Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 3. Phân loại vật nuôi SVIP
1. KHÁI NIỆM VẬT NUÔI
- Vật nuôi bao gồm các loại gia súc, gia cầm và động vật khác.
- Các vật nuôi ngày nay đều có nguồn gốc từ động vật hoang dã.
- Trước khi trở thành những vật nuôi như hiện nay, động vật hoang dã đã phải trải qua quá trình:
+ Chọn lọc, huấn luyện và cải tiến nuôi dưỡng lâu dài (quá trình thuần hoá) được thực hiện bởi con người.
- Động vật được gọi là vật nuôi khi chúng có các điều kiện sau đây:
+ Có giá trị kinh tế nhất định, được con người nuôi dưỡng với mục đích rõ ràng.
+ Trong phạm vi kiểm soát của con người.
+ Tập tính và hình thái có sự thay đổi so với khi còn là con vật hoang dã.
2. PHÂN LOẠI VẬT NUÔI
2.1. Căn cứ vào nguồn gốc
Căn cứ vào nguồn gốc, vật nuôi được chia thành:
- Vật nuôi địa phương (bản địa):
+ Là vật nuôi có nguồn gốc tại địa phương, được hình thành và phát triển trong điều kiện kinh tế, xã hội, tự nhiên của địa phương.
+ Đặc điểm:
-
Thích ứng cao với điều kiện sinh thái và tập quán chăn nuôi của địa phương.
-
Khả năng đề kháng cao.
-
Tận dụng tốt nguồn thức ăn địa phương.
-
Chất lượng sản phẩm chăn nuôi tốt.
-
Tuy nhiên, năng suất thường thấp.
+ Một số vật nuôi địa phương như: lợn Ỉ, gà Đông Tảo, vịt Bầu,...
- Vật nuôi ngoại nhập:
+ Là vật nuôi có nguồn gốc từ nước ngoài được du nhập vào Việt Nam.
+ Vật nuôi ngoại nhập có đặc điểm:
-
Năng suất cao, khả năng thích nghi với điều kiện địa phương kém.
+ Một số vật nuôi ngoại nhập như: bò BBB (Blane Bleu Belge), lợn Yorkshire, gà ISA Brown,...
2.2. Căn cứ vào đặc tính sinh vật học
Mỗi loại vật nuôi đều có những đặc điểm sinh học riêng, trong đó một số đặc điểm thường được dùng để phân loại là:
- Dựa vào hình thái, ngoại hình:
+ Động vật bốn chân, có lông mao (gia súc).
+ Động vật hai chân, có lông vũ (gia cầm).
+ Màu sắc của lông, màu sắc da (ngựa bạch, gà đen, lợn Lang Hồng,...).
+ Ngoại hình có u (bò u hoặc bò Zebu) hay không có u, chân nhiều ngón (gà nhiều ngón),...
- Dựa vào đặc điểm sinh sản:
+ Vật nuôi đẻ con (lợn, trâu, bò,...).
+ Vật nuôi đẻ trứng (gà, vịt,...).
- Dựa vào đặc điểm cấu tạo của dạ dày:
+ Vật nuôi dạ dày đơn (lợn, gà,...).
+ Vật nuôi dạ dày kép (trâu, bò, dê,...).
2.3. Căn cứ mục đích sử dụng
Căn cứ vào mục đích sử dụng (hướng sản xuất), vật nuôi được chia thành 2 nhóm sau:
- Vật nuôi chuyên dụng:
+ Những vật nuôi có năng suất cao về một loại sản phẩm nhất định.
+ Ví dụ:
-
Bò Holstein Friesian (HF) chuyên cho sữa.
-
Bò BBB chuyên cho thịt.
-
Gà Leghorn và gà ISA Brown chuyên cho trứng,...
- Vật nuôi kiêm dụng:
+ Những vật nuôi có thể sử dụng để sản xuất nhiều loại sản phẩm.
+ Năng suất từng loại sản phẩm của loại vật nuôi này thường thấp hơn so với vật nuôi chuyên dụng.
+ Ví dụ:
-
Gà kiêm dụng trứng thịt như gà Lương Phượng.
-
Vịt kiêm trứng thịt như vịt Bầu.
-
Bò kiêm dụng sữa thịt như bò nâu Thuỵ Sĩ,...
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây