Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 3. Khái quát về hệ điều hành SVIP
1. Hệ điều hành, vai trò và chức năng của hệ điều hành
Hệ điều hành (Operating System) là tập các chương trình điều khiển và xử lí tạo giao diện trung gian giữa các thiết bị của hệ thống với phần mềm ứng dụng, đồng thời quản lí các thiết bị của hệ thống, phân phối tài nguyên và điều khiển các quá trình xử lí trong hệ thống.
Phần mềm thiết kế cho việc vận hành và điều khiển phần cứng máy tính là các phần mềm hệ thống, ví dụ như các trình điều khiển thiết bị.
Hệ điều hành điều phối tất cả các thiết bị, làm trung gian giữa: phần mềm ứng dụng và phần cứng, người dùng máy tính và thiết bị phần cứng.
Các chức năng cơ bản của hệ điều hành: Quản lí tệp; Quản lí, khai thác các thiết bị của hệ thống; Quản lí tiến trình; Cung cấp phương thức giao tiếp; Bảo vệ hệ thống.
2. Sơ lược lịch sử phát triển của hệ điều hành qua các thế hệ máy tính
Thế hệ | Đặc điểm |
Máy tính thế hệ thứ nhất không có hệ điều hành |
Điều khiển máy tính được thực hiện bằng cách nối dây trên các bảng cắm nối. Phần mềm hỗ trợ người dùng chỉ là thư viện các chương trình mẫu và một số chương trình phục vụ. |
Hệ điều hành của các máy tính thế hệ thứ hai |
Mỗi thời điểm chỉ cho phép thực hiện một chương trình của người dùng. Hỗ trợ công việc liên quan tới thiết bị ngoại vi. |
Hệ điều hành của máy tính thế hệ thứ ba |
Hỗ trợ chế độ đa nhiệm, cho phép tại mỗi thời điểm có nhiều chương trình được thực hiện. Bắt đầu có thêm khả năng điều hành mạng để khai thác hiệu quả mạng cục bộ và mạng diện rộng. |
Hệ điều hành của máy tính thế hệ thứ tư |
Hai khuynh hướng phát triển máy tính: máy tính cá nhân và siêu máy tính, với mỗi loại máy tính có loại hệ điều hành tương ứng. |
3. Một số hệ điều hành tiêu biểu
a) Hệ điều hành cho máy tính cá nhân
MS DOS là hệ điều hành đơn chương trình, tổ chức thông tin theo đơn vị quản lí là file, theo cấu trúc thư mục phân cấp dạng cây. Giao tiếp giữa người và máy tính thông qua lệnh.
Các phiên bản Windows đầu tiên chạy trên nền tảng của MS DOS, sử dụng giao diện đồ hoạ thân thiện với người dùng (kiểu giao tiếp với các biểu tượng và cơ chế chỉ định bằng chuột đã trở thành chuẩn).
Từ năm 1995, với sự phổ biến rộng rãi của máy tính cá nhân có cấu hình mạnh, hai loại hệ điều hành được sử dụng chủ yếu, rộng rãi là Windows và macOS.
Phát hành năm 1995, Windows 95 là một cột mốc phát triển hệ điều hành với giao diện đẹp, có nhiều công cụ tiện ích.
Năm 2001, Windows XP được phát hành với nâng cấp để chạy trên các bộ xử lí tiên tiến 64 bit thế hệ mới.
Hệ điều hành cho máy tính bảng và điện thoại thông minh: có các công cụ quản lí thông tin cá nhân, xử lí âm thanh và đồ hoạ được đặc biệt chú ý nhiều hơn cả để đảm bảo chất lượng cao trong vai trò của công cụ giải trí, thư giãn.
b) Hệ điều hành dành cho máy tính lớn
UNIX là hệ điều hành đa nhiệm, nhiều người dùng dựa trên cơ chế phân chia thời gian, kiểm soát người dùng rất nghiêm ngặt, đảm bảo an toàn cho các chương trình cùng thực hiện đồng thời trên một máy tính.
4. Hệ điều hành nguồn mở
a) Hệ điều hành Linux
LINUX là hệ điều hành nguồn mở (phát hành hạt nhân theo giấy phép công cộng GNU) theo kiểu UNIX, được cung cấp miễn phí toàn bộ mã nguồn các chương trình hệ thống.
Sau đây là một số mốc phát triển của hệ điều hành LINUX:
- Năm 1994: Torvalds đánh giá tất cả các thành phần của hạt nhân đã được hoàn thiện và phiên bản 1.0 của LINUX được phát hành.
- Năm 1996: Phiên bản 2.0 của hệ điều hành LINUX ra đời, có thể phục vụ nhiều bộ vi xử lí cùng lúc.
- Những năm tiếp theo, nhiều công ty lớn như IBM, Compaq và Oracle tuyên bố hỗ trợ LINUX.
- Năm 1998: LINUX lần đầu tiên xuất hiện trong danh sách Top 500 siêu máy tính nhanh nhất và đến năm 2017 tất cả Top 500 siêu máy tính đều chạy LINUX.
- Các phiên bản 3.0 (năm 2011), 4.0 (năm 2015) và 5.0 (năm 2019) của hạt nhân LINUX lần lượt được phát hành.
b) Hệ điều hành Android
Android là hệ điều hành nguồn mở, dựa trên nền tảng của LINUX dành cho các thiết bị di động có màn hình cảm ứng như điện thoại thông minh, máy tính bảng.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây