Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 4. Thị trường lao động trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ SVIP
I. TRIỂN VỌNG CỦA THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG
- Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế làm thị trường lao động thay đổi.
- Từ một quốc gia nông nghiệp với trên 70% là lao động không được đào tạo chuyên môn, tập trung chủ yếu ở nông thôn, từ năm 2000 đến nay đã có sự thay đổi cơ bản về cơ cấu lao động.
- Người lao động được đào tạo về chuyên môn kĩ thuật, công nghệ đã tăng về số lượng và chất lượng.
=> Nhằm đáp ứng nhu cầu lao động trong nước và xuất khẩu lao động.
- Với chính sách ưu đãi đầu tư của nhà nước đối với các doanh nghiệp trong nước, nước ngoài về lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ:
+ Số lượng các khu công nghiệp, khu chế xuất được xây dựng ngày càng nhiều.
- Nhu cầu lao động trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ ngày càng lớn.
- Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số đã tạo ra một làn sóng mới với sự ra đời của các doanh nghiệp công nghệ ở Việt Nam.
=> Thúc đẩy sự xuất hiện nhiều ngành nghề mới liên quan đến sự phát triển của ngành công nghệ thông tin.
II. YÊU CẦU CỦA THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG
- Bên cạnh cơ hội mở rộng về vị trí việc làm và chế độ đãi ngộ xứng đáng, thị trường lao động trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ cũng đòi hỏi nguồn nhân lực phải đáp ứng được một số yêu cầu tối thiểu nhất định.
- Mỗi một nghề cụ thể, một vị trí việc làm cụ thể sẽ đặt ra những yêu cầu khác nhau như yêu cầu về:
+ Vị trí việc làm, chuyên môn kĩ thuật, công nghệ hoặc các kĩ năng.
+ Ngoại ngữ.
+ Trình độ công nghệ thông tin.
+ Tính năng động, sáng tạo.
+ Kinh nghiệm nghề nghiệp,...
- Đối với vị trí kĩ sư cần đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau:
+ Có trình độ, kiến thức chuyên môn, kĩ năng, kĩ thuật, công nghệ vững vàng.
+ Thông thạo ngoại ngữ, có khả năng giao tiếp chuyên ngành kĩ thuật, công nghệ.
+ Sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng trong thiết kế và sản xuất.
+ Làm việc tích cực, năng động, sáng tạo.
+ Có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm.
- Đối với vị trí công nhân kĩ thuật cần đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau:
+ Có kĩ năng thực hành nghề vững vàng.
+ Có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm.
III. CÁC THÔNG TIN CHÍNH VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC KĨ THUẬT, CÔNG NGHỆ
- Theo báo cáo điều tra lao động việc làm quý 1 năm 2021 của Tổng cục Thống kê thì số lượng lao động có đào tạo về chuyên môn kĩ thuật tăng.
- Theo báo cáo của ngành Bất động sản khu công nghiệp và triển vọng:
+ Tính đến tháng 5 năm 2021 cả nước đã có:
-
394 khu công nghiệp được thành lập.
-
286 khu công nghiệp đang hoạt động với tỉ lệ đạt 71,8%.
+ Lượng vốn đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam vẫn tiếp tục tăng.
- Các ngành nghề thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) nhiều nhất là nhóm ngành liên quan đến:
+ Công nghiệp chế biến, chế tạo, sản xuất điện, khí, nước, điều hoà, xây dựng.
=> Hướng chủ yếu vào các lao động đã được đào tạo chuyên môn kĩ thuật, công nghệ.
- Ngoài ra, số lao động có chuyên môn kĩ thuật, công nghệ còn có cơ hội rộng mở trong việc xuất khẩu lao động ra nước ngoài.
IV. LỰA CHỌN NGHỀ NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC KĨ THUẬT, CÔNG NGHỆ
Khi lựa chọn nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật công nghệ cần:
- Xem xét triển vọng các nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.
- Xem xét các yêu cầu của thị trường lao động như:
+ Vị trí việc làm.
+ Chuyên ngành đào tạo.
+ Kĩ năng nghề nghiệp.
+ Trình độ ngoại ngữ, trình độ tin học.
+ Khả năng thích ứng, tính cách, sở thích của bản thân.
- Xem xét khả năng và kết quả học tập ở các môn Toán, Vật lí, Công nghệ, Tin học,...
- Xác định vị trí việc làm trong tương lai phù hợp với khả năng như:
+ Công nhân.
+ Kĩ thuật viên.
+ Kĩ sư.
+ Quản lí sản xuất.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây