm ổn định để truyền lại cho các thế hệ sau.
Câu hỏi:
@205680614328@
2. Mục đích của nhân giống thuần chủng
- Bảo tồn các giống vật nuôi quý hiếm.
+ Ví dụ: Giống bò Lai Châu, gà Mía, vịt Bầu Cổ Lũng,... hiện nay số lượng còn hạn chế.
=> Cần tiến hành nhân giống thuần để bảo vệ và duy trì nguồn gen quý.
- Phát triển, khai thác ưu điểm của các giống vật nuôi địa phương:
+ Mục tiêu tăng đàn làm nguyên liệu cho các chương trình lai tạo giống.
+ Ví dụ: Nhân giống thuần bò Lai Châu để tạo đàn bò mẹ phục vụ phối giống với bò ngoại.
=> Hướng đến cải thiện chất lượng thịt và năng suất chăn nuôi.
- Mở rộng quy mô và củng cố các đặc tính tốt cho giống nhập khẩu và giống lai mới được phát triển.
Câu hỏi:
@205680615992@
II. LAI GIỐNG
1. Khái niệm
- Lai giống là quá trình giao phối giữa con đực và con cái thuộc các giống khác nhau.
=> Tạo ra thế hệ con mang đặc điểm di truyền đa dạng từ nhiều giống.
- Mục đích của lai giống gồm:
+ Bổ sung các tính trạng tốt.
+ Khai thác hiệu quả của ưu thế lai trong đời con.
Câu hỏi:
@205680617109@
2. Một số phương pháp lai
a. Lai kinh tế
* Lai kinh tế là phương pháp phối giống giữa các cá thể thuộc những giống khác nhau nhằm tạo ra con lai có năng suất cao.
- Các cá thể lai thường được nuôi để thu hoạch sản phẩm, không dùng làm giống tiếp.
- Ví dụ: Cho bò đực Brahman phối với bò cái lai Zebu, con lai F1 có các ưu điểm như:
+ Khả năng chống chịu bệnh tốt.
+ Tăng trưởng nhanh.
+ Chất lượng thịt cải thiện.
=> Thường được nuôi để lấy thịt hoặc sữa.
* Tùy vào mục đích sử dụng và số lượng giống tham gia mà người ta phân ra thành:
- Lai kinh tế đơn giản:
+ Lai kinh tế đơn giản là giao phối giữa 2 giống, đời F1 dùng để lấy sản phẩm, không dùng làm giống.
+ Ở nước ta thường cho vật nuôi đực giống ngoại phối với vật nuôi cái giống bản địa.
+ Ví dụ: Lai giữa:
- Bò đực Brahman phối với bò cái Lai Sind
- Dê đực Boer phối với dê cái bản địa.
- Lai kinh tế phức tạp:
+ Lai từ 3 giống trở lên.
+ Tất cả con lai đều dùng để nuôi thương phẩm, không dùng làm giống.
+ Ví dụ: Lợn đực Yorkshire lai với lợn nái Móng Cái để tạo ra con lai F1.
=> Sau đó cho con cái F1 lai với đực Landrace để tạo ra con lai F2.
Câu hỏi:
@205680620508@
@205680649335@
b. Lai cải tạo
- Lai cải tạo là kĩ thuật sử dụng một giống nhằm nâng cấp một giống khác chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất.
- Thường áp dụng cho các giống địa phương có:
+ Tầm vóc nhỏ.
+ Khả năng sản xuất thấp.
- Giống mới giữ ưu điểm bản địa và tăng năng suất nhờ đặc tính giống cao sản.
- Ví dụ: Dê cỏ cải tạo bằng dê Boer để tăng trọng và chất lượng thịt.
c. Lai xa (lai khác loài)
- Lai xa là giao phối giữa cá thể đực và cái thuộc hai loài khác nhau để tạo con lai có ưu thế.
- Do khác biệt về nhiễm sắc thể, con lai thường không sinh sản được.
- Ví dụ: Ngựa cái lai với lừa đực sinh ra con la, có sức kéo khỏe và chịu đựng tốt hơn cả bố mẹ.
Câu hỏi:
@205680618612@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây