Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 0 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 3: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên châu Âu SVIP
Nội dung này do giáo viên tự biên soạn.
1. Bảo vệ môi trường nước
* Thực trạng sử dụng và bảo vệ môi trường nước ở châu Âu
- Nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất ở châu Âu phong phú, trong đó lượng nước sông và ngước ngầm chiếm đến 88%, từ các hồ chiếm khoảng 12%.
- Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản là các ngành sử dụng nhiều nước nhất, chiếm hơn 60% tổng số lượng nước ngọt ở châu Âu.
- Trước đây, tình trạng khai thác nguồn nước ngọt quá mức, các hóa chất từ sản xuất nông nghiệp, các chất thải từ nhà máy sản xuất công nghiệp và sinh hoạt,...đã làm cho môi trường nước ở châu Âu bị ô nhiễm.
Hình 1: Một đoạn sông ở châu Âu đang bị bức tử
* Các biện pháp bảo vệ môi trường nước
- Ban hành các quy định về nước, nước thải đô thị, nước uống để kiểm soát chất lượng.
- Cải tiến kĩ thuật, đổi mới công nghệ xử lí nước thải.
- Giảm sử dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp.
- Nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường nước.
=> Việc thực hiện hiệu quả các biện pháp trên đã giúp giảm lượng nước sử dụng cho các ngành kinh tế, giảm nồng độ các chất gây ô nhiễm như các chất hóa học, chất thải rắn,...đảm bảo cung cấp đủ nước và chất lượng tốt cho sinh hoạt và sản xuất.
2. Bảo vệ môi trường không khí
* Thực trạng môi trường không khí ở châu Âu
- Trước đây, hoạt động giao thông vận tải (đường bộ, hàng không, biển,...), hoạt động sản xuất công nghiệp, sản xuất điện, sinh hoạt hộ gia đình thải ra một lượng đáng kể chất gây ô nhiễm không khí ở châu Âu như: nitơ điôxit, sunfua, bụi mịn,...
=> Chính vì vậy, châu Âu đã triển khai các biện pháp để làm giảm lượng phát thải chất gây ô nhiễm không khí. Từ năm 2005 đến năm 2019, chất lượng môi trường không khí đã được cải thiện rõ rệt, mức độ ô nhiễm giảm dần.
* Các biện pháp bảo vệ môi trường không khí
- Giảm việc sử dụng than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên,...trong sản xuất điện.
- Làm sạch khí thải nhà máy điện và các nhà máy công nghiệp.
- Xây dựng các khu phát thải thấp ở các thành phố, sử dụng xe ô tô đạt tiêu chuẩn khí thải để hạn chế nguồn phát thải.
- Phát triển nông nghiệp sinh thái giúp giảm thiểu ô nhiễm từ chất thải của sản xuất nông nghiệp.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ để kiểm soát chất lượng không khí.
Hình 2: Phong trào đi xe đạp ở châu Âu
3. Bảo vệ đa dạng sinh học
- Đa dạng sinh học ở châu Âu có vai trò như sau:
+ Có vai trò quan trọng đối với châu Âu, nhất là đa dạng sinh học rừng và biển.
+ Rừng góp phần điều hòa khí hậu, giữ đất, giữ nước, bảo vệ đa dạng sinh học và cung cấp gỗ cho nền sản xuất giấy, sản xuất đồ dân dụng,...
+ Nguồn lợi sinh vật biển đa dạng đã thúc đẩy ngành thủy sản phát triển mạnh ở châu Âu.
Hình 3: Tỉ lệ che phủ rừng bình quân của châu Âu và một số quốc gia châu Âu
- Thực trạng sử dụng đa dạng sinh học
+ Hoạt động khai thác quá mức tài nguyên, vấn đề ô nhiễm không khí, nước, biến đổi khí hậu,...đã làm suy giảm đa dạng sinh học ở châu Âu.
+ Nhiều loài động, thực vật bị suy giảm về số lượng như: một số loài chim, côn trùng, cá,...
- Các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học
+ Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên.
+ Áp dụng các quy định nghiêm ngặt trong đánh bắt thủy sản.
+ Trồng rừng, cây xanh, phủ xanh đồi trọc, quản lí rừng chặt chẽ.
+ Xây dựng vành đai xoay quanh đô thị.
+ Áp dụng các quy định bảo tồn thành phần loài và môi trường sống của chúng.
=> Nhờ các biện pháp hữu hiệu trên tỉ lệ che phủ rừng ở châu Âu ngày càng tăng. Nhiều loài sinh vật được bảo tồn. Góp phần bảo vệ môi trường, hướng đên mục tiêu phát triển bền vững.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây