Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 26. Thực hành: Thiết kế, lắp ráp, kiểm tra mạch tự động điều chỉnh cường độ sáng của LED theo môi trường xung quanh SVIP
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Giúp học sinh nắm vững nguyên lí thiết kế.
- Làm quen với các hoạt động lắp ráp và kiểm tra mạch điện tử ứng dụng bo mạch lập trình vi điều khiển.
=> Tự động điều chỉnh cường độ sáng của LED thích nghi với môi trường xung quanh.
2. Yêu cầu
- Lắp ráp được mạch điện tử và lập trình được vi điều khiển.
=> Để tự động tăng/giảm cường độ sáng của đèn tùy theo mức độ ánh sáng mạnh/yếu của môi trường.
- Kiểm tra được hoạt động của mạch điện thông qua:
+ Đồng hồ vạn năng.
+ Môi trường lập trình tích hợp Arduino IDE.
3. Sơ đồ mạch điện
- Giá trị điện áp qua điện trở quang R1 sẽ được đưa vào cổng tương tự A0 còn tín hiệu điều khiển LED D1 sẽ xuất ra cổng số 9 của Arduino Uno.
- Mạch hoạt động dựa trên nguyên lí giá trị điện áp đưa vào cổng A0 tỉ lệ với cường độ sáng R1:
+ Khi bị chiếu sáng yếu: R1 tăng cao khiến cho điện áp vào cổng A0 thấp.
+ Khi bị chiếu sáng mạnh: R1 giảm đi làm cho điện áp vào cổng A0 tăng lên.
=> Lập trình sao cho độ lớn của tín hiệu điều khiển xuất ra cổng số 9 tỉ lệ với giá trị đọc trên cổng A0.
II. CHUẨN BỊ DỤNG CỤ VÀ VẬT LIỆU
- Máy tính cá nhân: 1 chiếc.
- Bo mạch Arduino Uno: 1 chiếc.
- Bo mạch thử: 2 chiếc.
- Điện trở quang: 1 chiếc.
- Điện trở 220Ω: 1 chiếc.
- Điện trở 10kΩ: 1 chiếc.
- LED: 1 chiếc.
- Dây nối: 1 m.
III. NỘI DUNG VÀ QUY TRÌNH THỰC HÀNH
* Bước 1: Lắp ráp linh kiện và kết nối bo mạch lập trình vi điều khiển với máy tính.
- Lắp ráp các linh kiện lên bo mạch thử theo sơ đồ nguyên lí.
- Kết nối bo mạch Arduino Uno với máy tính qua cổng USB.
* Bước 2: Lập trình cho vi điều khiển trên IDE theo mẫu SGK.
- Gõ đoạn mã nguồn vào cửa sổ lập trình của Arduino IDE rồi thử biên dịch và nạp vào vi điều khiển.
- Rà soát kĩ đoạn mã nguồn cho đến khi:
+ Quá trình biên dịch và nạp chương trình không bị báo lỗi.
+ Các giá trị hợp lí của biến sensorValue được hiển thị trên cửa sổ truyền thông.
* Bước 3: Kiểm tra, đánh giá hoạt động của mạch điện.
- Biên dịch và nạp lại chương trình vào vi điều khiển.
- Hiệu chuẩn điện trở quang bằng cách che kín và rọi đèn theo hướng dẫn trong giai đoạn mã nguồn đã cho.
- Đánh giá hoạt động của mạch điện so với yêu cầu.
IV. TỔNG KẾT, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HÀNH
- Học sinh hoàn thành báo cáo theo mẫu.
- Giáo viên đánh giá dựa trên quá trình theo dõi và chấm bài báo cáo của học sinh.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây