Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 4. Thành phần và tính chất của đất trồng SVIP
1. KHÁI NIỆM ĐẤT TRỒNG
- Đất trồng là lớp ngoài cùng tơi xốp của vỏ Trái Đất.
+ Vai trò cho cây trồng:
-
Cung cấp nước.
-
Chất dinh dưỡng.
-
Các điều kiện khác.
→ Phát triển và tạo ra sản phẩm trồng trọt.
- Đất trồng là sản phẩm do đá biến đổi tạo thành dưới tác động tổng hợp của các yếu tố:
+ Khí hậu.
+ Địa hình.
+ Sinh vật.
+ Thời gian.
+ Con người.
2. THÀNH PHẦN CỦA ĐẤT TRỒNG
Thành phần của đất trồng bao gồm: nước, không khí, chất rắn và sinh vật.
2.1. Nước
- Nước trong đất tồn tại ở các dạng khác nhau:
+ Nước liên kết hoá học.
+ Nước hấp thụ.
+ Hơi nước.
+ Nước tự do,...
- Cây trồng hấp thụ chủ yếu là nước tự do.
2.2. Không khí
- Thành phần không khí trong đất tương tự trong khí quyển nhưng ít \(O_2\) và nhiều \(CO_2\) hơn.
- Không khí trong đất:
+ Cung cấp \(O_2\) cho rễ cây và hệ sinh vật hô hấp.
+ Cung cấp \(N_2\) cho quá trình cố định đạm trong đất,...
2.3. Chất rắn
- Các hạt khoáng là phần cốt lõi và quan trọng nhất của chất rắn, quyết định các tính chất của đất.
- Các hạt khoáng có:
+ Nguồn gốc chính là từ đá mẹ và mẫu chất.
+ Chứa các chất khoáng cần thiết cho cây trồng như N, P, K và các chất dinh dưỡng khác.
- Chất hữu cơ quyết định các tính chất và độ phì của đất, có nguồn gốc từ xác sinh vật.
2.4. Sinh vật
- Sinh vật chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong đất.
- Dưới tác động của vi sinh vật, chất hữu cơ:
+ Biến đổi thành các chất dinh dưỡng cung cấp cho cây.
+ Hình thành hợp chất mùn cho đất.
3. MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA ĐẤT TRỒNG
Tính chất của đất trồng có thể chia thành các nhóm sau:
- Nhóm tính chất lí học:
+ Thành phần cơ giới của đất.
+ Kết cấu đất.
+ Độ xốp.
+ Độ thoáng khí.
+ Khả năng giữ nước,...
- Nhóm tính chất hoá học:
+ Phản ứng của dung dịch đất, keo đất.
+ Khả năng hấp phụ của đất.
+ Phản ứng đệm của đất, hữu cơ và mùn trong đất,...
- Nhóm tính chất sinh học:
+ Hoạt động của vi sinh vật, động vật.
3.1. Thành phần cơ giới, thoáng khí và khả năng giữ nước của đất
- Thành phần cơ giới của đất là:
+ Tỉ lệ % các cấp hạt cát, limon (bụi) và sét có trong đất.
- Dựa vào thành phần cơ giới, người ta chia đất trồng thành 3 loại chính:
+ Đất cát.
+ Đất thịt.
+ Đất sét.
- Giữa các loại đất này còn có các loại đất trung gian như:
+ Đất cát pha thịt.
+ Đất thịt pha sét.
+ Đất thịt pha limon.
+ Đất thịt pha sét,...
- Tỉ lệ các hạt trong đất quyết định tính chất và độ phì nhiều của đất.
- Độ thoáng khí:
+ Khả năng di chuyển của không khí qua các tầng đất.
+ Độ thoáng khí của đất quyết định tốc độ trao đổi khí giữa đất và khí quyển:
-
Quyết định lượng \(O_2\) và \(CO_2\) trong đất.
- Khả năng giữ nước:
+ Lượng nước mà đất có thể giữ lại, cây trồng sử dụng được.
3.2. Keo đất và khả năng hấp phụ của đất
- Keo đất là:
+ Những phần tử chất rắn có kích thước dưới 1μm.
+ Không hoà tan mà ở trạng thái lơ lửng trong nước.
- Keo đất giữ vai trò rất quan trọng vì:
+ Chúng quyết định nhiều tính chất cơ bản của đất về mặt:
-
Lí học.
-
Hoá học.
-
Đặc biệt là đặc tính hấp phụ của đất.
- Lớp ion nằm sát nhân là:
+ Lớp ion quyết định điện (quyết định là keo âm hay keo dương).
- Lớp ion không di chuyển và lớp ion khuếch tán:
+ Mang điện trái dấu với lớp ion quyết định điện.
- Lớp ion khuếch tán trao đổi ion với dung dịch đất.
- Nhờ tính chất hấp phụ ion mà đất giữ được các dưỡng chất, từ đó hạn chế được sự rửa trôi.
- Nhờ hiện tượng trao đổi ion mà các cation đang bị hấp phụ trên bề mặt keo đất chuyển vào dung dịch đất cho cây trồng sử dụng (\(NH^+_4\), \(K^+\), \(Ca^{2+}\)).
- Khả năng hấp phụ của đất là:
+ Khả năng đất có thể giữ lại các chất rắn, chất lỏng, chất khí.
+ Làm thay đổi nồng độ của các chất đó trên bề mặt của hạt đất.
- Khả năng hấp phụ của đất được chia thành 5 dạng:
+ Hấp phụ sinh học:
-
Thực vật.
-
Vi sinh vật hút các chất khoáng từ đất.
-
Vi sinh vật cố định đạm lấy nitrogen từ khí trời.
+ Hấp phụ cơ học:
-
Giữ các vật chất nhỏ trong khe hở của đất.
+ Hấp phụ lí học:
-
Sự thay đổi nồng độ của các phân tử chất lỏng và chất khí trên bề mặt hạt đất.
+ Hấp phụ hoá học:
-
Sự tạo thành các muối ít tan từ các muối dễ hoà tan trong đất.
+ Hấp phụ lí hoá học:
-
Trao đổi ion trên bề mặt keo đất với ion của dung dịch đất tiếp xúc.
3.3. Phản ứng của dung dịch đất
- Dung dịch đất là nước và chất hoà tan ở trong đất.
- Phản ứng dung dịch đất ảnh hưởng đến sự hoà tan các chất dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng.
- Phản ứng của dung dịch đất là:
+ Tính chua, kiềm hay trung tính của đất.
+ Được biểu thị bằng trị số pH (pH = -lg[\(H^+\)]).
- Đất chua khi pH < 6,5.
- Đất trung tính có pH từ 6,5 - 7,5.
- Đất kiềm khi pH > 7,5.
- Đa số cây trồng sống được khi đất có pH từ 4,5 - 8,5 nhưng thích hợp nhất là từ 5,5 - 7,5.
- Phản ứng chua của đất:
+ Độ chua của đất do \(H^+\) trong dung dịch đất hoặc \(H^+\) và \(Al^{3+}\) trên bề mặt keo đất gây nên.
+ Độ chua ảnh hưởng trực tiếp đến cây, đến các quá trình oxy hoá - khử trong đất.
- Phản ứng kiềm của đất:
+ Do đất chứa nhiều ion \(K^+\), \(Na^+\), \(Ca^{2+}\), \(Mg^{2+}\),... thủy phân tạo thành \(NaOH\) và \(Ca\left(OH\right)_2\),... làm cho đất hoá kiềm.
- Phản ứng trung tính của đất:
+ Trong dung dịch đất có nồng độ [\(H^+\)] = [\(OH^-\)].
4. ĐỘ PHÌ NHIÊU CỦA ĐẤT
- Độ phì nhiêu của đất là:
+ Khả năng của đất có thể cung cấp đồng thời và liên tục nước, nhiệt, khí và dinh dưỡng cho cây trồng sinh trưởng, phát triển.
- Căn cứ vào nguồn gốc hình thành, độ phì nhiêu của đất được chia thành 2 loại:
+ Độ phì nhiêu tự nhiên.
+ Độ phì nhiêu nhân tạo.
- Độ phì nhiêu tự nhiên:
+ Được hình thành do kết quả quá trình hình thành đất.
+ Không có sự tác động của con người.
- Độ phì nhiêu nhân tạo:
+ Được hình thành trong hoạt động sản xuất của con người.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây