Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Bài 4. An toàn lao động và an toàn vệ sinh thực phẩm (phần 1) SVIP
I. AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG CHẾ BIẾN THỰC PHẨM
1. Vai trò của đảm bảo an toàn lao động
- An toàn lao động: Các giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra tai nạn, tử vong đối với con người trong quá trình lao động.
- Lí do cần đảm bảo an toàn:
+ Công việc chế biến có nhiều bước nguy hiểm (cắt, trộn, nấu ở nhiệt độ cao).
+ Sử dụng nhiều dụng cụ sắc bén, máy móc điện, gas dễ gây rủi ro.
+ Môi trường bếp có thể trơn trượt, dễ gây bỏng.
- Lợi ích khi đảm bảo an toàn:
+ Giảm tối đa các tai nạn (đứt tay, bỏng, điện giật,...).
+ Giảm thiệt hại cho cá nhân và doanh nghiệp.
+ Giúp người lao động làm việc hiệu quả, yên tâm, tăng năng suất.
2. Sử dụng và bảo quản dụng cụ, thiết bị nhà bếp
a. Một số dụng cụ, thiết bị nhà bếp thông dụng
- Vai trò: Là những công cụ cần thiết, giúp công việc chế biến thực phẩm diễn ra thuận lợi.
- Xu hướng: Dụng cụ ngày càng được cải tiến hiện đại, thông minh và an toàn hơn.
- Các loại thường dùng:
+ Dụng cụ cơ bản: Dao, thớt, kéo, nồi, chảo, bát, đũa, rổ,...
+ Thiết bị chạy điện/gas: Bếp, lò nướng, nồi chiên, máy xay, máy trộn, tủ lạnh,...
+ Thiết bị hỗ trợ khác: Dụng cụ đo lường (cân), hộp đựng, túi bảo quản,...
b. Sử dụng và bảo quản dụng cụ, thiết bị nhà bếp
- Lưu ý khi sử dụng và bảo quản dụng cụ, thiết bị nhà bếp
Loại dụng cụ, thiết bị | Lưu ý khi sử dụng, bảo quản |
Dụng cụ làm từ gỗ | - Tránh tiếp xúc trực tiếp với lửa hoặc nguồn nhiệt cao. - Không ngâm lâu trong nước. - Sau khi dùng cần rửa sạch, để khô ráo; không dùng miếng rửa kim loại để cọ. |
Dụng cụ làm từ nhựa | - Có thể tái sử dụng nếu được phép; cần tuân thủ hướng dẫn nhà sản xuất. - Tránh xa lửa hoặc nhiệt độ quá cao. - Sau khi dùng cần: + Rửa sạch (hạn chế hóa chất gây xước). + Để khô ráo, không phơi trực tiếp dưới nắng (dễ giòn, vỡ). |
Dụng cụ làm từ thủy tinh, gốm, sứ | - Cẩn thận khi thao tác, tránh va đập mạnh làm bong tróc, mẻ, nứt. - Không đun nấu, đổ nước ở nhiệt độ quá cao hoặc thay đổi nhiệt độ đột ngột (dễ nứt, vỡ). - Không dùng khi có dấu hiệu bong tróc, mẻ, nứt, rạn. - Sau khi dùng cần rửa sạch, để khô ráo. |
Dụng cụ làm từ kim loại (nhôm, gang, đồng, inox,...) | - Không nên để thức ăn, dầu mỡ, gia vị,... lâu ngày (nguy cơ phản ứng hóa học, tạo chất độc hại). - Đối với bề mặt chống dính, không nên dùng thìa, đũa, dụng cụ kim loại để cọ rửa. - Sau khi dùng cần rửa sạch, để khô ráo. |
Thiết bị dùng gas | - Phải khóa bình gas sau mỗi lần sử dụng. - Sử dụng đúng hướng dẫn của nhà sản xuất. - Lau chùi sạch, để khô ráo sau khi dùng. - Không dùng khi có dấu hiệu nứt, gãy, bong tróc lớp vỏ hoặc rò rỉ điện. |
Thiết bị dùng điện | - Sử dụng đúng hướng dẫn của nhà sản xuất. - Ngắt điện, lau chùi sạch, để khô ráo khi không dùng. |
Câu hỏi:
@205881881162@@205881883181@
3. An toàn lao động trong chế biến thực phẩm
a. Yêu cầu với người làm bếp
- Phải có đủ đồ bảo hộ phù hợp công việc (tạp dề, khẩu trang, mũ che tóc,...).
- Cần khám sức khỏe định kì hàng năm.
- Phải được hướng dẫn cách dùng dụng cụ, thiết bị trước khi làm việc.
- Được tập huấn kĩ năng phòng cháy chữa cháy và sơ cứu để xử lí các tai nạn như bỏng, bị thương do vật sắc nhọn.
b. Yêu cầu về cách bố trí bếp
- Mặt bếp và bồn rửa: làm từ vật liệu dễ lau sạch, khô ráo (gạch men, kim loại,...).
- Sàn bếp:
+ Sáng màu, chống thấm, không trơn trượt, không độc.
+ Dễ vệ sinh, thoát nước tốt và cách xa cống rãnh, rác thải.
- Không gian bếp:
+ Thoáng, đủ ánh sáng.
+ Sắp xếp đồ dùng gọn gàng để tránh va chạm.
- Ổ cắm điện:
+ Đặt tại vị trí tiện lợi, chống nước.
+ Cách bếp/bồn rửa ít nhất 15 cm và xa bình gas để tránh cháy nổ.
- Vị trí tủ lạnh, bếp, bồn rửa:
+ Thuận tiện di chuyển.
+ Bếp hẹp thì đặt thẳng hàng, bếp rộng tạo thành hình tam giác.
+ Bếp phải đảm bảo đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy.
c. Yêu cầu khi dùng đồ bếp
- Dụng cụ sắc nhọn: sắp xếp hợp lí, dễ lấy nhưng để xa tầm tay trẻ em.
- Tuyệt đối không dùng đồ bị hỏng (ví dụ: thiết bị điện hở, thớt/đũa mốc,...).
- Vật liệu dễ cháy (gỗ, nhựa, vải,...): để xa bếp lửa, bếp hồng ngoại.
- Đồ gốm, sứ, thủy tinh: dùng cẩn thận, tránh làm đổ hoặc vỡ.
- Phích cắm và thiết bị điện: rút khỏi nguồn và để khô ráo khi không dùng.
- Bình gas: khóa van dẫn gas khi không sử dụng.
- Thiết bị điện mới: đọc kĩ hướng dẫn sử dụng.
+ Ví dụ: Không dùng đồ kim loại (như giấy bạc, bát kim loại) cho lò vi sóng.
Câu hỏi:
@205881884827@@205881885758@@205881887379@@205881888559@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây